Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Wed, 20 Jul 2022 09:54:21 +0000 vi-VN hourly 1 Mẹ có biết DHA có nhiều trong thực phẩm nào? http://kienthucsinhsan.vn/4103/dha-co-trong-thuc-pham-nao/ http://kienthucsinhsan.vn/4103/dha-co-trong-thuc-pham-nao/#respond Wed, 20 Jul 2022 09:54:21 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=4103 Mẹ muốn bổ sung DHA nhưng chưa biết chọn thực phẩm nào? Hãy cũng xem DHA có trong thực phẩm nào để lựa nhé.

 1

DHA là gì và tác dụng như nào với bà bầu

DHA là một axit béo thiết yếu cần bổ sung mà cơ thể không thể tự sản xuất được. Nó là 1 trong số 3 thành viên của họ omega-3 bao gồm DHA, EPA và ALA.

DHA là khối cấu tạo chính của não. Rất cần cho em bé trong giai đoạn trong bụng mẹ.

DHA omega-3 còn có vai trò rất tốt với tim, mắt và sự phát triển của bé. Vì vậy, điều quan trọng là bổ sung đầy đủ DHA cho sự phát triển của bé trong thời kỳ trước và sau sinh. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể sẽ tăng lượng DHA để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Chất dinh dưỡng này sau đó sẽ tích lũy trong não đang phát triển.

Vậy DHA có trong thực phẩm nào? Cùng đọc list các thực phẩm giàu DHA dưới đây mà bà bầu không nên bỏ qua nhé.

Thực phẩm giàu DHA cho bà bầu

Thực phẩm giàu DHA cho bà bầu 1

Bổ sung DHA là một bổ sung tuyệt vời cho mẹ bầu. Nhưng mẹ cũng có thể đáp ứng lượng khuyến nghị của mình bằng cách bổ sung DHA trong chế độ ăn uống.

Hải sản và cá béo

Hải sản và cá béo là nguồn DHA dồi dào nhất mẹ không nên bỏ qua. Nguồn DHA tốt nhất là các loại:

  • Cá hồi
  • Cá trích
  • Cá mòi
  • Cá thu
  • Hàu
  • Tôm

Cũng là cá biển nhưng cá ngừ, sò điệp và cá tuyết cũng có DHA, nhưng với lượng rất thấp. Mẹ nên cân nhắc lựa chọn nhé.

Nguồn DHA tốt nhất là các loại cá như cá trích, cá ngừ, cá cơm, cá mòi. Cá béo có lượng DHA cao duy nhất so với các thực phẩm khác có chứa chất béo omega-3. Ăn cá béo cũng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, vitamin D, kẽm và sắt. Tuy nhiên, bà bầu nên lựa chọn các loại cá có xuất xứ rõ ràng để tránh nguy cơ ngộ độc thủy ngân.

Cá hồi là một trong những nguồn giàu DHA an toàn mà mẹ bầu nên bổ sung.

Trứng và thịt gà

Các nguồn thực phẩm khác của DHA, nhưng với lượng thấp hơn cá béo, bao gồm trứng và thịt gà.

  • Lòng đỏ trứng gà có chứa một lượng DHA. Mẹ có thể chọn loại trứng được làm giàu DHA có chứa đến 150mg DHA mỗi quả trứng. Những quả trứng này có nguồn gốc từ gà đã được bổ sung bởi một nguồn axit béo omega-3 trong thực phẩm, chẳng hạn như hạt lanh.
  • Thịt gà: Không nhiều nhưng cũng có lượng DHA đáng để bổ sung cho bữa ăn của mẹ bầu. Tuần bạn nên kết hợp 2-3 bữa thịt gà cùng với 2-3 bữa hải sản và cá béo nhé.

