Axit folic (còn gọi là folate) là một vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể, giúp tổng hợp DNA, vì vậy nó đặc biệt quan trọng đối với quá trình hình thành tế bào mới của cơ thể, đặc biệt là tế bào máu. Nhu cầu axit folic đối với người bình thường là 180-200mg/ngày, nhưng với phụ nữ mang thai tăng lên đến 400mg/ngày.
Vai trò của axit folic
Để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước của tử cung, cần cho sự tổng hợp nhân tế bào và protein, hình thành nhau thai, tăng trưởng của bào thai và do tăng thải folat qua nước tiểu trong khi mang thai.
Axit folic ngăn khuyết tật ống thần kinh (NTDs) một loại khuyết tật ở các dây cột sống và não bộ. Khuyết tật ống thần kinh xuất hiện vào giai đoạn phát triển sớm, trước khi nhiều phụ nữ biết mình mang thai.Trung tâm Phòng tránh bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên rằng, các phụ nữ nên cung cấp cho cơ thể một lượng axit folic ít nhất một tháng trước khi mang thai, hoặc trong quý đầu thời kỳ mang thai để giảm 50% – 70% nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh cho trẻ, axít folic thậm chí còn giúp phòng tránh dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ mới sinh.
Axit folic có nhiều trong rau xanh như xúp lơ, cải làn…
Axit folic giúp phụ nữ phòng chống tình trạng thiếu máu. Tại Việt Nam, nghiên cứu quốc gia do UNICEF và Viện dinh dưỡng quốc gia thực hiện năm 1995 cho thấy, có tới 42.8% phụ nữ chưa mang thai và 52.8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị thiếu máu (theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới – WHO). Nguyên nhân thứ hai sau thiếu máu do thiếu sắt là do thiếu axit folic. Bởi vì, axit folic giúp cho sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật và cần thiết cho sự hình thành của tế bào máu. Chất chuyển hóa này có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu. Chính vì thế, thiếu axit folic có thể chúng ta sẽ bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ – một dạng thiếu máu giống như do thiếu vitamin B12 gây ra.
Folate rất cần thiết cho sự sản sinh, phục hồi và chức năng lại AND, bản đồ di truyền và các tế bào. Axit folic giúp tăng cường sự phát triển của nhau thai và thai nhi.
Một số nghiên cứu khuyên rằng, uống hỗn hợp các loại vitamin với axit folic có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh Preeaclampsia, một chứng hỗn loạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Bổ sung axit folic
Theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ cần trung bình 200mg folate/1 ngày và trong thời kỳ đầu mang thai là 400mg/1 ngày.
Các nhà khoa học khuyến cáo, tất cả phụ nữ dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ axit folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai bằng chế độ ăn uống các thực phẩm giàu axit folic hoặc uống thuốc. Đặc biệt, những thai phụ đang điều trị bệnh động kinh, hay sốt rét càng cần được bổ sung chất này, vì các thuốc họ dùng có thể gây thiếu hụt axit folic.
Bổ sung axit folic thông qua con đường ăn uống là cách tốt nhất. Axit folic có nhiều trong rau lá xanh như xúp lơ xanh, cải làn; trong các loại hạt như đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt. Đặc biệt, axit folic có nhiều trong gan gia súc và gia cầm (trong 300gr gan gà có chứa tới 176mg axit folic).
Tuy nhiên, khi mang thai bạn không nên chỉ dùng thực phẩm để bổ sung axit folic mà bạn nên kết hợp uống viên bổ sung axit folic ngay từ khi bạn ngưng tránh thai. Vì vậy, trước khi có quyết định có thai bạn nên tìm hiểu ý kiến bác sĩ để bổ sung lượng axit folic cho phù hợp.