Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Tue, 07 Sep 2021 04:28:22 +0000 vi-VN hourly 1 Đau dạ dày, bụng chướng phình to là bị làm sao? http://kienthucsinhsan.vn/3906/dau-da-day-bung-phinh-to/ http://kienthucsinhsan.vn/3906/dau-da-day-bung-phinh-to/#respond Tue, 07 Sep 2021 04:28:22 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=3906 Chào chuyên gia!

Dạo gần đây, tôi bị đau bụng dữ dội, buồn nôn và hay đi ngoài. Đi khám, bác sĩ chẩn đoán tôi bị đau dạ dày. Tuy nhiên, mấy ngày hôm nay tôi có thêm biểu hiện bụng căng, tức, chướng bụng đầy hơi và khó trung tiện. Tôi không biết, bị đau dạ dày, chướng bụng, phình to như vậy là bị làm sao? Có cách làm cải thiện triệu chứng không? Tôi cảm ơn!

Bác An- 57 tuổi ( Thanh Trì- Hà Nội)


Trả lời

Chào bác An!

Cảm ơn bác vì đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chuyên mục giải đáp của chúng tôi. Với câu hỏi của bác, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Trả lời 1

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 1,5% dân số thế giới mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và có khoảng 68% trong số đó gặp phải tình trạng đau dạ dày bụng phình to. Hiểu được nguyên nhân và triệu chứng của đau dạ dày bụng chướng hơi phình to sẽ giúp chúng ta nhận biết được bệnh và có phương pháp điều trị bệnh từ sớm.

Nguyên nhân gây đau dạ dày bụng phình to

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày bụng chướng phình to, tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Do rối loạn tiêu hóa, một trong những triệu chứng của đau dạ dày là rối loạn tiêu hóa. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn và hoạt động co bóp của nhu động ruột. Những yếu tố này khiến thức ăn ngưng trệ trong dạ dày, gây ra biểu hiện chướng bụng.
  • Đau dạ dày kéo dài dẫn tới giảm nhu động ruột, không thể đẩy thức ăn đi được, từ đó dẫn tới tình trạng ứ trệ thức ăn, ứ khí trong dạ dày gây chướng bụng, đầy hơi.
  • Đau dạ dày lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng hẹp môn vị, khi đó, thức ăn từ dạ dày sẽ không xuống được tá tràng, ứ ở dạ dày, từ đó dẫn tới tình trạng căng bụng, nôn.
  • Khi bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, chức năng bị suy giảm, nếu bạn ăn một số loại thực phẩm khó hấp thu dễ gây ra chướng bụng đầy hơi.

Đau dạ dày bụng phình to là bị làm sao?

Bị nhiễm trùng

Người bệnh có thể bị viêm nhiễm, nhiễm trùng tại một bộ phận nào đó, khi đó người bệnh có triệu chứng:

  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Bụng chướng to, phình to
  • Xét nghiệm máu, bạch cầu tăng

Xuất huyết âm đạo hoặc đi ngoài ra máu

Xuất huyết âm đạo hoặc đi ngoài ra máu 1

Với phụ nữ sau thời kì mãn kinh, tự nhiên xuất hiện dấu hiệu xuất huyết âm đạo thì nên chú ý bởi nó có thể liên quan đến chướng bụng, đầy hơi, bụng phình to. Những triệu chứng này không quá nguy hiểm, tuy nhiên, nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như u xơ tử cung, bệnh trĩ…Người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán bệnh.

Viêm túi thừa

Triệu chứng của viêm túi thừa:

  • Đau dạ dày bụng phình to
  • Chướng hơi, đầy bụng
  • Sốt
  • Táo bón hoặc tiêu chảy

Những triệu chứng trên khá dễ nhận biết, chính vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh cần được điều trị sớm và kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ để đẩy lùi triệu chứng.

