Một trong những nguyên tắc giúp mẹ khỏe con khỏe là trong quá trình mang thai, người mẹ nên bổ sung năng lượng sau mỗi 4 tiếng dù có đói hay không.
1. Tinh chỉnh chế độ ăn
Hầu các thai phụ đều cần tăng lượng protein, các vitamin và khoáng chất như axit folic và sắt, bổ sung thêm calo. Nếu chế độ ăn của bạn trước đó quá đơn điệu thì bạn cần bắt đầu chuyển sang một chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn.
Nhưng ăn tốt hơn không có nghĩa là ăn nhiều hơn bởi dù mang thai nhưng bạn chỉ cần khoảng 300 calo mỗi ngày.
2. Loại bỏ sushi, hàu sống hay phô mai mềm ra khỏi thực đơn
Hãy tránh xa các loại hải sản sống (chẳng hạn như món gỏi hàu hoặc sushi cuộn gỏi cá hồi), các loại sữa chưa thanh/tiệt trùng) hoặc các loại phô mai mềm, pate; các loại thịt muối, không dùng nhiệt. Tất cả các loại thực phẩm kể trên đều có thể chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi.
Bà bầu cần tránh xa món sushi
Một vài loại cá có chứa thủy ngân, một kim loại được cho là gây hại cho não của thai nhi và trẻ nhỏ. FDA khuyến nghị nên hạn chế cá ngừ (tuna) và các loại cá đã nấu chín khác trong giới hạn là 300g/tuần, tương đương với 2 khẩu phần.
Ngoài ra, các loại cốc-tai cũng nên tạm dừng. Uống rượu trong khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thể lực, trí tuệ và rối loạn cảm xúc ở trẻ nhỏ.
Cũng nên cắt giảm lượng cafein, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy uống 4 tách café/ngày có thể dẫn tới sẩy thai, đẻ trẻ nhẹ cân và thậm chí là tử vong sau sinh. Nên thay thế các loại đồ uống chứa cafein (cà phê trà, cola, các loại đồ uống có ga, ca cao, sô cô la) bằng sữa rút bớt béo, nước quả nguyên chất hay nước chanh.
3. Ăn sau mỗi 4 tiếng
Ăn cách đều bữa, có thể ăn 5-6 bữa/ngày
Thậm chí nếu bạn không đói thì cũng nên ăn một thứ gì đó sau mỗi 4 tiếng. Nếu buồn nôn, sợ một số thực phẩm nào đó, ợ nóng hoặc khó tiêu thì càng nên ăn vặt. Bạn có thể ăn 5-6 bữa, mỗi bữa chỉ 1/3 khẩu phần, miễn sao bạn cảm thấy có thể ăn được.
Tuyệt đối không bỏ bữa. Thậm chí ngay cả khi bạn không cảm thấy đói thì thai nhi cũng cần được bổ sung dưỡng chất liên tục.
4. Đừng ăn kiêng khi mang thai
Ăn kiêng trong quá trình mang thai sẽ là rất mạo hiểm và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì chế độ ăn này thường gây thiết sắt, axit folic và một số vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Hãy nhớ, tăng cân là một trong những dấu hiệu quan trọng cho thấy quá trình mang thai tốt đẹp hay không. Những phụ nữ ăn tốt và tăng cân hợp lý sẽ sinh những đứa con khỏe mạnh. Vì thế nên ăn các thực phẩm tươi mới, ít chế biến và luôn hài lòng khi thấy cơ thể mình ngày một lớn hơn.
5. Tăng cân hợp lý
Nhìn chung, bạn chỉ cần tăng 11-15kg nếu thời điểm trước khi mang thai có cân nặng hợp lý. Nếu trước khi mang thai, cân nặng không đủ chuẩn thì cần thăng 12,5-18kg. Còn nếu thừa cân thì chỉ cần tăng 7-11kg.
Khi lên cân thì điều quan trọng nhất là tổng số cân bạn lên trong cả thai kỳ. Vì thế, đừng lo lắng nếu tăng cân quá ít trong 3 tháng đầu. Thường tốc độ tăng cân nhanh sẽ rơi vào giai đoạn thứ 2 và nhiều nhất là giai đoạn thứ 3 thai kỳ, bé lúc này cũng lớn nhanh nhất.
6. Xử trí với cảm giác thèm đồ ngọt
Thức ăn chế biến sẵn, snack đóng gói sẵn và các loại đồ ăn ngọt không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn khỏi thực đơn của thai phụ nhưng không thể là thức ăn chính.
Hãy thử các loại kem chuối, hoa quả đông lạnh, sữa chua trộn hoa quả thay thế.
7. Uống vitamin bổ sung dành cho bà bầu
Vitamin bổ sung sẽ giúp đảm bảo cơ thể bạn có đủ dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển tối ưu.
Vitamin bổ sung cần có chứa 600-800microgam axit folic. Thiết vitamin B có liên quan với khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi.
Ngoài ra là viên sắt hoặc can-xi theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý là uống đúng theo hướng dẫn bởi uống quá liều cũng gây hại cho thai nhi.