Trong cuộc sống hằng ngày, bà bầu có vô số thói quen, có những thói quen tốt và cũng có những thói quen xấu, không có lợi cho cả mẹ và bé. Vì thế, hiểu biết và phòng tránh, loại bỏ các thói quen xấu sẽ giúp thai phụ có một thai kì thuận lợi hơn.
Ăn càng nhiều càng tốt
Khi mang thai, người phụ nữ vẫn thường được khuyên là phải ăn cho cả hai người và bà mẹ cứ ăn càng nhiều thì càng tốt? Điều đó chưa hẳn đã đúng. Cơ thể của thai phụ chỉ cần thêm 200 – 300 calori so với người bình thường. Trong giai đoạn mang thai, sản phụ chỉ cần tăng thêm 11 – 12kg là vừa đủ. Nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu hợp lí và không cân bằng, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng thừa cân.
Khi bà bầu tăng cân quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì, xác suất sinh con bất thường, sảy thai tự phát hoặc thai nhi chết sau khi sinh sẽ tăng và nguy hiểm. Để tránh tình trạng này, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng tốt cho bản thân và em bé sắp chào đời.
Trong quá trình mang thai, bạn cũng nên tránh các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe. Bạn không nên ăn các thức ăn chứa chất bảo quản và màu thực phẩm. Pate và phô mai rất dễ nhiễm khuẩn listeria có thể khiến bạn bị sảy thai, đẻ non. Salmonella trong trứng tươi, trứng lòng đào không đi qua nhau thai, không làm hại thai nhi nhưng lại khiến bạn mệt mỏi, buồn nôn dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy.
Thói quen ăn thịt tái, sữa chưa tiệt trùng, trái cây chưa gọt vỏ… sẽ khiến bạn nhiễm kí sinh trùng toxoplasma, khiến bé có thể bị vàng da, mù mắt hoặc chậm phát triển trí não. Phụ nữ có thai thường được khuyên ăn gan để có thêm sắt và vitaminA. Nhưng bạn cũng nên biết lượng vitamin quá nhiều cũng gây ngộ độc cho thai nhi, vì thế bà bầu nên tránh dùng các nội tạng của động vật.
Xem thêm: Bà bầu có nên dùng mỹ phẩm không?