Mắc bệnh tự miễn

Nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn là do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Tự kháng nguyên là thành phần của cơ thể, vì lý do nào đó trở thành vật lạ, tự kháng thể của cơ thể chống lại các tự kháng nguyên này làm bệnh tự miễn xảy ra. Bệnh gây ảnh hưởng nặng nề tới đường ruột với biểu hiện:

  • Đầy hơi, chướng bụng, bụng phình to,
  • Buồn nôn, nôn,
  • Đi ngoài lẫn máu
  • Đau nhức xương khớp
  • Giảm cân nhanh

Bệnh gan

Bệnh gan 1

Bệnh gan thường kéo theo triệu chứng bụng chướng to, vàng da… Bệnh gan tuy lành tính, nhưng nếu để lâu không điều trị dứt điểm có thể xảy ra biến chứng ung thư, di căn từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể do máu được lọc qua gan, khi các tế bào ung thư đi vào máu sẽ qua gan.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát và xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết.

Các biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát khá mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn do có biểu hiện tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp. Sau khi bệnh đã phát triển có thể kèm theo dấu hiệu đầy hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, giảm cân nhanh. Người bị đau dạ dày bụng phình to rất dễ mắc phải ung thư dạ dày do vi khuẩn HP- đây là một nguy cơ chính gây ung thư dạ dày.

Ung thư tụy

Ung thư tụy 1

Ung thư tụy là một trong những loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất. Dấu hiệu điển hình của ung thư tụy:

  • Vàng da,
  • Chướng bụng đầy hơi
  • Đau vùng bụng trên
  • Đau lưng
  • Chán ăn
  • Sụt cân nhanh

Chính vì vậy, người bị dạ dày bụng phình to nên hết sức lưu các triệu chứng trên để có phương pháp điều trị kịp thời.

Khắc phục đau dạ dày bụng phình to

Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị bằng thuốc Tây 1

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau dạ dày bụng phình to  là do sự tăng tiết acid dịch vị. Vì vậy, chúng ta cần giảm acid dịch vị là một trong những cách hàng đầu để điều trị. Một số thuốc điều trị bao gồm:

Thuốc trung hòa acid dịch vị

Bao gồm các loại: Maalox, Alusi, Almagen giúp giảm đau nhanh, sau khoảng 5-6 phút thuốc sẽ phát huy tác dụng.

Cách dùng:

  • Uống 1 – 2 viên/ ngày.
  • Uống sau ăn 1 giờ và dùng trước khi đi ngủ (tối đa 6 viên/ngày).

Lưu ý: Cần thận trọng nếu bạn đang gặp tình trạng suy thận (do có chứa ion kim loại, dễ gây sỏi thận), có thể giảm liều nếu cần thiết. Thuốc không thể điều trị tận gốc đau dạ dày

Thuốc kháng histamin H2

Bao gồm: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin có thể điều trị tận gốc đau dạ dày bụng phình to, tuy nhiên tác dụng lại yếu hơn nhóm thuốc ức chế bơm proton.

Cách dùng:

  • Uống 4 lần/ ngày, 3 lần vào 3 bữa ăn (uống khi ăn), một lần vào buổi tốt trước khi đi ngủ.
  • Dùng liên tục từ 4-8 tuần

Lưu ý: Thuốc an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên phụ nữ mang thai và cho con bú nên thận trọng trước khi dùng.

Thuốc ức chế bơm proton

Bao gồm: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazil  có tác dụng mạnh nhất trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, giúp điều trị bệnh tận gốc.

Cách dùng:

Dùng theo đường tiêm: 20-40mg/ ngày. Mỗi ngày tiêm 1 lần.

Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc này trong thời gian dài vì ảnh hưởng tới 1 số enzym trong cơ thể. Sau khi dùng 8 tuần, bạn nên chuyển sang dùng thuốc kháng histamin H2.

Một số loại thuốc hỗ trợ

Có thể sử dụng thêm một số loại men tiêu hóa nếu có rối loạn tiêu hóa. Các loại men này giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng hơn. Các loại men tiêu hóa nên được sử dụng sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. Chú ý nếu sau bữa ăn có dùng các thuốc điều trị loét dạ dày thì thời gian sử dụng men tiêu hóa cần cách thời gian sử dụng các thuốc này ít nhất 30 phút.

