Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Wed, 24 May 2023 01:57:20 +0000 vi-VN hourly 1 Những kinh nghiệm mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh http://kienthucsinhsan.vn/3315/mang-thai-giai-doan-tien-man-kinh/ http://kienthucsinhsan.vn/3315/mang-thai-giai-doan-tien-man-kinh/#respond Thu, 28 May 2020 07:28:40 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=3315 Bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, nhiều chị em vẫn còn mong muốn với “thiên chức làm mẹ”. Tuy nhiên, đối với nhiều người mang thai trong giai đoạn này quả thật không hề dễ dàng. Dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho các mẹ khi mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh cần chú ý những gì? Các chị em cùng tham khảo.

Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là gì? 1

Tiền mãn kinh là giai đoạn trong cơ thể của người phụ nữ có những sự thay đổi về nội tiết tố estrogen, suy giảm bộ phận sinh dục, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, lão hóa cơ thể…

Tiền mãn kinh có thể đến sớm hoặc có thể xảy ra muộn khác nhau ở mỗi người và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến di truyền, chế độ ăn uống và sinh hoạt, nghề nghiệp hay cơ địa…

Phụ nữ khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh thường cảm thấy cơ thể bị uể oải, suy nhược thần kinh, da trở nên mỏng và khô, sạm nám, tóc bị rụng nhiều, tóc khô xơ gãy rụng kèm theo đó là hàng loạt các vấn đề liên quan đến sức khỏe như xương khớp, bệnh đường sinh dục hay vấn đề tim mạch, thần kinh. Đặc biệt ở một số chị em thường cảm thấy nóng nảy, gắt gỏng, mệt mỏi, khó ngủ, toát mồ hôi đêm hoặc dễ bị trầm cảm nhẹ… Tuy nhiên tùy thuộc vào từng người mà những dấu hiệu này biểu hiện khác nhau. Có người bị ít hoặc bị nhiều, hoặc mức độ các triệu chứng nặng nhẹ là khác nhau.

Mang thai tuổi tiền mãn kinh

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ vẫn có khả năng mang thai. Tuy nhiên khả năng mang thai trong giai đoạn này là rất thấp. Bởi vì trong giai đoạn này là lúc chị em chưa hết kinh nguyệt hẳn, buồng trứng vẫn hoạt động. Trước khi ngừng hẳn, buồng trứng có thể sẽ hoạt động hết công suất, một vài nang trứng sẽ chín và rụng bất chợt. Do vậy ở giai đoạn này, nếu chị em không muốn có thai ngoài ý muốn thì cần phải thực hiện một số biện pháp tránh thai hợp lý.

Những rủi ro có thể gặp khi mang thai giai đoạn tiền mãn kinh

  • Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh đồng nghĩa với sức khỏe của chị em bị giảm sút, cơ thể hình dạng bên ngoài bị thay đổi khá nhiều.
  • So với phụ nữ trẻ tuổi, thì những chị em mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có nguy cơ đối diện với nhiều bất cập như:
  • Thai yếu hoặc khả năng thụ tinh thấp.
  • Bị đái tháo đường thai kỳ, từ đó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Phụ nữ lớn tuổi thường không đủ sức để sinh thường mà phải sinh môr
  • Huyết áp cao, đây là một trong những nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi mãn kinh. Nếu trong quá trình thai kỳ mà mẹ gặp phải hiện tượng này, các bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi và cho dùng thuốc để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
  • Dễ mắc phải tình trạng nhau tiền đạo gây chảy máu cho mẹ.
  • Sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, dị tật cơ xương hoặc các bệnh liên quan đến phổi hoặc tim mạch.
  • Trẻ dễ bị chậm phát triển hoặc gặp các vấn đề về nhận thức.

Kinh nghiệm mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh

Kinh nghiệm mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh 1

Mang thai là một giai đoạn quan trọng và đòi hỏi chị em phải cần chuẩn bị và chăm sóc kỹ lưỡng. Đặc biệt đối với những chị em trong giai đoạn độ tuổi tiền mãn kinh thì gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Dưới đây là một số kinh nghiệm cho các mẹ giảm thiểu rủi ro khi mang thai tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.

  • Trước tiên trong giai đoạn mang thai, các mẹ cần chú ý đến chăm sóc sức khỏe của bản thân. Chị em nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc nặng nhọc, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Bổ sung các loại vitamin và axit folic trước ba tháng dự định có thai để tăng khả năng thụ thai.
  • Chị em cần chú ý trong vấn đè quan hệ tình dục, tốt nhất nên kiêng trong 3 tháng đầu và những tuần cuối của thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé được an toàn nhất.
  • Duy trì chỉ số khối cơ thể BMI ở mức thích hợp từ 18,5 – 24,9% trước khi muốn mang thai. Chị em cũng cần chú ý tránh dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và các loại thức ăn nhanh điều này gây không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Ngoài ra, để tham bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, các chị em cần thực hiện một số xét nghiệm như chụp X- quang tuyến vú, xét nghiệm PAP, hemoglobin, lipid, xét nghiệm đái tháo đường… những xét nghiệm này rất hữu ích trong việc tìm ra các yếu tố nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho các chị em. Đối với những chị em khi có các dấu hiệu của việc mang thai, cần khẩn trương đi khám để có những biện pháp bảo vệ thai nhi được tốt nhất.

Chúc các chị em có sức khỏe tốt và luôn hạnh phúc!

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/3315/mang-thai-giai-doan-tien-man-kinh/feed/ 0
Các rối loạn biệt hóa giới tính sinh dục http://kienthucsinhsan.vn/2885/cac-roi-loan-biet-hoa-gioi-tinh-sinh-duc-2/ http://kienthucsinhsan.vn/2885/cac-roi-loan-biet-hoa-gioi-tinh-sinh-duc-2/#respond Mon, 02 Jul 2018 10:22:11 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2885 Rối loạn biệt hóa giới tính sinh dục là tình trạng bệnh nhân có buồng trứng nhưng cơ quan sinh dục lại biệt hoá nam tính, hay không rõ ràng về giới tính, đó là trường hợp lưỡng tính giả nữ.

Các rối loạn biệt hóa giới tính sinh dục 1

Hoặc bệnh nhân có tinh hoàn nhưng cơ quan sinh dục ngoài và các ống sinh dục biệt hoá nam tính không hoàn toàn còn gọi là lưỡng tính giả nam…

Biệt hóa giới tính sinh dục – Nguyên nhân

Biệt hoá giới tính sinh dục là một quá trình phức tạp do nhiều yếu tố quyết định: giới tính nhiễm sắc thể, giới tính tuyến sinh dục và giới tính hình thể.