Một số loại rau

Súp lơ, bí ngô, bắp cải, cải xoăn, cải xoong là những thực phẩm giàu DHA và cũng là nguồn bổ sung chất xơ mẹ bầu bổ sung bữa ăn hàng ngày. Nên mua rau sạch và chế biến đúng cách để đảm bảo sức khỏe nhé.

ALA tương tự DHA rất tốt cho mẹ bầu

Những người ăn chay thường bổ sung DHA thông qua các thực phẩm từ các loại hạt chứa ALA – một loại Omega3 tương tự DHA cũng rất tốt cho mẹ bầu. Các loại này như:

  • Bơ đậu phộng là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, vitamin B và DHA rất quan trọng. Chúng cũng có chứa một lượng calo cao mẹ bầu cũng không nên bỏ qua nhé.
  • Hạt óc chó: với hình dạng tương tự như bộ não con người, óc chó là thực phẩm tốt cho trí não vì chứa một lượng đáng kể axit alpha-linolenic (ALA), nguồn axit béo omega-3 từ thực vật – là nguồn gốc của DHA. Một quả óc chó 29g cung cấp đến 2,5g ALA, giúp thúc đẩy chức năng não khỏe mạnh. Dùng quả óc chó như một bữa ăn nhẹ ngon lành, lành mạnh là lựa chọn thường thấy ở các mẹ bầu.
  • Đậu nành và các sản phẩm từ nó như đậu phụ và sữa đậu nành. Ngoài việc là thực phẩm tốt cho não, các sản phẩm từ đậu nành cũng giúp tăng cường xương khỏe mạnh và bổ sung protein một lượng khá cao.

Tuy nhiên không nên xem các thực phẩm này là nguồn bổ sung DHA chính vì chủ yếu chứa acid béo không no chuỗi ngắn, khi vào cơ thể chỉ có 1 lượng nhỏ chuyển thành DHA, còn lại sẽ cạnh tranh hấp thu với DHA qua nhau thai vào trong thai nhi, do đó giảm tác dụng của DHA đối với thai nhi.

Tìm hiểu chi tiết về: Bổ sung DHA cho bà bầu

Những lưu ý khi bổ sung DHA bằng thực phẩm

Những lưu ý khi bổ sung DHA bằng thực phẩm 1

Không nên tiêu thụ cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu vua, cá mập, cá kiếm và cá ngói trong thời kỳ mang thai. Cá ngừ albacore trắng nên được giới hạn ở mức 6 ounce một tuần.

Để đáp ứng lượng DHA và EPA được khuyến nghị và giảm tiếp xúc với metyl thủy ngân, Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị tiêu thụ 8 đến 12 ounce hải sản mỗi tuần từ các loại như cá hồi, cá trích, cá mòi và cá hồi.

Bổ sung DHA trong thói quen hàng ngày của bạn vừa an toàn vừa hữu ích trong thai kỳ. Tuy nhiên bạn cũng cần bổ sung DHA qua viên uống bổ sung dạng vitamin tổng hợp như dầu cá. Bạn nên nhận được DHA thông qua chế độ ăn uống cá béo và thực phẩm tăng cường DHA. Gợi ý cho bạn: Bổ sung DHA với Procare Diamond

Tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/12-omega-3-rich-foods

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/4103/dha-co-trong-thuc-pham-nao/feed/ 0
Mang thai không nên mặc chật http://kienthucsinhsan.vn/1485/mang-thai-khong-nen-mac-chat/ http://kienthucsinhsan.vn/1485/mang-thai-khong-nen-mac-chat/#respond Tue, 20 Dec 2011 09:59:04 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1485 Khi mang thai, bà mẹ mặc quần áo ôm sát sẽ khiến con còi cọc khi sinh ra. Thực hư thông tin này ra sao?

Theo BS Nguyễn Thị Kim Cúc, Phó chủ tịch Hội kế hoạch hoá gia đình Việt Nam, khi có thai nếu bà mẹ mặc bó sát sẽ khiến phần da hô hấp, trao đổi khí kém đi, lỗ chân lông bị bít kín. Từ đó, việc trao đổi dưỡng khí của mẹ sẽ kém, dẫn đến đứa con trong bụng cũng bị ảnh hưởng theo.