Sử dụng phương pháp dân gian

Sử dụng phương pháp dân gian 1

Dùng trà hoa cúc

  • Chuẩn bị : 5 bông cúc hoa vàng, 1 viên đường phèn, 1 muỗng canh mật ong, 500ml nước nóng
  • Cho bông cúc vào ly sứ hoặc ly thủy tinh có nắp đậy, đổ 500ml nước vào và đậy nắp, hãm khoảng 5-10 phút.
  • Chắt lấy nước và cho đường phèn, mật ong khuấy đều rồi thưởng thức

Dùng tỏi

  • Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi. 5g đường phèn. 50ml nước sôi khoảng 50 độ.
  • Đem tỏi bóc sạch vỏ rồi giã nát hoặc xay nhuyễn, trộn đều với đường phèn và nước sôi.
  • Chia hỗn hợp làm hai phần bằng nhau và uống trong ngày khi còn ấm nóng

Dùng gừng

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, 2 thìa cafe mật ong.
  • Gừng đem rửa sạch, đập nát cho vào cốc hãm cùng nước sôi khoảng 15-20 phút
  • Chắt lấy nước và thêm 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều uống từng ngụm.
  • Ngày uống khoảng 2-3 lần như vậy sau mỗi bữa ăn.

Sử dụng phương pháp dân gian 2

Dùng quế

  • Dùng 1/2 thìa cafe bột quế pha cùng 250ml nước nóng ấm hoặc 1 ly sữa nóng.
  • Khuấy đều hỗn hợp, uống khi thấy đầy hơi, chướng bụng phình to.

Dùng lá ổi

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá ổi non, đem rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng trong vòng 15 phút để loại sạch bụi bẩn.
  • Cho lá ổi vào máy xay cùng 1 ly nước rồi xay nhuyễn.
  • Lọc lấy phần nước trong, thêm vào một chút mật ong khuấy đều rồi uống 1-2 lần mỗi ngày.

Xem thêm: Đau dạ dày nên kiêng gì?

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày, bụng chướng phình to là bị làm sao? Mong rằng đã giúp bác An giải tỏa được băn khoăn và có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh. Đau dạ dày bụng phình to cũng khá nguy hiểm, nó có thể là triệu chứng một số bệnh lý, vì vậy bạn không nên chủ quan, hãy mau chóng tới gặp bác sĩ để có thể chẩn đoán và điều trị khi có bất kỳ dấu hiệu khác biệt nào về hệ tiêu hóa. Chúc bác nhiều sức khỏe!
]]>
http://kienthucsinhsan.vn/3906/dau-da-day-bung-phinh-to/feed/ 0
Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà http://kienthucsinhsan.vn/3817/chua-viem-loet-da-day-tai-nha/ http://kienthucsinhsan.vn/3817/chua-viem-loet-da-day-tai-nha/#respond Wed, 09 Jun 2021 08:29:03 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=3817 Ngoài cách chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc tây, bạn có thể áp dụng chữa viêm loét dạ dày bằng những mẹo tại nhà đơn giản, dễ kiếm. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì thực hiện song song với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh thì bệnh viêm loét dạ dày sẽ được cải thiện.

Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà 1

Trước khi tìm hiểu các cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà, mời bạn đọc trước thông tin: Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống thiếu khoa là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Chính vì vậy, người bệnh nên chú ý và tham khảo chế độ ăn uống theo gợi ý sau đây:

Bổ sung thêm các loại thực phẩm như:

  • Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua để tăng cường lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein: Các loại thịt nạc, cá được chế biến ở dạng kho, luộc hoặc hấp sẽ giúp người bệnh hấp thụ được lượng đạm lớn.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây tươi, nên ưu tiên chọn các loại rau họ cải như bắp cải, rau cải, củ cải,…
  • Chọn lựa các loại thức ăn dễ tiêu, chứa tinh bột và ít mùi vị như cơm, cháo, súp, khoai luộc chín hay bánh mì…
  • Chọn lựa các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu đậu nành…