Rối loạn ở bất cứ một giai đoạn nào của quá trình biệt hoá giới tính sinh dục trong thời kỳ phôi đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan sinh dục và sinh sản.

Biệt hóa giới tính sinh dục bình thường sẽ trải qua các giai đoạn sau

Trong giai đoạn hình thành thai nhi: có vai trò của nhiễm sắc thể X và Y, gen quyết định giới tính vùng Y (sex determining region Y-SRY) và một số gen khác như: gen WT1, gen SF1, gen DAX1….

Trong quá trình phát triển thai: có các quá trình biệt hóa tinh hoàn và buồng trứng, biệt hóa các ống sinh dục, biệt hóa cơ quan sinh dục ngoài.

Khi sinh ra và lớn lên: có sự biệt hóa giới tính về phương diện tâm lý.

Khi có sự rối loạn ít nhất một trong số các yếu tố tham gia quá trình biệt hóa giới tính bình thường kể trên sẽ gây nên biệt hóa giới tính bất thường.

Biệt hóa giới tính sinh dục – Các dấu hiệu nhận biết

Biểu hiện bất thường giới tính về hành vi: hình thể ngoài là nam giới nhưng cư xử như người nữ, thích chơi với bạn nam,…

Quá trình phát triển tình cảm, dậy thì, hôn nhân và con cái: hầu hết các bệnh nhân không rõ ràng về giới tính sinh dục ít có khả năng sinh sản (ngoại trừ các trường hợp lưỡng tính giả nữ)

Có thể bạn quan tâm: Rối loạn nội tiết nữ có khiến que thử thai báo 2 vạch?

Biệt hóa giới tính sinh dục – Quá trình thăm khám với bác sĩ

Khám toàn thân: trạng thái tinh thần kinh, hình dáng bên ngoài, hệ thống lông và râu phát triển có bất thường?

Khám thực thể: bệnh nội tiết (đái tháo đường,…), tim mạch (giãn tĩnh mạch, tim bẩm sinh,…), hô hấp (bệnh phổi mãn tính,…), tiết niệu (ví dụ: dị tật hệ tiết niệu,…), cơ bắp (cơ bắp nhẽo), vú to (ở bệnh nhân Klinefelter),…

Khám bộ phận sinh dục ngoài: có dị tật không (không có tinh hoàn trong bìu, lỗ đái thấp, có cả tinh hoàn và âm đạo,…).

Siêu âm: nhằm phát hiện các bất thường như dị dạng thận, bệnh lý tim mạch,…

Chụp cắt lớp vi tính: phát hiện thêm các bệnh lý bất thường.

Nội soi ổ bụng tìm tinh hoàn, các khối bất thường, tử cung và buồng trứng,…

Xét nghiệm nhiễm sắc thể và bản đồ gen.

Xét nghiệm nội tiết tố sinh sản để xác định giới.

Biệt hóa giới tính sinh dục – Phân loại

Hội chứng Klinefelter (thể bệnh thường gặp có bộ nhiễm sắc thể 47,XXY)

  • là bệnh thiểu năng sinh dục nguyên phát hay gặp và thường gây vô sinh nam;
  • lúc trưởng thành có hình dáng nam giới, tinh hoàn rắn và nhỏ, vô tinh và vú phì đại.
  • Người bệnh có ít nhất 2 nhiễm sắc thể X và một số nhiễm sắc thể Y, ngoại trừ một số trường hợp rất ít chỉ có 2 nhiễm sắc thể XX.

Hội chứng Turner (bộ nhiễm sắc thể 45,X)

  • Các dấu hiệu điển hình: thân hình bé nhỏ, dậy thì đến muộn, các tuyến sinh dục loạn sản và teo, nhiều mô xơ, làn da ở gáy cổ nhẽo; bộ mặt có những nét đặc biệt như cằm nhọn, khoé mắt lồi, tai vểnh, cổ ngắn và bạnh hai bên;
  • Có thể gặp những rối loạn ở bộ phận khác như: tăng huyết áp, hẹp động mạch chủ, thận dị dạng, cẳng tay khoèo, vẹo cột sống,…;
  • Các ống sinh dục ở cơ quan sinh dục ngoài thường biệt hoá nữ.
  • Chẩn đoán hội chứng Turner dựa vào bộ nhiễm sắc thể 45,X với chiều cao giảm rõ rệt, bất thường của cơ thể, dậy thì muộn kèm theo nồng độ FSH huyết tương tăng cao.

Loạn sản tuyến sinh dục:

  • Loạn sản tuyến sinh dục với bộ nhiễm sắc thể 46,XX và 46,XY: có hình dáng phụ nữ, tuyến sinh dục teo nhỏ và không có những biểu hiện đặc trưng của hội chứng Turner.
  • Loạn sản tuyến sinh dục 46,XX do đột biến hay khuyết tật gen làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của buồng trứng.
  • Loạn sản tuyến sinh dục 46,XY do đột biến hay khuyết tật gen: có cơ quan sinh dục ngoài biệt hoá nữ nhưng các tuyến sinh dục teo, ống Müller vẫn tồn tại nhưng âm vật phì đại.

Lưỡng tính thật

  • Vừa có tinh hoàn vừa có buồng trứng ở một hay cả hai bên tuyến sinh dục.
  • Cơ quan sinh dục ngoài có thể giống nam hay giống nữ, nhưng phần lớn khó phân biệt;
  • Tinh hoàn ẩn và lỗ đái lệch thấp (tinh hoàn hay buồng trứng tinh hoàn-ovotestis-có thể nằm
  • trong bìu, môi lớn, vùng bẹn hay ở trong ổ bụng),
  • tử cung thường teo nhỏ.
  • Chẩn đoán cần tiến hành xét nghiệm tìm bộ nhiễm sắc thể 46,XX/46,XY và phát hiện buồng trứng tinh hoàn ở vùng bìu-môi lớn.

Lưỡng tính giả nữ

  • Có buồng trứng, nhưng cơ quan sinh dục lại biệt hoá nam tính hay không rõ ràng về giới tính.
  • Thai nhi nữ bị nam tính hoá do ảnh hưởng của androgen có nguồn gốc từ bản thân thai nhi hay từ mẹ.

Lưỡng tính giả nam

  • Có tinh hoàn nhưng cơ quan sinh dục ngoài và các ống sinh dục biệt hoá nam tính không hoàn toàn.
  • Nguyên nhân: tinh hoàn không đáp ứng với hCG và LH, khuyết tật trong sinh tổng hợp testosterone, các mô đích không đáp ứng được với androgen, các rối loạn di truyền.

Các rối loạn biệt hoá giới tính khác

– Không có tinh hoàn bẩm sinh.

– Có cơ quan sinh dục ngoài nam bình thường nhưng vẫn có các ống Müller.

