Sâu cau từ lâu đã được coi là thảo dược chốn phòng the hàng đầu. Đây là vị thuốc đùng điều trị liệt dương, yếu sinh lý, mạnh gân cốt, tráng dương hiệu quả nên được nhiều nam giới tìm kiếm và sử dụng. Sâm cau trước khi sử dụng cần chế biến đúng cách, dưới đây là hướng dẫn cách chế biến sâm cau chuẩn ôn thận tráng dương.
Sâm cau – Đặc điểm nhận dạng
Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, thường thấy ở những vùng đồi cỏ ven rừng núi. Cây mọc nhiều ở các tỉnh như Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Nam…
Cây có tên gọi khác là tiên mao, ngải cau. Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn, họ Tỏi voi lùn Hypoxydaceae . Cây là loại cỏ cao khoảng 20 – 30 cm, có khi hơn. Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở 2 đầu, mang nhiều rễ phụ, dạng giống thân rễ. Lá mọc thành túm, xếp nếp tựa như lá cau, dài 20-30cm. Hoa có màu vàng.
Bộ phận dùng làm thuốc: Thân rễ sâm cau (Mọi người hay gọi là củ). Thu hái quanh năm, người dân đi đào thân rễ về sơ chế và sử dụng. Dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu.
Xem thêm:
Sâm cau có tác dụng gì? Dùng cho đối tượng nào?
Sâm cau có công dụng bổ thận tráng dương, ôn trung táo thấp, tán ứ trừ tê, tráng gân cốt. Thường sử dụng để bồi bổ sức khỏe, cải thiện sức khỏe sinh lý. Chữa các bệnh nam giới tinh lạnh, liệt dương, xuất tinh sớm, vô sinh, người già đái són, lạnh da, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, ở Ấn Độ, Nepal còn dùng thân rễ sâm cau làm thuốc chữa bệnh ngoài da, hen, loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy, nhức đầu…
Hướng dẫn chế biến sâm cau
Thân rễ sâm cau sau khi được đào về cần được chế biến để sử dụng tốt hơn và loại bớt độc tố. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cách chế biến sâm cau:
- Đào thân rễ, rửa sạch, loại bỏ đất cát.
- Ngâm bằng nước vo gạo 2-3h.
- Sấy hoặc phơi khô.
- Thái lát, sao vàng để sử dụng.
Tùy vào từng cách sử dụng khác nhau như ngâm rượu hay sử dụng làm thuốc để sắc uống, có thể chế biến khác nhau (Cắt bỏ 1,2 bước sơ chế).
Ngâm rượu
Ngâm thân rễ tươi:
Sau khi ngâm qua nước vo gạo, để ráo nước và cho vào ngâm với rượu để sử dụng dần dần. Sau vài tuần là có thể sử dụng được. Để càng lâu càng ngon.
Ngâm thân rễ khô:
Sau khi sấy hoặc phơi khô. Có thể ngâm rượu cả củ (cả thân rễ) hoặc thái lát. Ngâm với rượu. 1kg thân rễ có thể ngâm với 10-15l rượu. Sau vài tuần có thể sử dụng được. Để càng lâu càng ngon.
Sâm cau sử dụng trong các bài thuốc: Chế biến đầy đủ theo các bước.
Bài 1: Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng.
Phối hợp: Sâm cau 8g, sâm Bố chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc mỗi vị 12g; cam thảo nam,, cáp giới, ngũ gia bì mỗi vị 8g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Trị phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương.
Sâm cau 50g thái nhỏ sao vàng, ngâm rượu trắng 650ml. Ngâm ít nhất 1 tuần hoặc hơn.
Ngày uống 2 lần trước bữa ăn chính, mỗi lần 25-30ml.
Bài 3: Chữa nam giới liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh khó thụ thai.
Phối hợp: Sâm cau 20g; Thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g, hồi hương 4g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Trị tê thấp, đau mình mẩy.
Phối hợp: Sâm cau, hà thủ ô, hy thiêm mỗi vị 50g. Ngâm rượu trắng 650ml. Ngâm ít nhất 1 tuần hay hơn.
Ngày uống 50ml chia làm 2 lần.
Lưu ý khi sử dụng rượu sâm cau
- Dùng sâm cau liều cao (hoặc uống nhiều) kéo dài sẽ gây cường dương, làm hao tinh kiệt sức.
- Người hư yếu không nên dùng.