Tránh

  • Các loại đồ ăn nhanh, thịt nguội như xúc xích, dăm bông, lạp sườn.
  • Đồ ăn dai, cứng, nhiều gân vì chúng khiến dạ dày phải làm việc vất vả hơn.
  • Đồ muối, đồ chua nhiều axit gây hại như dưa muối, cà muối, khế chua, cam chua,..
  • Nước uống chứa cồn và gas: Nước ngọt, rượu, bia.
  • Chè xanh, cà phê, chất kích thích, thuốc lá.

Chế độ ăn uống lành mạnh 1

Chế độ sinh hoạt khoa học

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, bạn nên thay đổi lối sống, sinh hoạt để giảm thiểu tái phát bệnh.

  • Nên có chế độ ăn, ngủ, nghỉ khoa học, ngủ đúng giờ, không thức quá khuya
  • Nên ăn uống đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa
  • Kiểm soát tâm lý căng thẳng, stress
  • Nên duy trì thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và giúp hệ tiêu khoa khỏe hơn.

Chườm nóng

Tác dụng của chườm nóng là giúp lượng nhiệt tỏa ra, máu được tuần hoàn và lưu thông một cách tốt hơn. Từ đó, bệnh nhân sẽ được thuyên giảm các cơn đau. Bạn có thể thực hiện việc chườm nóng bằng một trong hai cách sau:

Sử dụng nước nóng chườm:

  • Lấy 1 ít nước nóng khoảng 50 độ, cho vào chai thủy tinh, đậy kín lại và chườm lên vùng bụng
  • Hoặc dùng khăn nhúng vào nước nóng già, vắt kiệt sơ sơ, chườm lên vùng bụng
  • Thực hiện lặp đi lặp lại khoảng 10 phút, bạn sẽ thấy cơn đau dạ dày thuyên giảm rõ rệt.

Chườm muối:

  • Lấy nửa bát muối đem rang nóng trên chảo
  • Đổ ra bọc vào khăn
  • Chườm lên vùng bụng bị đau
  • Lăn qua lăn lại đến khi cơn đau thuyên giảm.

Massage bụng

Tác dụng của massage bụng giúp giảm đau nhức, giúp hoạt động của dạ dày trở nên ổn định hơn và kích thích được khả năng hoạt động của dạ dày.

  • Xòe lòng bàn tay, xoay quanh vùng rốn theo hướng của kim đồng hồ.
  • Có thể kết hợp việc massage với các loại tinh dầu khác như đinh hương, khuynh diệp, quế… Đây đều là những tinh dầu giúp giảm đau một cách an toàn và kháng viêm hiệu quả.
  • Lấy một lượng tinh dầu vừa phải rồi xoa lên vùng bụng. Sau đó, bạn xoa bóp thật nhẹ nhàng trong thời gian khoảng 5 phút sẽ nhận thấy các cơn đau được thuyên giảm một cách rõ rệt.

Tập với động tác đơn giản

Bài tập với động tác gập người sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể những triệu chứng đau. Bạn có thể thực hiện động tác này theo những bước sau:

  • Bước 1: Đứng thẳng, mở rộng hai chân sao cho hai chân rộng ngang vai.
  • Bước 2: Hướng tay lên cao và đưa mắt nhìn theo.
  • Bước 3: Gập người xuống một cách chậm rãi sao cho tay chạm sát vào những ngón chân cái.
  • Bước 4: Đưa tay hướng sang ngang vai rồi quay trở về với tư thế đầu tiên.
  • Bạn nên thực hiện lặp lại nhiều lần.