– Lỗ đái lệch thấp: nguyên nhân do di truyền, các tế bào Leydig kém hiệu quả, đề kháng ở tế bào đích, bất thường của thụ thể androgen,…

– Dương vật bé: nguyên nhân do thiểu năng testosterone của thai nhi, thiếu men 5α reductase, khuyết tật tại thụ thể androgen.

– Không có dương vật

Rối loạn biệt hoá giới tính – Điều trị

Nguyên tắc điều trị là xác định thể bệnh và dựa vào nguyên nhân.

Điều trị rối loạn biệt hóa giới tính bằng liệu pháp tâm lý

Khi đã định hướng được giới tính, cần tiếp tục củng cố giới tính đó bằng các phương

pháp ngoại khoa, nội tiết và tâm lý.

Điều trị rối loạn biệt hóa giới tính bằng thuốc

Hội chứng Klinefelter: điều trị androgen thay thế, đặc biệt lúc dậy thì muộn hay khi

nồng độ testosterone quá thấp.

Hội chứng Turner: điều trị nhằm nâng chiều cao lên, thúc đẩy các đặc điểm sinh

dục phụ và tạo điều kiện cho người bệnh có kinh nguyệt đúng lúc. Điều trị bằng nội

tiết tố tăng trưởng phối hợp với nội tiết tố nữ.

Điều trị rối loạn biệt hóa giới tính bằng phẫu thuật

Phẫu thuật giúp trả lại đúng giới tính bằng tạo hình. Các phẫu thuật tạo hình thường được tiến hành trước 6-12 tháng tuổi.

Âm vật có thể tạo hình sớm nhưng âm đạo có thể đợi đến tuổi thanh niên.

Tinh hoàn có loạn sản ở người bệnh có nhiễm sắc thể Y cần được loại bỏ sớm đề phòng ung thư tinh hoàn.

Trường hợp kháng androgen hoàn toàn, các tinh hoàn có thể giữ lại cho đến lúc thanh niên, để tạo nguồn estrogen nếu như các tinh hoàn không nằm ở môi lớn. Lúc đó, có thể cắt bỏ tinh hoàn và tiếp tục sử dụng nội tiết tố thay thế vào tuổi dậy thì.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2885/cac-roi-loan-biet-hoa-gioi-tinh-sinh-duc-2/feed/ 0
Ung thư vú từ thuốc tránh thai- bạn đã biết chưa? http://kienthucsinhsan.vn/2837/ung-thu-vu-tu-thuoc-tranh-thai-ban-da-biet-chua/ http://kienthucsinhsan.vn/2837/ung-thu-vu-tu-thuoc-tranh-thai-ban-da-biet-chua/#respond Fri, 12 Jan 2018 09:48:01 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2837 Ung thư vú là khối u ác tính bắt nguồn từ các tế bào vú. Một khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể phát triển xâm lấn các mô xung quanh hoặc di căn tới các mô xa hơn trong cơ thể. Ung thư vú hầu hết xảy ra ở phụ nữ, tuy nhiên nam giới cũng có thể mắc bệnh.

Ung thư vú từ thuốc tránh thai- bạn đã biết chưa? 1

Các giai đoạn của ung thư vú

  • Giai đoạn 0: ung thư tại chỗ, chưa có di căn hạch
  • Giai đoạn I: Ung thư chỉ là một khối u nhỏ và di căn rất ít.
  • Giai đoạn II: Khối u lớn hơn 1 chút, có di căn sang các mô gần đó, sang một số lượng nhỏ các hạch lympho nhưng chưa tới các cơ quan khác.
  • Giai đoạn III: Khối u lớn dần lên, di căn xa hơn giai đoạn 2. Chúng di căn rộng hơn tới các mô vú hoặc hạch lympho gần đó nhưng chưa tới các cơ quan khác.
  • Giai đoạn IV: Các khối u có kích thước rất lớn và hầu hết đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Chúng di căn sang các hạch lympho gần và xa, hoặc tới các cơ quan khác.

Ở mỗi giai đoạn sẽ có thời gian sống, cơ hội chữa khỏi, kích thước khối u và mức độ di căn khác nhau.

Dấu hiệu dễ nhận biết của ung thư vú

  • Chảy dịch ở núm  vú, có thể là dịch trong, vàng trong, màu sậm giống máu.
  • Núm  vú bị loét, rỉ dịch.
  • Núm  vú bị co kéo tụt vào trong.
  • Sờ được một mảng lộm cộm trong vú hay cục u ở vú hay nách.
  • Da vú bị nhăn, da dày giống da trái cam sành.
  • Da vú bị thay đổi hình dạng và màu sắc khác biệt so với bên vú kia.
  • Đau vú một hay nhiều nơi.

Thuốc tránh thai có làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú hay không?

Có rất nhiều loại thuốc tránh thai cho phụ nữ lựa chọn, bao gồm các loại thuốc chỉ chứa progestin và các loại thuốc phối hợp estrogen và progestin.

Ưu điểm: Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai đúng cách, tỷ lệ thất bại chỉ khoảng 1%.

  • Viên tránh thai phối hợp còn có tác dụng làm giảm đau bụng kinh, giảm mức độ chảy máu khi có kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Thuốc tránh thai cũng có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh viêm, nhiễm trùng vùng chậu, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.
  • Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin là lựa chọn tốt dành cho những phụ nữ đang cho con bú bởi nó không ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa. Loại thuốc này cũng an toàn hơn cho những phụ nữ có tiền sử hình thành cục máu đông hoặc không kiểm soát được huyết áp.
  • Cả 2 loại thuốc tránh thai đều có tác dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và thậm chí, bạn có thể sử dụng để kiểm soát số chu kỳ kinh nguyệt bạn có trong năm.

Nhược điểm: Nếu quên uống thuốc, tỷ lệ thất bại của biện pháp này sẽ lên tới 8%. Nếu bạn uống thuốc tránh thai chỉ có progestin, việc nhớ uống thuốc vào đúng giờ hàng ngày là rất quan trọng. Thuốc tránh thai có thể gây rỉ máu âm đạo, căng tức ngực, buồn nôn và suy giảm ham muốn tình dục. Viên uống phối hợp có thể đi kèm với nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân và làm tăng nguy cơ đột quỵ nếu bạn là người hút thuốc.