Mang thai không nên mặc chật 1

Ngoài ra, đứa con ở trong tử cung vốn đã rất chật chội, nay bụng mẹ bị bó chặt bởi quần áo nữa sẽ khiến sự phát triển của buồng ối kém đi, từ đó con càng kém phát triển.

“Việc nhiều bà mẹ có thai ngoài ý muốn mặc bó sát để không bị lộ bụng hoặc nhiều bà mẹ làm dáng khi mang bầu hay tiết kiệm bằng cách mặc quần áo cũ là hoàn toàn không khoa học. Mặc dù ăn uống đầy đủ nhưng nếu mặc sát cũng dễ dẫn đến con dễ bị còi sau khi sinh ra”, BS Cúc chia sẻ.

Còn Thượng tá, TS Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng khoa Sản (Bệnh viện 103) cho rằng, hiện nay chưa có sách vở nào nói về thông tin bà mẹ mặc quần áo chật sẽ khiến con còi cọc

Việc ăn uống thiếu chất sẽ khiến con còi cọc là chính xác, mặc chật sẽ khiến máu trong cơ thể mẹ lưu thông kém từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Ngoài ra, mặc chật sẽ khiến cơ thể mẹ khó chịu, không thoải mái nhất là khi bụng đã to.

Theo các chuyên gia, khi mang bầu các bà mẹ không nên “tận dụng” quần áo cũ hay thời trang giữ dáng bằng quần áo bó sát. Nên mặc rộng rãi, thoải mái, thoáng khí để cơ thể dễ chịu giúp khoẻ hơn, từ đó con cũng khoẻ ra.

theo giadinh.net.vn

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1485/mang-thai-khong-nen-mac-chat/feed/ 0
Quá trình khám thai định kỳ http://kienthucsinhsan.vn/1165/qua-trinh-kham-thai-dinh-ky/ http://kienthucsinhsan.vn/1165/qua-trinh-kham-thai-dinh-ky/#respond Wed, 30 Nov 2011 03:36:09 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1165 Nếu có một điều mà bạn không tránh được trong thời kỳ mang thai thì đó chính là xét nghiệm! Tất nhiên là bạn cảm thấy căng thẳng nhưng là một người mẹ trong tương lai ai cũng mong muốn cho ra đời một cháu bé khỏe mạnh, thông minh, có ích cho xã hội sau này. Vì vậy hãy cố gắng thoải mái vì thực sự là những xét nghiệm này nhằm mục đích đảm bảo em bé bạn đang phát triển một cách khỏe mạnh.

Các xét nghiệm trong thời kỳ mang thai chỉ đơn giản là để giúp bảo đảm rằng mọi vấn đề sẽ được phát hiện càng sớm càng tốt, để con bạn và bạn được chăm sóc tốt nhất trong thời kỳ mang thai. Một vài xét nghiệm nghe có vẻ phức tạp nhưng những xét nghiệm đó đều là những xét nghiệm tiêu chuẩn thông thường.

Quá trình khám thai định kỳ 1

Xét nghiệm chọc dò nước ối

Thường được thực hiện khoảng tuần từ 15 – 18 của thai kỳ, xét nghiệm chẩn đoán này xem xét liệu con bạn có Hội chứng Down hoặc các vấn đề về nhiễm sắc thể khác không. Bạn thường được đề nghị xét nghiệm này nếu bạn hơn 35 tuổi, đã sinh con với bất kỳ triệu chứng nào cụ thể, hoặc nếu bạn hoặc chồng bạn có tiền sử gia đình bất bình thường về gen.

Bạn cũng sẽ được đề nghị làm xét nghiệm này nếu bạn có nguy cơ cao từ kết quả của các xét nghiệm máu hoặc siêu âm vùng sáng sau gáy.

Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra vị trí bào thai, nhau thai và xác nhận ngày dự sinh. Sau đó, lớp da ở phía trên tử cung được làm sạch và một mũi kim nhỏ sẽ được chọc vào tử cung. Một mẫu nước ối quanh bào thai được lấy ra bằng một xi-lanh và gửi đi xét nghiệm. Vị trí của em bé và mũi kim được giám sát cẩn thận trong quá trình siêu âm.

Nhiều bà mẹ nói rằng xét nghiệm này khó chịu hơn là đau đớn và cảm thấy tương tự như đau bụng hành kinh. Xét nghiệm kéo dài khoảng 25 phút và bạn sẽ có được kết quả trong vòng 2 tuần lễ.

Bạn nên để mình thanh thản dễ chịu vài ngày sau xét nghiệm và đảm bảo rằng bạn được giúp đỡ trong việc trông coi những đứa con khác nếu bạn đã có con.

Việc chọc dò nước ối thường khá an toàn và nhiều phụ nữ thấy rằng lợi ích của xét nghiệm này (cho sự chẩn đoán về những bất bình thường có thể có đối với con bạn) nhiều hơn so với mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu không thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, xét nghiệm này cũng có một vài rủi ro, với 1 trong 200 phụ nữ có biến chứng sau đó có thể dẫn đến sẩy thai. Do vậy, để đưa ra một quyết định sáng suốt, tốt nhất bạn cần trao đổi kỹ với chuyên gia hoặc bác sĩ của bạn.

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS)

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) thường được đề nghị vào tháng thứ nhất giai đoạn ba để thay thế cho một xét nghiệm chọc dò nước ối. Điểm khác biệt chính là nó không thể phát hiện gai đôi. Xét nghiệm này thường được đề nghị cho những phụ nữ trên 35 tuổi và có tiền sử gia đình có các bệnh về gen hoặc người đã có một vấn đề nào đó trong lần sinh con trước. Xét nghiệm kéo dài khoảng nửa giờ và hơi đau hơn một chút so với xét nghiệm chọc dò nước ối. Nó liên quan đến việc lấy mẫu tế bào lông nhung màng đệm được tìm thấy trên nhau thai.

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) 1

Khi bạn đã được xét nghiệm, bạn sẽ cần nghỉ ngơi trong vài ngày. Và giống như với xét nghiệm chọc dò nước ối, xét nghiệm CVS cũng có rủi ro nhỏ về sẩy thai. Do vậy, điều quan trọng là bạn phải thảo luận mọi vấn đề hoặc mối quan tâm với chuyên gia của bạn trước khi tiến hành.

Xét nghiệm dung nạp Glucose

Trong giai đoạn thứ hai của thai kỳ bạn có thể được đề nghị kiểm tra bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai mà có thể xảy ra với 2 đến 3 trong số 100 bà mẹ tương lai. Những người có nguy cơ nhất có thường là những người trên 35 tuổi, người béo phì và có thể đã bị vấn đề đó ở lần mang thai trước. Nó cũng phổ biến hơn ở các bà mẹ là người Ấn độ, Caribe da đen hoặc Trung Đông. Xét nghiệm máu đơn giản sẽ phát hiện liệu bạn có bị bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai không.

Nhiều bà mẹ tương lai có thể kiểm soát bệnh tiểu đường này với một chế độ ăn kiêng lành mạnh và một chương trình tập thể dục. Thỉnh thoảng, việc tiêm Insulin là cần thiết.