Xoa dầu gió

Dầu gió có tác dụng tạm thời giảm nhanh cơn đau, giúp bụng được dễ chịu hơn, chính vì vậy, xoa dầu gió là giải pháp tạm thời và rất hữu hiệu để cơn đau được giảm nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng một số loại dầu gió có các nguyên liệu quế, đinh hương, khuynh diệp…. giúp kháng viêm và giảm đau hiệu quả.

Khi bị cơn đau dạ dày hoành hành, bạn có thể xoa 1 ít dầu gió vào vùng bụng đau, dùng tay massage quanh khu vực bụng tầm 3-5 phút bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi rõ rệt.

Bấm huyệt

Theo ghi chép của sách Đồng thị cơ huyệt châm cứu học (Viện YHCT Trung Quốc) có ghi chép lại như sau: “Huyệt tam nhãn là điểm kết nối với hệ tiêu hóa, khi bấm sẽ giúp điều hòa âm dương nhờ đó khí huyết trong toàn cơ thể được lưu thông thuận lợi”. Chính vì vậy, bấm huyệt tam nhãn là cách chữa đau do viêm loét dạ dày rất hiệu quả.

Bạn có thể bấm huyệt tam nhãn theo cách dưới đây:

  • Dùng ngón tay cái của bàn tay này ấn vào huyệt tam nhãn của bàn tay kia.
  • Mỗi lần ấn bấm nên giữ khoảng 10 phút.
  • Tiếp sau đó đổi tay làm lại với tay kia như vậy
  • Nên thực hiện kiên trì hằng ngày từ 15-30 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Các mẹo dân gian chữa viêm loét dạ dày

1.Chữa viêm loét dạ dày bằng cây dạ cẩm

1.Chữa viêm loét dạ dày bằng cây dạ cẩm 1

Nhắc đến những bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày thì không thể nhắc đến cây dạ cẩm. Cây dạ cẩm là cây thuốc chứa nhiều thành phần tự nhiên như: Alcaloid, Tannin, Saponin, Anthraglycosid…giúp trung hòa axit, giảm các triệu chứng ợ chua, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày rất tốt.

Có thể thực hiện bài thuốc từ cây dạ cẩm theo cách dưới đây

Cách 1: Làm cao dạ cẩm

  • 7kg dạ cẩm khô
  • Đường: 2kg
  • Mật ong: 1 kg/ 1 lít
  • Dạ cẩm đun cùng nước trên lửa liu riu cho thành cao sền sệt và thêm 2 kg đường khuấy cho tan đều và cô lại
  • Cho thêm 1 kg mật ong khuấy đều và bỏ vào hũ thủy tinh
  • Mỗi lần uống 1 thìa con hòa vào 1 cốc nước ấm, uống trước khi ăn.
  • Uống 2-3 cốc/ ngày.

Cách 2: Sắc thuốc dạ cẩm

  • Dạ cẩm: 30-35gr
  • Rửa sạch cho vào nồi nước đun sủi sau đó vặn lửa nhỏ liu riu 15-20 phút
  • Chắt ra uống, nếu khó uống có thể thêm chút mật ong
  • Chia làm 3 lần uống trong ngày
  • Nên uống trước khi ăn 30 phút và khi có cơn đau.

2.Uống trà cam thảo chữa đau dạ dày

Cam thảo có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải độc, dưỡng khí, thông kinh mạch. Chính vì thế, cam thảo thường dùng để pha trà, dùng để trị các chứng bệnh ở đường tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu, loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.

Y học cổ truyền cũng đã chứng minh về tính hiệu quả giảm đau dạ dày. Nghiên cứu y học hiện đại cho thất, các chất chống oxy hóa trong cam thảo (glabrae và glabridin) có khả năng trung hòa dịch vị, làm lành vết loét và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn Hp – tác nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách pha trà cam thảo giảm đau dạ dày theo dân gian:

  • 1 – 2g rễ cam thảo cho vào tách
  • Cho 300ml nước sôi vào hãm trong 10 – 15 phút
  • Uống từng ngụm nhỏ để đạt hiệu quả tốt (nên uống khi trà còn ấm)

3.Dùng nha đam trị đau dạ dày theo dân gian

3.Dùng nha đam trị đau dạ dày theo dân gian 1

Nha đam (lô hội) chứa nhiều nước và giàu vitamin, khoáng chất nên thường được dùng để chế biến các thức uống để giải nhiệt. Ngoài ra, nha đam còn có vị ngọt nhạt, tính hàn, tác dụng chữa các chứng bệnh do nhiệt như nóng trong, đau dạ dày do ăn đồ cay nóng và uống nhiều rượu bia.