Ngoài ra thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

  • Một nghiên cứu cảnh báo rằng phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai bằng hoóc môn (thuốc tránh thai nội tiết), kể cả thuốc ngừa thai thông thường cũng có nguy cơ gia tăng ung thư vú.
  • Các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen ở Đan Mạch cho biết nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn ở những phụ nữ gần đây đã sử dụng các biện pháp tránh thai bằng hoóc môn cao hơn so với những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng thuốc tránh thai hoóc môn
  • Sau khi ngưng dùng liệu pháp tránh thai bằng hoóc môn, nguy cơ ung thư vú vẫn cao hơn ở những phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai bằng hoóc môn trong 5 năm hoặc nhiều hơn so với phụ nữ không sử dụng.
  • Phụ nữ hiện đang hoặc gần đây đã sử dụng progestin đặt vào hệ thống buồng trứng cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng thuốc tránh thai nội tiết.
  • Để phòng tránh nguy cơ ung thư vú, phụ nữ nên tham vấn ý kiến bác sĩ sản phụ khoa trước khi có kế hoạch phòng tránh thai hợp lý cho bản thân nhé.

Các phương pháp phòng ngừa ung thư vú

  • Chế độ ăn uống khoa học: Ăn thực phẩm sạch và chế biến đúng cách cũng giúp bạn giảm nguy cơ bệnh tật, trong đó có ung thư vú. Đặc biệt, chị em nên ăn nhiều rau và tránh những thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế sử dụng chất kích thích.
  • Tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên giúp bạn tăng cường sức khỏe và sức đề kháng tốt để phòng chống bệnh tật và ngăn ngừa nguy cơ lão hóa. Tập hàng ngày trong khoảng 45 phút để giảm nguy cơ ung thư vú.
  • Giảm stress: Căng thẳng mệt mỏi sẽ làm giảm nguy cơ miễn dịch và giảm khả năng chống lại các tế bào ung thư. Vì vậy, bạn hãy làm mọi cách để giảm stress.
  • Tầm soát ung thư vú sớm: Đối với những chị em có tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng cần phải chú ý nhiều đến việc tầm soát. Với những phụ nữ có biểu hiện đặc biệt như xuất hiện khối u ở vú, vú tiết dịch, núm vú thụt vào trong….thì cần phải đi khám càng sớm càng tốt để có thể kịp thời điều trị và tránh biến chứng nghiêm trọng

Bạn có thể đi đến bệnh viện để làm xét nghiệm về vú và ung thư vú tại các bệnh viện phụ sản, các cơ sở y tế sản phụ khoa, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Tp Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội.

 

Phương pháp tốt nhất là phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư vú hiệu quả từ sớm sẽ giúp việc điều trị khỏi bệnh có cơ hội cao, Bệnh ung thư vú khi phát hiện ở những giai đoạn đầu sẽ có khả năng chữa khỏi cao.Vì vậy, chị em nên thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm để sớm phát hiện các bệnh nguy hiểm. Từ đó đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa và chữa khỏi bệnh.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2837/ung-thu-vu-tu-thuoc-tranh-thai-ban-da-biet-chua/feed/ 0
Táo bón ra máu ở mẹ bầu có sao không? http://kienthucsinhsan.vn/2806/tao-bon-ra-mau-o-me-bau-co-sao-khong/ http://kienthucsinhsan.vn/2806/tao-bon-ra-mau-o-me-bau-co-sao-khong/#respond Mon, 31 Jul 2017 01:30:47 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2806 Táo bón là triệu chứng thường gặp khi phụ nữ mang bầu. Nếu không biết cách phòng chống và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những vấn đề khác gây nên hiện tượng mang thai bị táo bón ra máu. 

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị táo bón ra máu

Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ hình thành khi các mạch máu quanh trực tràng bị sưng lên, gây đau đớn trong vài tháng cuối của thai kỳ và sau khi sinh. Khi bà bầu bị táo bón, sẽ tạo thêm áp lực lên các mạch máu, khiến búi trĩ lớn hơn, có thể dẫn đến bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu. Điều này thường đi kèm với đau đớn và khó chịu.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Các vết nứt hậu môn (Anal Fissures)

Đây là các vết nứt màu đỏ, hình thành trên vùng da quanh trực tràng. Khi bị táo bón, bà bầu thường cố gắng rặn để đẩy khối phân cứng và khô ra ngoài. Kết quả là các vết nứt hậu môn xuất hiện. Nếu mẹ bầu vẫn cố gắng rặn nhiều lần, vết nứt hậu môn có thể lan rộng và thấy máu xuất hiện trong phân. Các vết nứt hậu môn này gây rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Vết rách hậu môn (Anal Tears)

Vết rách hậu môn chỉ xảy ra nếu bạn đang có vết nứt hậu môn. Khi bà bầu vẫn còn táo bón, quá trình đi tiêu sẽ gây áp lực lên các vết nứt hậu môn. Kết quả là vết nứt hậu môn trở nên to hơn và có thể dẫn đến các vết rách lớn ở vùng trực tràng, giống hình dạng giọt nước mắt. Lúc này, hiện tượng bà bầu táo bón đi ngoài ra máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, máu xuất hiện trong phân nhiều hơn.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn là căn bệnh sinh ra do nhiễm trùng tại các khe và nhú trong ống hậu môn. Sau đó làm ở các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm và tụ mủ, phá miệng da vùng xung quanh hậu môn tạo thành những lỗ rò. Trong hầu hết các trường hợp, nó sẽ thải ra chất trắng, nhưng đôi khi, nó cũng có thể gây chảy máu.

Khi nào nên lo lắng về hiện tượng bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu?

Bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu thường không phải là hiện tượng gì nguy hiểm. Miễn là bạn chắc chắn rằng máu đến từ vùng trực tràng và không phải từ âm đạo, thì đừng lo lắng nhiều, cũng sẽ không có nguy hiểm nào cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên thông báo việc ra máu này cho bác sĩ, đôi khi cũng khó để xác định máu đến từ trực tràng hay âm đạo của bạn. Các bác sĩ có thể giúp xác định chính xác tình trạng này.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Khi gặp hiện tượng đi ngoài ra máu và có kèm một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, hãy gọi cho bác sĩ:

  • Sốt
  • Đau bụng hoặc đầy bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chảy máu liên tục hoặc trầm trọng
  • Giảm cân
  • Tiêu chảy nặng hoặc kéo dài
  • Phân có dạng bút chì, rò rỉ phân, hoặc không thể đi tiêu.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng dưới đây, hãy nhập viện:

  • Phân màu đen hoặc màu nâu đỏ
  • Mất máu trầm trọng
  • Đau hoặc chấn thương trực tràng
  • Chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu
  • Nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường

Phòng tránh việc mang thai bị táo bón

Mang thai bị táo bón gây nhiều khó chịu không chỉ cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của thai nhi. Táo bón khi mang thai cũng có thể phát triển thành bệnh trĩ. Chúng có thể gây ra đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều sau khi sinh con. Chính vì vậy, đừng để bệnh xảy ra rồi mới tìm cách chữa trị, mẹ bầu nên có ý thức chủ động phòng tránh táo bón khi mang thai.

  • Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Chất xơ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, nó hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn, giúp các chất thải dễ dàng được tống ra ngoài. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất xơ cũng có thể dẫn đến táo bón. Mẹ bầu nên ăn khoảng 25-30 gam chất xơ mỗi ngày.
  • Hãy uống đủ lượng nước. Nước cực kì cần thiết với cơ thể sống. Đối với việc phòng chống bị táo bón khi mang thai, nước giúp làm mềm và di chuyển các khối chất thải dễ dàng hơn. Vì vậy mẹ bầu hãy nhớ uống đủ 10-12 ly nước mỗi ngày. Theo kinh nghiệm của một số bà mẹ, uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng rất có ích cho tình trạng táo bón.
  • Ăn nhiều sữa chua. Trong sữa chua có chứa vi khuẩn Probiotic – một loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn này giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Tránh ăn những thức ăn dễ gây ra táo bón. Bánh mì trắng và những thực phẩm từ ngô rất dễ làm cho mẹ bầu bị táo bón. Nên hạn chế những thức ăn này.
  • Tránh một số loại đồ uống và chất kích thích. Các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, coca, chất cồn có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
  • Vận động cơ thể. Việc luyện tập tích cực, vận động cơ thể thường xuyên giúp ngăn ngừa hiện tượng bị táo bón khi mang thai rất tốt, đặc biệt là khi tính chất công việc của mẹ bầu phải ngồi nhiều.
  • Không nhịn khi đi vệ sinh. Khi nhịn đi vệ sinh, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị táo rất cao. Vậy nên nếu có dấu hiệu muốn đi vệ sinh, mẹ bầu nên đi ngay.
  • Sử dụng Isilax Mamma. Isilax Mamma với các thành phần gồm:
    • Dịch chiết cây Manna chứa Mannitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.
    • Dịch chiết Mận và Kiwi: bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.
    • Inulin: cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.
    • Pectin táo: tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Isilax Mamma là một sản phẩm chống táo bón an toàn dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bởi chế phẩm này được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn. Vậy nên, Isilax Mamma là một lựa chọn an toàn và hiệu quả mà các mẹ nên thử.

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, các mẹ có thể tham khảo TẠI ĐÂY hoặc liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp thêm. Đồng thời nếu có bất kì vấn đề nào còn chưa rõ về hiện tượng bà bầu bị táo bón ra máu cũng như cách trị táo bón cho bà bầu, các bạn có thể gọi điện đến hotline tư vấn 0916 84 77 22 để được các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2806/tao-bon-ra-mau-o-me-bau-co-sao-khong/feed/ 0
Ung thư nhau thai – Căn bệnh ác tính http://kienthucsinhsan.vn/1231/ung-thu-nhau-thai-can-benh-ac-tinh/ http://kienthucsinhsan.vn/1231/ung-thu-nhau-thai-can-benh-ac-tinh/#respond Tue, 06 Dec 2011 07:10:31 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1231 Ung thư nhau thai là giai đoạn chuyển sang biến chứng ác tính của thai trứng hay còn gọi là chửa trứng. Tuy nhiên, người phụ nữ còn chưa biết đến căn bệnh ác tính này dễ di căn sang phổi, gan, thận, não…

Ung thư nhau thai chiếm tỷ lệ khá cao ở Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác, khoảng 30/1.000 ca sinh và 2,6/1.000 ca có thai. Người mắc bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ di căn đến những cơ quan nội tạng, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ung thư nhau thai - Căn bệnh ác tính 1

Yếu tố nguy cơ từ thai trứng

Trong các trường hợp mang thai bình thường, mỗi giai đoạn khác nhau đều có tổ chức đệm cơ và mao mạch để dẫn máu nuôi dưỡng thai nhi.
Thế nhưng, trong các trường hợp thai trứng, vì một lí do nào đó, lớp tế bào nuôi và hội bào tăng sản hoặc loạn sản, biến thành các nang nước. tình trạng này khiến tử cung căng to, lấn át sang các vùng xung quanh. Bào thai bị chết hoặc tiêu đi. Đây là giai đoạn thai trứng chuyển sang ung thư nhau thai, mang cấp độ ác tính.
Do vậy, trước khi có kế hoạch sinh con, phụ nữ cần nhận biết các yếu tố nguy cơ dấn đến thai trứng và ung thư nhau thai để có cách phòng tránh như:

  • Hiện nay, y khoa vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân gay thai trứng. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học cho thấy có thể do sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh đã dẫn đến những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể. Khoảng 90% trường hợp thai trứng bắt nguồn từ người cha và 10% từ người mẹ. Nếu phụ nữ mang thai trên 35 tuổi, quá trình thụ tinh dễ gặp bất thường. Do đó bạn cần xem xét về độ tuổi thích hợp khi sinh con.
  • Chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, axit folic, carotene, vitaminA dễ có nguy cơ bị thai trứng toàn phần. Khi lên kế hoạch mang thai, người mẹ cần uống thêm các viên bổ sung a-xit folic. Các bác sĩ sản khoa cũng khuyến khích chị em nên khám sức khỏe tổng quát và được tư vấn về chế độ dinh dưỡng chuẩn bị cho việc mang thai.

Phương pháp điều trị bệnh

Đa số các trường hợp ung thư nhau thai thường không có dấu hiệu báo trước đến khi bệnh bột phát. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị ung thư nhau thai do thai trứng, ở giai đoạn đầu, 90 -97% các trường hợp có xuất huyết âm đạo từ ít tới ồ ạt. Người bệnh đau bụng từng cơn, nôn nhiều và kéo dài, cơ thẻ tăng nhiệt, tử cung to do chứa máu và mô thai trứng…
Khi xác định thai trứng, bệnh nhân sẽ được điều trị bệnh kết hợp như tiền sản giật, cường giật, thiếu máu, rối loạn điện giải. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lấy khối thai bằng cách hút nạo. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian thực hiện và không gây biến chứng tử cung. Trường hợp thai trứng diễn biến sang ung thư nhau thai, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành phương pháp hóa trị.
Bệnh nhân điều trị ung thư nhau thai thành công vẫn có khả năng mang thai lại. Tuy nhiên, họ cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện, điều trị kịp thời các biến chứng ác tính sau đó và tuyệt đối tránh thai trong một năm.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1231/ung-thu-nhau-thai-can-benh-ac-tinh/feed/ 0
Quá trình khám thai định kỳ http://kienthucsinhsan.vn/1165/qua-trinh-kham-thai-dinh-ky/ http://kienthucsinhsan.vn/1165/qua-trinh-kham-thai-dinh-ky/#respond Wed, 30 Nov 2011 03:36:09 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1165 Nếu có một điều mà bạn không tránh được trong thời kỳ mang thai thì đó chính là xét nghiệm! Tất nhiên là bạn cảm thấy căng thẳng nhưng là một người mẹ trong tương lai ai cũng mong muốn cho ra đời một cháu bé khỏe mạnh, thông minh, có ích cho xã hội sau này. Vì vậy hãy cố gắng thoải mái vì thực sự là những xét nghiệm này nhằm mục đích đảm bảo em bé bạn đang phát triển một cách khỏe mạnh.

