Chị em mang bầu thường phân vân không biết có cần kiêng kị gì trong việc ăn uống ngày Tết không, đặc biệt với những thực phẩm truyền thống ngày Tết? Câu trả lời ở đây là phụ nữ mang thai có thể thưởng thức được tất cả món ăn truyền thống dịp Tết, tuy nhiên bạn cần ăn trong giới hạn cho phép và biết cách cân đối giữa các nhóm chất.
Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là những loại bánh đặc trưng của Tết Việt, thế nhưng chúng lại chứa nhiều tinh bột (nếp làm vỏ bánh), thịt mỡ làm nhân, rất giàu dinh dưỡng nên không thích hợp cho thai phụ béo phì, cao huyết áp khi ăn nhiều.
Nên ăn các loại hạt
Hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương giàu Magiê giúp tăng cường sức khoẻ hệ cơ, bao gồm cả các cơ đang nâng đỡ tử cung nên bạn có thể ăn. Tuy nhiên, nên chú ý mua loại uy tín để tránh trường hợp người ta tẩm hóa chất tạo màu, nhất là hạt dưa. Khi ăn nên tách hạt bằng tay, không nên cho vào miệng cắn.
Thịt mỡ dưa hành
Không khí Tết sẽ kém phần trọn vẹn nếu thiếu thịt mỡ dưa hành, nhưng nếu đang mang thai bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ, nhất là thai phụ béo phì hoặc đang có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Vì các nhà y học đã từng chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Các loại dưa chua cũng không nên ăn vì những chất này không có chất dinh dữơng gì cho bé cả, mà còn nguy hiểm cho bé nữa vì đôi khi chúng được chế biến bằng hóa chất làm chua.
Giò chả
Giò, chả, lạp xưởng… vẫn có thể thưởng thức, tuy nhiên với hiện trạng người bán vì lợi nhuận nên tẩm hàn the, chất bảo quản… nên chị em cũng cần cẩn trọng. Nên mua ở những nơi uy tín, và không nên ăn nhiều. Tốt nhất chỉ ăn các loại thực phẩm tươi, chế biến ăn ngay hoặc tự làm.
Mứt Tết, bánh kẹo
Bánh mứt, ô mai… vẫn có thể ăn, nhưng chỉ nên dùng để nhâm nhi trong lúc trò chuyện bạn bè, không nên ăn quá đà cho “sướng miệng”. Vì theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, có lời khuyên: Mứt tuy được làm từ trái cây hoặc củ nhưng đã mất hết vitamin và thành phần chủ yếu, do đó mứt chỉ là đường ngọt.
Do vậy, cũng giống như bánh kẹo ngọt hoặc nước ngọt, mứt sẽ cung cấp năng lượng rỗng (chỉ có năng lượng nhưng không kèm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm, vitamin, hay khoáng chất…). Trong khi đó, nhu cầu năng lượng của phụ nữ mang thai đang cao. Hơn nữa, cung cấp nhiều chất ngọt sẽ gây tăng đường huyết, không có lợi cho sức khỏe của cả hai mẹ con.
Đồ uống
Dĩ nhiên, rượu bia, nước ngọt… là thức uống cấm cho phụ nữ trong suốt quá trình mang thai, không riêng gì ngày Tết. Tuy nhiên, nếu nhâm nhi chút rượu vang để khai Xuân cũng không có hại gì.