Trong nha đám có lượng chất xơ và hàm lượng nước dồi dào trong nha đam có khả năng giảm độ pH trong dịch vị. Bên cạnh đó, nha đam còn chứa hoạt chất glucomannans và anthraquinone có khả năng giảm tiết axit, đồng thời giảm hiện tượng trào ngược và các triệu chứng khó chịu khác.

Cách dùng nha đam:

  • 1 – 2 nhánh nha đam tươi, rửa sạch và gọt bỏ vỏ
  • Gọt lấy phần thịt trắng bên trong đem rửa sạch
  • Xay nhuyễn, thêm 1 ít đường vào và uống trực tiếp
  • Nên dùng trước khi ăn khoảng 20 phút hoặc dùng khi đói để làm dịu cảm giác đau rát, khó chịu ở vùng thượng vị

4.Trà mật ong

Trong mật ong có chất chống oxy hóa có tác dụng giảm gốc tự do sản sinh trong quá trình viêm, qua đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, chất hydrogen peroxide tự nhiên trong mật ong cũng đã được chứng minh có hiệu quả kháng khuẩn, nấm và virus.

Hiệu quả giảm đau dạ dày của mật ong còn bắt nguồn từ kết cấu đặc trưng. Với kết cấu dạng đặc, sánh mịn và khả năng dính cao, mật ong có thể tạo thành một lớp màng bao phủ niêm mạc thực quản giúp giảm triệu chứng trào ngược một cách rõ rệt.

Cách dùng mật ong:

  • 4 – 5 thìa cà phê mật ong pha cùng 250ml nước ấm
  • Khuấy đều và uống từng ngụm để mật ong thẩm thấu tốt vào niêm mạc
  • Có thể kết hợp với 1 ít nước cốt chanh hoặc gừng để tăng hiệu quả

4.Trà mật ong 1

5.Dùng gừng tươi

Gừng có đặc tính ấm phế, chống buồn nôn và làm ấm tỳ vị nên chủ yếu dùng gừng trong trường hợp đau dạ dày và đau bụng do lạnh (nhiễm phong hàn hoặc do ăn phải thực phẩm có vị tanh, tính hàn). Gừng được dùng để chữa đau bụng và giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

Nghiên cứu cho thấy các hợp chất thực vật trong gừng như Zingerone, Gingerol và Shogaol có khả năng giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa nhu động ruột một cách tự nhiên. Chính vì vậy, dùng trà gừng hoặc ngậm gừng tươi có thể giảm nhanh cơn đau dạ dày và cảm giác buồn nôn, nôn mửa đáng kể.

Cách pha trà gừng:

  • 1 củ gừng tươi, đem rửa sạch và xắt thành từng lát mỏng
  • Cho gừng tươi vào tách và hãm với 200ml nước sôi
  • Để trong 10 – 15 phút, sau đó thêm 1 ít mật ong vào, khuấy đều và dùng uống trực tiếp
  • Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể giảm đau dạ dày và cầm nôn bằng cách ngậm một vài lát gừng tươi.

Trên đây là một số cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng điều trị. Những cách chữa trên chỉ nên áp dụng trong trường hợp viêm loét dạ dày chưa quá nặng và hiệu quả cũng tùy vào cơ địa mỗi người. Nếu dùng 1 thời gian không mang lại hiệu quả bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và có phác đồ điều trị hợp lý.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/3817/chua-viem-loet-da-day-tai-nha/feed/ 0