Các xét nghiệm trong thời kỳ mang thai chỉ đơn giản là để giúp bảo đảm rằng mọi vấn đề sẽ được phát hiện càng sớm càng tốt, để con bạn và bạn được chăm sóc tốt nhất trong thời kỳ mang thai. Một vài xét nghiệm nghe có vẻ phức tạp nhưng những xét nghiệm đó đều là những xét nghiệm tiêu chuẩn thông thường.

Quá trình khám thai định kỳ 1

Xét nghiệm chọc dò nước ối

Thường được thực hiện khoảng tuần từ 15 – 18 của thai kỳ, xét nghiệm chẩn đoán này xem xét liệu con bạn có Hội chứng Down hoặc các vấn đề về nhiễm sắc thể khác không. Bạn thường được đề nghị xét nghiệm này nếu bạn hơn 35 tuổi, đã sinh con với bất kỳ triệu chứng nào cụ thể, hoặc nếu bạn hoặc chồng bạn có tiền sử gia đình bất bình thường về gen.

Bạn cũng sẽ được đề nghị làm xét nghiệm này nếu bạn có nguy cơ cao từ kết quả của các xét nghiệm máu hoặc siêu âm vùng sáng sau gáy.

Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra vị trí bào thai, nhau thai và xác nhận ngày dự sinh. Sau đó, lớp da ở phía trên tử cung được làm sạch và một mũi kim nhỏ sẽ được chọc vào tử cung. Một mẫu nước ối quanh bào thai được lấy ra bằng một xi-lanh và gửi đi xét nghiệm. Vị trí của em bé và mũi kim được giám sát cẩn thận trong quá trình siêu âm.

Nhiều bà mẹ nói rằng xét nghiệm này khó chịu hơn là đau đớn và cảm thấy tương tự như đau bụng hành kinh. Xét nghiệm kéo dài khoảng 25 phút và bạn sẽ có được kết quả trong vòng 2 tuần lễ.

Bạn nên để mình thanh thản dễ chịu vài ngày sau xét nghiệm và đảm bảo rằng bạn được giúp đỡ trong việc trông coi những đứa con khác nếu bạn đã có con.

Việc chọc dò nước ối thường khá an toàn và nhiều phụ nữ thấy rằng lợi ích của xét nghiệm này (cho sự chẩn đoán về những bất bình thường có thể có đối với con bạn) nhiều hơn so với mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu không thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, xét nghiệm này cũng có một vài rủi ro, với 1 trong 200 phụ nữ có biến chứng sau đó có thể dẫn đến sẩy thai. Do vậy, để đưa ra một quyết định sáng suốt, tốt nhất bạn cần trao đổi kỹ với chuyên gia hoặc bác sĩ của bạn.

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS)

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) thường được đề nghị vào tháng thứ nhất giai đoạn ba để thay thế cho một xét nghiệm chọc dò nước ối. Điểm khác biệt chính là nó không thể phát hiện gai đôi. Xét nghiệm này thường được đề nghị cho những phụ nữ trên 35 tuổi và có tiền sử gia đình có các bệnh về gen hoặc người đã có một vấn đề nào đó trong lần sinh con trước. Xét nghiệm kéo dài khoảng nửa giờ và hơi đau hơn một chút so với xét nghiệm chọc dò nước ối. Nó liên quan đến việc lấy mẫu tế bào lông nhung màng đệm được tìm thấy trên nhau thai.

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) 1

Khi bạn đã được xét nghiệm, bạn sẽ cần nghỉ ngơi trong vài ngày. Và giống như với xét nghiệm chọc dò nước ối, xét nghiệm CVS cũng có rủi ro nhỏ về sẩy thai. Do vậy, điều quan trọng là bạn phải thảo luận mọi vấn đề hoặc mối quan tâm với chuyên gia của bạn trước khi tiến hành.

Xét nghiệm dung nạp Glucose

Trong giai đoạn thứ hai của thai kỳ bạn có thể được đề nghị kiểm tra bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai mà có thể xảy ra với 2 đến 3 trong số 100 bà mẹ tương lai. Những người có nguy cơ nhất có thường là những người trên 35 tuổi, người béo phì và có thể đã bị vấn đề đó ở lần mang thai trước. Nó cũng phổ biến hơn ở các bà mẹ là người Ấn độ, Caribe da đen hoặc Trung Đông. Xét nghiệm máu đơn giản sẽ phát hiện liệu bạn có bị bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai không.

Nhiều bà mẹ tương lai có thể kiểm soát bệnh tiểu đường này với một chế độ ăn kiêng lành mạnh và một chương trình tập thể dục. Thỉnh thoảng, việc tiêm Insulin là cần thiết.

Các xét nghiệm máu thông thường

Trong thời kỳ mang thai bạn có thể phải làm một vài xét nghiệm máu. Không cần phải lo lắng gì cả, tất cả các xét nghiệm này hoàn toàn là xét nghiệm thông thường. Những xét nghiệm đó kiểm tra những vấn đề sau:

