Trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, tức là trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng, thai nhi tăng trưởng rất nhanh. Mỗi ngày bình quân tăng trưởng khoảng 10g. Thai phụ cùng với việc nâng cao số lượng ăn uống còn cần đề cao chất lượng và ăn nhiều đồ ăn có dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là có nhiều hàm lượng lòng trắng trứng, nhiều canxi, phốt pho, i-ốt, kẽm cùng các thức ăn có vitamin.
Ăn uống phù hợp cần chú ý các điểm sau:
- Tăng cường ăn đồ ăn nóng: Nói chung, thức ăn chủ yếu của thai phụ phải nóng, thức ăn cần đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc… đậu đỏ, đậu xanh, các loại hương liệu phối hợp. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi quá to.
- Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều: Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…
- Chú ý các chất như: canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…
- Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ: Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…
- Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp: Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.
- Tăng cường 11 loại vitamin và khoáng chất dưới đây:
1. Đạm
- Tác dụng: Cần thiết cho sự phát triển tế bào và sản xuất máu.
- Nguồn cung cấp: Thịt động vật, cá, lòng trắng trứng, đậu nành, đậu xanh, bơ, đậu phộng, đậu hũ.
2. Carbon-hydrates
- Tác dụng: Cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể.
- Nguồn cung cấp: Ngũ cốc, khoai tây, trái cây, rau, bánh mì.
3. Can-xi
- Tác dụng: Giúp xương chắc khoẻ và tốt cho chức năng thần kinh. Thiếu nó, răng sẽ dễ hư
- Nguồn cung cấp: Sữa, phô mai, sữa chua, cá hồi, rau cải bó xôi.
4. Sắt
- Tác dụng: Góp phần sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
- Nguồn cung cấp: Thịt có màu đỏ, rau cải bó xôi, ngũ cốc.
5. Vitamin A
- Tác dụng: Đem lại làn da khoẻ, mắt sáng, giúp xương phát triển.
- Nguồn cung cấp: Cà rốt, rau màu xanh đậm, khoai lang.
6.Vi tamin C
- Tác dụng: Giúp răng, lợi, xương chắc khoẻ, đẩy mạnh quá trình hấp thụ sắt.
- Nguồn cung cấp: Trái cây có múi, bông cải, khoai tây, nước trái cây.
7.Vitamin B6
- Tác dụng: Hình thành tế bào máu, tác động tới sự hấp thụ protein, chất béo và cacbonhydrates.
- Nguồn cung cấp: Thịt heo, gạo, chuối.
8. Vitamin B12
- Tác dụng: Hình thành tế bào máu, duy trì sức khoẻ hệ thần kinh.
- Nguồn cung cấp: Thịt động vật, cá, sữa (có thể bổ sung bằng cách uống viên bổ sung vitamin B12)
9. Vitamin D
- Tác dụng: Giúp xương và răng chắc khoẻ, hấp thụ can-xi tốt. Nếu thiếu, trẻ dẽ bị còi xương, mẹ sẽ bị hư răng.
- Nguồn cung cấp: Sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và bánh mì.
10. Axit Folic
- Tác dụng: Sản xuất máu và protein, kích thích sự hoạt động của enzyme.
- Nguồn cung cấp: Rau xanh, trái cây và củ có màu vàng đậm, các loại đậu.
11. Chất béo
- Tác dụng: Dự trữ năng lượng, giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng khác dễ hơn.
- Nguồn cung cấp: Thịt, các sản phẩm từ sữa, bơ, dầu ăn.