Ngày thứ 22
Cơ thể mẹ lúc này rất cần các vitamin, nhưng nhiều mẹ có thể thấy khó chịu dạ dày khi phải uống những viên vitamin khổng lồ này.
Mẹ làm cho mẹ: Đừng trốn tránh việc uống vitamin, ngay cả khi mẹ thấy dạ dày khó chịu và nôn mửa. Hãy hỏi bác sĩ xem có thể thay thế bằng thuốc nhai hay không.
Ngày thứ 23
Sự thay đổi nội tiết tố có thể làm chậm chuyển động của thức ăn qua hệ tiêu hóa, và kết quả là chứng táo bón có thể quay trở lại.
Mẹ làm cho mẹ: Để làm dịu táo bón, hãy chắc rằng mẹ đang có một chế độ ăn giàu chất xơ (như hoa quả và rau tươi), đồng thời uống nhiều nước hơn. Tập thể dục cũng giúp làm dịu chứng bệnh khó chịu này.
Ngày thứ 24
Sự gia tăng nội tiết tố cộng với dung lượng máu tăng có thể dẫn đến những cơn đau đầu không thường xuyên. Đau đầu là một trong những triệu chứng của thai nghén, đặc biệt là trong kỳ 1 và kỳ 3 của thai kỳ.
Mẹ làm cho mẹ: Cố làm dịu cơn đau đầu bằng cách thư giãn trong phòng tối, tắm nhẹ nhàng, xoa bóp, chườm lạnh ở lưng và cổ. Nếu tình hình vẫn không cải thiện, hãy nhờ bác sĩ kê toa thuốc acetaminophen để giảm đau.
Ngày thứ 25
Thời gian đầu của thai kỳ có thể làm mẹ cáu gắt. Mẹ hãy nói cho những người xung quanh biết là mình đang mang thai để họ có thể thông cảm với bạn hơn nhé!
Mẹ làm cho mẹ: Điều này có thể giúp mẹ làm dịu cảm xúc của mình: Một khi bác sĩ đã nghe thấy tim thai, khả năng sảy thai chỉ còn là tối thiểu mà thôi. Một số phụ nữ chỉ thông báo có thai vào khoảng 12-13 tuần kế từ kỳ kinh cuối khi mà nguy cơ sẩy thai giảm đáng kể. Một số khác có suy nghĩ tích cực và muốn chia sẻ tin vui của mình càng sớm càng tốt.
Ngày thứ 26
Lưu lượng máu tăng, mẹ có thể là một trong những phụ nữ may mắn trải qua thời gian ham muốn tình dục cao độ. Một số phụ nữ khác, tất nhiên, ngược lại cảm thấy ốm nghén nặng nề hơn.
Mẹ làm cho mẹ: Đừng ngại ngùng tận hưởng “chuyện ấy” với bạn đời trong suốt thời gian mang thai. Chỉ những điều sau mới có thể cản bạn làm “chuyện ấy”: lời khuyên của bác sĩ, triệu chứng chảy máu do nấm hoặc nhiễm trùng đường tiểu, hoặc không thoải mái. Nói cách khác, hãy tận hưởng “chuyện ấy” mà không phải lo đến các biện pháp tránh thai trong thời gian này.
Ngày thứ 27
Tình trạng thể chất cũng có thể làm tăng nguy cơ trong thai kỳ. Nếu mẹ nhỏ hơn 15 tuổi và lớn hơn 35 tuổi, từng có biến chứng thai kỳ trong quá khứ, hoặc mang đa thai, mẹ được xếp trong nhóm “nguy cơ cao”.
Mẹ làm cho mẹ: Đừng để cái mác “nguy cơ cao” làm mẹ lo lắng nhé! Điều này không hề tiêu cực, nó chỉ có nghĩa là mẹ và bé cần được quan tâm và chăm sóc cẩn thận hơn mà thôi.
Ngày thứ 28
“Kiệt sức” có lẽ là từ chính xác để mô tả tình trạng thể chất của mẹ hôm nay. Thách thức phổ biến nhất với các mẹ mang thai thời kỳ đầu là làm thế nào có thể trải qua ngày làm việc dài mà không buồn ngủ.
Mẹ làm cho mẹ: Ngủ một chút bất cứ lúc nào mẹ có thể. Tranh thủ ngủ một lúc vào giờ ăn trưa, đi ngủ sớm hơn vào buổi tối, rút ngắn các thói quen buổi sáng để có thể dậy muộn hơn một chút. Hãy nhớ rằng, cảm giác ấy sẽ qua mau thôi mà.