Ở tháng thứ 4, thai nhi đã phát triển đầy đủ các bộ phận trên cơ thế và thông qua hình ảnh siêu âm, chúng ta có thể xác định được giới tính và đo được nhịp tim của bé. Kể từ giai đoạn này trở đi, khi ăn uống người mẹ cần chú ý: không cần ăn uống quá nhiều, nhưng dinh dưỡng phải cân bằng như: protein, hydratcacbon, chất béo, chất vô cơ, vitamin, chất xơ…
Ăn nhiều thức ăn có chứa protein phong phú
Như: thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu. Bởi vì, protein là chất cơ bản nhất cấu thành cơ thể thai nhi, cung cấp đủ protein có lợi cho sự sinh sôi nảy nở tế bào não của thai nhi, khiến não thai nhi phát triển tốt. Đồng thời cũng thỏa mãn những nhu cầu thay đổi về cơ thể của phụ nữ mang thai. Ở giai đoạn này, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần hấp thu 85g protein thì có thể thỏa mãn nhu cầu cần thiết cho cơ thể.
Ăn nhiều thức ăn có chứa hàm lượng muối vô cơ
Như: canxi, sắt… phong phú. Canxi là chất không thể thiếu cho sự phát triển xương của thai nhi, do vậy để thai nhi không bị còi xương thì khi mang thai bạn cần hấp thu đủ canxi. Nếu thiếu canxi, cơ thể phụ nữ mang thai cũng dễ bị loãng xương.
Bổ sung sắt tạo máu cho cơ thể
Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt thì có thể làm giảm tốc độ tăng trọng lượng của thai nhi. Khi thiếu máu nghiêm trọng có thể dẫn tới đẻ sớm, thai chết lưu. Vì thiếu máu sự co bóp của tử cung cũng không tốt, dẫn tới chảy máu nhiều sau khi sinh. Để phòng bệnh thiếu canxi, sắt, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần hấp thu 1,5g canxi, 15mg sắt. Để bổ sung các loại muối vô cơ cần thiết cho cơ thể, mỗi bữa ăn nên ăn các loại thức ăn như: canh sườn, bột xương, lòng đỏ trứng gà, các loại sữa, các sản phẩm chế biến từ đậu, gan, thận, tim lợn, thịt nạc, rau lá xanh và hoa quả… Nếu cần phải uống thuốc bổ sung canxi, sắt, dầu cá thì phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ăn nhiều thức ăn giàu vitamin
Cơ thể của con người cần nhiều loại vitamin để thỏa mãn nhu cầu phát triển. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi; vitamin nhóm B có thể tăng cảm giác thèm ăn, giúp tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển và việc bài tiết sữa của phụ nữ mang thai… Vitamin C có thể phòng chống bệnh thiếu máu và bệnh máu xấu; vitamin D có thể giúp hấp thu canxi, photpho, thúc đẩy sự phát triển của xương… Những thức ăn có chứa Vitamin phong phú như: xương sườn, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, các loại ngũ cốc, lạc, các loại sữa, tôm, các loại rau tươi, hoa quả.
Dưới đây là một số thực đơn dinh dưỡng, các bà bầu có thể tham khảo và chọn dùng:
Tôm tươi xào rau hẹ
– Nguyên liệu: 250g rau hẹ, 150g tôm tươi, 3g muối ăn, dầu ăn.
– Cách chế biến:
- Rau hẹ rửa sạch, cắt dài 3cm.
- Tôm tươi bóc vỏ, rửa sạch.
- Hành cắt khúc, gừng thái lát.
- Cho dầu lên bếp, đun nóng, cho hành vào phi thơm. Sau đó, cho tôm và rau hẹ vào, liên tục đảo đều, nêm gia vị cho vừa. Đến khi tôm chín, cho ra đĩa.
– Đặc điểm món ăn: Thơm ngon, bổ huyết, dưỡng khí.
Cháo sò biển
– Nguyên liệu: 100g Thịt sò biển tươi, 120g gạo nếp, 50g thịt ba chỉ, 10ml rượu gia vị, 25g hành, tỏi đập dập, 1,5g bột hồ tiêu, 11g muối tinh, 2,5g mỡ lợn chín.
– Cách chế biến:
- Gạo nếp vo, đãi sạch, thịt lợn thái sợi nhỏ, thịt sò biển rửa sạch.
- Đổ gạo nếp vào nồi, đợi cháo chín nở ra thì cho thịt lợn, thịt sò biển, muối, rượu, mỡ lợn vào nấu cùng thành cháo. Sau đó, cho tỏi, bột hồ tiêu vào là được.
– Đặc điểm: Món ăn tuơi ngon, giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt với người thiếu vitaminD.
Rau chân vịt, đậu phụ rán
– Nguyên liệu: 500g rau chân vịt, 3 bìa đậu phụ, dầu thực vật, xì dầu, đường, muối gia vị lượng vừa đủ.
– Cách chế biến: Chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng già, cho đậu phụ vào rán vàng. Rau xào chín, cho lẫn vào cùng với đậu đã rán, nêm gia vị và để 1-2 phút là được.
– Đặc điểm: Thơm ngon, giàu vitamin.