Khó tiểu xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài không tự khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh liên quan đến hệ tiết niệu, bệnh về tuyến tiền liệt hoặc một số bệnh phụ khoa. Mời bạn cùng kienthucsinhsan.vn tìm câu trả lời “khó tiểu là bệnh gì?” và làm sao để điều trị hiệu quả nhé.
Mục lục
Khó tiểu là gì?
Khó tiểu (hay còn gọi là tiểu khó) là thuật ngữ miêu tả tình trạng người bệnh khi tiểu tiện gặp nhiều khó khăn, phải đứng rặn hồi lâu mới có thể tiểu được. Thông thường, người bị khó tiểu mỗi lần chỉ đi được ít nước tiểu (dưới 100ml/lần) và kèm theo hiện tượng đi tiểu nhiều lần, vừa tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu tiếp.
Chứng khó tiểu cảnh báo bệnh gì?
Khó tiểu là một chứng rối loạn tiểu tiện. Bởi vậy người mắc chứng khó tiểu thường là triệu chứng cảnh bảo cơ thể bạn xuất hiện một số loại bệnh liên quan đến hệ tiết niệu, bệnh về tuyến tiền liệt hoặc một số bệnh phụ khoa. Cụ thể:
Khó tiểu cảnh báo viêm bàng quang
Viêm bàng quang là loại bệnh rất dễ gặp ở cả nam và nữ. Bệnh thường do các loại vi khuẩn, nấm có hại xâm nhập và gây tình trạng viêm nhiễm bàng quang như: vi khuẩn E.coli; vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa; Proteus mirabilis; Streptococcus faecali… Trong đó, E.coli là loại vi khuẩn thường gặp nhất.
Ngoài triệu chứng khó tiểu, viêm bàng quang còn có một số dấu hiệu:
- Có cảm giác nóng rát khi tiểu
- Vùng niệu đạo bị đau.
- Đau xương mu.
- Đau lưng.
- Cơn đau có thể lan xuống vùng xương chậu.
Viêm niệu đạo
Niệu đạo là một ống dẫn nối từ cổ bàng quang có nhiệm vụ vận chuyển nước tiểu ra bên ngoài khi bàng quang co thắt tống nước tiểu ra bên ngoài. Viêm niệu đạo cũng gây ra bởi các loại vi khuẩn có hại xâm nhập và gây viêm sưng.
Các triệu chứng viêm niệu đạo:
- Khó tiểu.
- Tiểu rắt
- Đi tiểu bị sót, buốt tiểu.
- Xuất hiện dịch nhày từ nỗ liệu đạo.
- Có thể chảy mủ trắng, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Nam giới khi xuất tinh bị đau rát, lỗ niệu đạo sưng đỏ.
Hẹp bao quy đầu có triệu chứng khó tiểu
Hẹp bao quy đầu (Phimosis) là tình trạng miệng bao quy đầu chít hẹp lại khiến dương vật không thể lộn ra ngoài (ngay cả khi dương vật cương cứng). Nếu người bệnh cố tình lộn xuống có thể gây chảy máu, đau đớn. Trong trường hợp quá nặng có thể khiến bao quy đầu bị “mắc kẹt” ở quy đầu và không thể trở về vị trí ban đầu (hiện tượng nghẹt bao quy đầu).
Các triệu chứng thường gặp:
- Tiểu khó, dòng nước tiểu yếu.
- Bị mất rất nhiều sức khi tiểu tiện.
- Phần đầu dương vật căng phồng, có thể bị xưng tấy đỏ.
- Nếu cố gắng lộn bao quy đầu ra thì sẽ bị đau đớn hoặc chảy máu.
Viêm bao quy đầu
Viêm bao quy đầu là bệnh nam khoa ở nam giới. Nguyên nhân gây bệnh thường do vệ sinh không đúng cách (đặc biệt là sau khi giao hợp), sinh hoạt tình dục quá độ khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.