  • Mức độ sắt: Nếu mức độ sắt thấp bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ. Bạn có thể thử ăn thêm rau có màu xanh đậm (cải bó xôi) và thịt đỏ (thịt bò) để giúp bạn tỉnh táo trở lại và nếu sự thay đổi chế độ ăn không đủ để tạo ra sự khác biệt, bạn có thể được chỉ định uống viên thuốc sắt để bạn không bị thiếu máu. Khi mức độ sắt của bạn có thể thay đổi trong suốt thời kỳ mang thai, bạn sẽ được xét nghiệm lại vào khoảng tuần 28 tuổi thai.
  • Nhóm máu và nhân tố Rezút: Bác sĩ của bạn cần biết nhóm máu của bạn để ghi vào hồ sơ y tế và xem xét liệu máu của bạn có dương tính Rezút (RH+) hay âm tính rezút (RH-) hay không, vì cả hai loại máu này đều không thích hợp. Nếu máu bạn là RH- và bạn đang mang thai em bé có máu RH+, thì sẽ có khả năng cơ thể bạn sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại các tế bào máu RH+. Điều đó có thể ảnh hưởng đến con bạn sau này trong lúc bạn mang thai. Bằng việc biết sớm nhóm máu của bạn, bác sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vấn đề phức tạp tiềm tàng.
  • Bệnh sởi Đức (hay còn gọi là Rubella): Bạn có thể đã được tiêm chủng để miễn dịch bệnh sởi Đức khi còn là trẻ em. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn không được miễn dịch, bạn sẽ biết bạn cần tránh gặp bất kỳ ai đang bị sởi bởi vì nó có thể nguy hại cho em bé của bạn.
  • Các bệnh khác: Máu của bạn sẽ được xét nghiệm kiểm tra viêm gan siêu vi B và giang mai vì cả hai bệnh này đều nguy hại cho đứa con chưa ra đời của bạn. Bạn cũng sẽ được xét nghiệm HIV/AIDS, tùy thuộc vào việc bạn có chấp nhận hay không. Không có lý do gì để phải lo lắng về những xét nghiệm này. Kết quả được giữ bí mật và được thực hiện để kiểm tra sức khỏe em bé của bạn.
  • Toxoplasmosis: Đây là một vật ký sinh lan truyền thông qua phân mèo hoặc thịt chưa nấu kỹ và có thể gây hại cho đứa con chưa ra đời của bạn. Toxoplasmosis thường không phải xét nghiệm nhưng hãy trao đổi với chuyên gia của bạn nếu bạn cảm thấy con bạn có nguy cơ gặp phải rủi ro này.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu 1

Nước tiểu sẽ được xét nghiệm thông thường trong kỳ mang thai để kiểm tra những vấn đề sau:

  • Protein trong nước tiểu có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng hoặc nhiễm bệnh hoặc nếu kèm theo các triệu chứng khác, có thể gây ra tiền sản giật. Tình trạng này có thể nghiêm trọng cho cả các bà mẹ và em bé. Bác sĩ hoặc chuyên gia của bạn có thể cho bạn thêm thông tin hoặc bạn có thể biết thêm thông tin tại mục tiền sản giật ở đây.
  • Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây cho bạn các vấn đề sau này khi mang thai nếu không được điều trị. Tuy nhiên, một số người có thể không bị bất kỳ triệu chứng nào. Xét nghiệm nước tiểu sẽ tìm ra sự nhiễm trùng đó và nếu phát hiện kịp thời thì có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh.
  • Glucose trong máu của bạn có thể cho thấy một chế độ ăn nhiều đường hoặc đơn giản là gần đây bạn đã ăn các thực phẩm có đường. Nếu bạn thường xuyên có Glucose trong nước tiểu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở người mang thai, mà bệnh này có thể gây rắc rối cho bà mẹ và em bé. Tuy nhiên, vẫn có thể được điều trị dễ dàng bằng việc thay đổi chế độ ăn và thói quen tập luyện.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1165/qua-trinh-kham-thai-dinh-ky/feed/ 0
Trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi có tốt ? http://kienthucsinhsan.vn/1144/tre-to-lon-trong-thoi-ky-thai-nhi-co-tot/ http://kienthucsinhsan.vn/1144/tre-to-lon-trong-thoi-ky-thai-nhi-co-tot/#respond Tue, 29 Nov 2011 08:17:38 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1144 Bình thường trọng lượng của trẻ sơ sinh khoảng 3kg nhưng có không ít trường hợp hiện nay trẻ sơ sinh có trọng lượng cơ thể trên 4kg, lâm sàng gọi những đứa trẻ này là trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi. Những đứa trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi, ít nhiều đều có những ảnh hưởng không tốt cho quá trình sinh đẻ và trong một số trường hợp còn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi có tốt ? 1

Nguyên nhân dẫn đến thai nhi to lớn

  • Do vóc người của cha mẹ thai nhi cao lớn nên thông qua tác dụng di truyền đã biểu hiện trên cơ thể con cái.
  • Trong nhiều trường hợp chế độ dinh dưỡng của thai phụ trong thời gian mang thai có chứa nhiều chất đường và chất béo hoặc thai phụ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng khác trong thời gian mang thai. Những dinh dưỡng từ mẹ này được thai nhi hấp thu rất tốt nên cơ thể của thai nhi phát triển nhanh.
  • Trong một số trường hợp là do thai phụ mắc bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường tính ẩn chưa được phát hiện. Những thai phụ này do insulin trong cơ thể tiết ra không đủ, nồng độ đường huyết tăng cao, lượng đường thông qua nhau thai vào hệ tuần hoàn máu của thai nhi, làm cho nồng độ đường huyết trong máu của thai nhi cũng ở mức tương đối cao, phản hồi kích thích ở tuyến tụy, làm cho cơ thể thai nhi tiết insulin quá nhiều hình thành nên chứng tăng insulin huyết, khiến lớp mỡ, glycogen, protein tích lũy trong cơ thể thai nhi từ đó làm cho trẻ to lớn.

Những ảnh hưởng của trẻ to lớn

Ảnh hưởng thông dụng và dễ thấy nhất là trẻ càng to lớn thì quá trình sinh đẻ bằng con đường sinh đẻ tự nhiên càng khó khăn.
Trong một số trường hợp, trẻ to lớn sau khi chào đời, không thể có được lượng đường tương đối nhiều thông qua sự tuần hoàn máu, nhưng insulin huyết vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể trẻ, làm cho nồng độ đường huyết trong cơ thể thai nhi giảm, dẫn đến hạ đường huyết. Như thế trẻ sơ sinh có thể xuất hiện phản ứng chậm chạp, tiếng khóc nhỏ, yếu ớt, nhãn cầu chuyển động không bình thường, ngưng thở từng cơn, rùng mình, trường hợp nặng có thể ngất lịm. Nguyên trọng hơn, do nồng độ đường huyết quá thấp, thời gian sinh đẻ kéo dài có thể làm tổn thương tế bào não của trẻ sơ sinh gây ra những di chứng về sau như giảm trí tuệ… có thể thấy thai nhi càng lớn, càng to thì độ nguy hiểm càng tăng.

Thai phụ cần làm gì?

Hiện nay, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, dinh dưỡng trong bữa ăn được cải thiện nhiều hơn, thai phụ trong khi mang thai hấp thu quá nhiều dinh dưỡng lại ít vận động, trẻ sơ sinh to lớn ngày càng nhiều. Vì thế, thai phụ phải chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong khi mang thai tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo, tham gia vận động thích hợp, đảm bảo sự khỏe mạnh cho thai nhi.
Bên cạnh đó thai phụ nên thường xuyên khám thai theo định kỳ, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường, theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi. Đến cuối thai kỳ việc kiểm tra cân nặng của thai nhi và rất cần thiết, thông qua các chỉ số về thai nhi các bác sỹ sẽ cho chỉ định sinh thường hay sinh mổ, thai phụ cần thực hiện theo ý kiến bác sỹ.