Nam giới bị viêm bao quy đầu thường thấy các biểu hiện:
- Ngứa bộ phận sinh dục.
- Bao quy đầu đỏ, sưng tấy.
- Lộn lớp da bên dưới sẽ thấy dịch nhầy cùng với những vết lở loét ở phía trong.
- Có dịch nhầy xuất hiện bất thường.
- Đi tiểu khó khăn do bao quy đầu sung tấy và bó chặt vào dương vật, từ đó làm hẹp ống niệu đạo.
Tiểu khó do bệnh u xơ tiền liệt tuyến
U xơ tiền liệt tuyến (phì đại tuyến tiền liệt) là một dạng bệnh lành tính ở tuyến tiền liệt. Nó gây ra bởi các tế bào tuyến tiền liệt lành tính, lâu dần tạo thành khối u xơ bên trong tuyến tiền liệt. Bệnh thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên.
U xơ tiền liệt tuyến cũng có xu hướng làm phình to kích thước tuyến tiền liệt, từ đó tác động gây áp lực lên bàng quang và niệu đạo, làm người bệnh xuất hiện các chứng: khó tiểu, đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt kèm buốt tiểu, tiểu không hết, tiểu nhỏ giọt…
Viêm tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một bộ phận nằm dưới đáy bàng quang giáp với cổ bàng quang. Tuyến tiền liệt có cấu tạo bao quanh một phần ống niệu đạo (hay nói cách khác, ống niệu đạo đi xuyên qua tuyến tiền liệt ở nam giới).
Viêm tuyến tiền liệt là hiện tượng tuyến tiền liệt bị viêm sưng khiến kích thước tuyến tiền liệt to ra => gây chèn ép vào bàng quang khiến bàng quang kích thích co bóp tống nước tiểu ra bên ngoài (mặc dù nước tiểu chưa được tích đầy); chèn ép làm hẹp chu vi một phần sau ống niệu đạo khiến nước tiểu bị tắc nghẽn, lưu thông khó khăn. Từ đó làm phát sinh các rối loạn tiểu tiện như: tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng…
U xơ tử cung
Đây là căn bệnh phụ khoa xuất hiện ở phụ nữ không chỉ gây chứng tiểu khó mà còn có gây nhiều hậu quả nặng nề đến sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe phụ nữ nói chung nếu không được chữa trị kịp thời. Trong đó có 2 biến chứng nguy hiểm nhất là vô sinh và ung thư tử cung. Vì vậy người bệnh cần thăm khám để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Sỏi tiết niệu
Sự hình thành sỏi trong hệ tiết niệu cũng là nguyên nhân khó tiểu và nhiều triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác. Cụ thể, các sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo) khi xuất hiện sẽ làm cản trở dòng chảy nước tiểu khiến người bệnh có cảm giác bị đi tiểu buốt, tiểu khó, đôi khi đi tiểu kèm máu.
Điều trị khó tiểu thế nào để hiệu quả?
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa thường được thực hiện bằng việc dùng uống các loại điều trị bệnh từ bên trong. Tùy vào các loại bệnh khác nhau, các mức độ bệnh khác nhau và tình trạng từng bệnh nhân khác nhau mà bác sĩ điều trị sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
Người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Lưu ý: Người bệnh không tự ý uống thuốc điều trị khó tiểu tại nhà (nguyên nhân do bệnh lý) nếu chưa có sự đồng ý từ bác sĩ điều trị hoặc các dược sĩ.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa thường là các phương pháp mổ phẫu thuật chữa trị bệnh lý gây ra chứng khó tiểu. Từ đó nhằm điều trị tận gốc căn nguyên gây tiểu khó.
Tuy nhiên, do là phương pháp phẫu thuật có thể để lại các biến chứng hậu phẫu nên điều trị ngoại khoa thường chỉ được chỉ định áp dụng khi bệnh quá nặng, các phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng (hoặc chỉ đem về rất ít hiệu quả).