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1144/tre-to-lon-trong-thoi-ky-thai-nhi-co-tot/feed/ 0
Chế độ ăn uống lý tưởng cho người mang thai http://kienthucsinhsan.vn/1025/che-do-an-uong-ly-tuong-cho-nguoi-mang-thai/ http://kienthucsinhsan.vn/1025/che-do-an-uong-ly-tuong-cho-nguoi-mang-thai/#respond Sat, 26 Nov 2011 04:18:49 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1025 Mời các mẹ bầu cùng tiếp tục tham khảo những kiến thức về chế độ ăn uống khoa học và hợp lý nhất trong 9 tháng 10 ngày mang thai.

Trong thời gian mang thai có phải kiêng khem những loại thực phẩm nào không?

Khi mang thai, có một số loại thực phẩm bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ăn uống vì nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và chính thai nhi trong bụng.

  • Pho mát trắng, pho mát vân xanh không nên được sử dụng với bà bầu vì trong chúng có chứa listeria – một loại vi khuẩn có thể gây tổn hại cho em bé.
  • Pate sống hoặc tái chín đều không phải lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu. Loại thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi. Vì vậy khi bạn ăn thịt và trứng cần đảm bảo chúng đã được nấu chín.
  • Thủy hải sản có chứa nồng độ thủy ngân cao như con hàu, sushi, cá mập, cá kiếm…
  • Không nên ăn quá nhiều gan hoặc các sản phẩm từ gan như pate, xích xích gan bởi chúng có chứa một lượng lớn retinol của vitamin A. Bổ sung quá nhiều thực phẩm này có thể gây hại cho sự phát triển của bé.
  • Cấm triệt để việc uống rượu và hút thuốc lá trong thời gian mang thai.
  • Tốt hơn hết là không được bổ sung vào cơ thể quá 200 mg caffeine mỗi ngày. Nếu có thể bạn nên hạn chế tuyệt đối hoặc thay bằng các loại đồ uống khác có lợi cho cơ thể.

Có thể ăn kiêng khi mang thai?

Chế độ ăn kiêng trong thời gian mang thai có thể gây tổn hại cho bạn và sự phát triển của thai nhi. Một số chế độ ăn kiêng sẽ làm bạn không hấp thụ được đủ dưỡng chất cần thiết như sắt, axit folic, vitamin và nhiều khoáng chất quan trọng khác. Hãy nhớ rằng tăng cân hợp lý trong thời gian mang thai cũng là dấu hiệu báothai kỳ của bạn khỏe mạnh bình thường.

Có thể ăn kiêng khi mang thai? 1Bà bầu không nên uống rượu và cà phê trong thời kỳ mang thai

Chính vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia, bà bầu không nên ăn kiêng nếu bạn không quá nhiều cân. Với những mẹ bầu thừa cân, bạn nên có một chế độ ăn uống hợp lý, để tăng cân vừa phải. Trong trường hợp cần thiết phải tăng cân, chị em nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Mức tăng cân tốt nhất trong thai kỳ?

Các chuyên gia tư vấn cho biết, phụ nữmang thai tăng cân lý tưởng là khoảng 10–12kg. Bạn cũng cần phải có chế độ tăng cân phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, chẳng hạn như: tăng cân ít (1kg) hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu, tăng 4–5kg trong 3 tháng tiếp theo và tăng 5–6kg trong 3 tháng cuối cùng.
Một nghiên cứu được công bố năm 2010 trên tạp chí Obstetrics & Gynecology cho thấy, phụ nữ mang thai tăng cân quá tiêu chuẩn quy định có nguy cơ bị bệnh tiểu đường lớn hơn 50% phụ nữ tăng cân bình thường.

Nên ăn bao nhiêu bữa trong ngày là đủ?

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, thai nhị nên ăn nhiều bữa trong ngày cho dù bạn có không đói. Ngoài 3 bữa chính, bà bầu cần ăn thêm 3 bữa phụ là giữa buổi sáng, chiều và ăn đêm. Nếu bạn đang ốm nghén thì các bữa ăn nhỏ trong ngày sẽ làm giảm bớt cảm giác nôn ói và giúp bạn khỏe mạnh hơn.

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1025/che-do-an-uong-ly-tuong-cho-nguoi-mang-thai/feed/ 0
Mang thai không nên ăn dưa hấu ướp lạnh? http://kienthucsinhsan.vn/1007/mang-thai-khong-nen-an-dua-hau-uop-lanh/ http://kienthucsinhsan.vn/1007/mang-thai-khong-nen-an-dua-hau-uop-lanh/#respond Thu, 24 Nov 2011 02:44:28 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1007 Quan niệm dân gian cho rằng bà bầu không nên ăn dưa hấu nếu không muốn bị… sảy thai. Đứng trên góc độ khoa học hiện đại, dưa hấu là một loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là trong mùa hè. Vậy, nên nhìn nhận thế nào cho đúng ?

Mang thai không nên ăn dưa hấu ướp lạnh? 1

94% dưa hấu là nước, do đó, loại quả này đặc biệt được yêu thích trong ngày hè với chất dinh dưỡng và tính giải nhiệt của nó. Vitamin A, B, C, Dl; protein, chất xơ, đường, kali, acid amin … đều có trong dưa hấu, có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh nhiệt miệng mùa hè, lợi tiểu, giảm stress… Với nhiều lợi ích như vậy, dưa hấu có ích cho bà bầu hay không?
Các chuyên gia cho rằng, bà bầu có thể ăn dưa hấu, dưa hấu cung cấp dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Trong thời gian đầu của thai kỳ, dưa hấu có thể giúp các bà bầu giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao, ốm nghén. Trong những ngày cuối thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi với chứng phù nề và huyết áp tăng cao hơn bình thường.. Dưa hấu giúp lợi tiểu, giảm phù nề; giảm huyết áp, giúp bà bầu lấy lại trạng thái cân bằng trong cơ thể. Bên cạnh đó, dưa hấu còn giúp kích thích tuyến sữa, có lợi cho mẹ và bé sau này. Tuy nhiên bà bầu không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, và cũng không nên ăn quá nhiều.
Trước và sau khi sinh, ăn dưa hấu sẽ giúp mẹ bổ máu, tăng cường sinh lực. Lượng đường trong dưa bổ sung lượng đường cho cơ thể, với những phụ nữ mới sinh, sẽ giúp bà bầu giảm bớt tình trạng bí tiểu, mất nước…

Không nên ăn nhiều dưa hấu ướp lạnh

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác đụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.

Không nên ăn nhiều dưa hấu ướp lạnh 1

Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.

Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1007/mang-thai-khong-nen-an-dua-hau-uop-lanh/feed/ 0