Các xét nghiệm máu thông thường

Trong thời kỳ mang thai bạn có thể phải làm một vài xét nghiệm máu. Không cần phải lo lắng gì cả, tất cả các xét nghiệm này hoàn toàn là xét nghiệm thông thường. Những xét nghiệm đó kiểm tra những vấn đề sau:

  • Mức độ sắt: Nếu mức độ sắt thấp bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ. Bạn có thể thử ăn thêm rau có màu xanh đậm (cải bó xôi) và thịt đỏ (thịt bò) để giúp bạn tỉnh táo trở lại và nếu sự thay đổi chế độ ăn không đủ để tạo ra sự khác biệt, bạn có thể được chỉ định uống viên thuốc sắt để bạn không bị thiếu máu. Khi mức độ sắt của bạn có thể thay đổi trong suốt thời kỳ mang thai, bạn sẽ được xét nghiệm lại vào khoảng tuần 28 tuổi thai.
  • Nhóm máu và nhân tố Rezút: Bác sĩ của bạn cần biết nhóm máu của bạn để ghi vào hồ sơ y tế và xem xét liệu máu của bạn có dương tính Rezút (RH+) hay âm tính rezút (RH-) hay không, vì cả hai loại máu này đều không thích hợp. Nếu máu bạn là RH- và bạn đang mang thai em bé có máu RH+, thì sẽ có khả năng cơ thể bạn sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại các tế bào máu RH+. Điều đó có thể ảnh hưởng đến con bạn sau này trong lúc bạn mang thai. Bằng việc biết sớm nhóm máu của bạn, bác sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vấn đề phức tạp tiềm tàng.
  • Bệnh sởi Đức (hay còn gọi là Rubella): Bạn có thể đã được tiêm chủng để miễn dịch bệnh sởi Đức khi còn là trẻ em. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn không được miễn dịch, bạn sẽ biết bạn cần tránh gặp bất kỳ ai đang bị sởi bởi vì nó có thể nguy hại cho em bé của bạn.
  • Các bệnh khác: Máu của bạn sẽ được xét nghiệm kiểm tra viêm gan siêu vi B và giang mai vì cả hai bệnh này đều nguy hại cho đứa con chưa ra đời của bạn. Bạn cũng sẽ được xét nghiệm HIV/AIDS, tùy thuộc vào việc bạn có chấp nhận hay không. Không có lý do gì để phải lo lắng về những xét nghiệm này. Kết quả được giữ bí mật và được thực hiện để kiểm tra sức khỏe em bé của bạn.
  • Toxoplasmosis: Đây là một vật ký sinh lan truyền thông qua phân mèo hoặc thịt chưa nấu kỹ và có thể gây hại cho đứa con chưa ra đời của bạn. Toxoplasmosis thường không phải xét nghiệm nhưng hãy trao đổi với chuyên gia của bạn nếu bạn cảm thấy con bạn có nguy cơ gặp phải rủi ro này.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu 1

Nước tiểu sẽ được xét nghiệm thông thường trong kỳ mang thai để kiểm tra những vấn đề sau:

  • Protein trong nước tiểu có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng hoặc nhiễm bệnh hoặc nếu kèm theo các triệu chứng khác, có thể gây ra tiền sản giật. Tình trạng này có thể nghiêm trọng cho cả các bà mẹ và em bé. Bác sĩ hoặc chuyên gia của bạn có thể cho bạn thêm thông tin hoặc bạn có thể biết thêm thông tin tại mục tiền sản giật ở đây.
  • Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây cho bạn các vấn đề sau này khi mang thai nếu không được điều trị. Tuy nhiên, một số người có thể không bị bất kỳ triệu chứng nào. Xét nghiệm nước tiểu sẽ tìm ra sự nhiễm trùng đó và nếu phát hiện kịp thời thì có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh.
  • Glucose trong máu của bạn có thể cho thấy một chế độ ăn nhiều đường hoặc đơn giản là gần đây bạn đã ăn các thực phẩm có đường. Nếu bạn thường xuyên có Glucose trong nước tiểu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở người mang thai, mà bệnh này có thể gây rắc rối cho bà mẹ và em bé. Tuy nhiên, vẫn có thể được điều trị dễ dàng bằng việc thay đổi chế độ ăn và thói quen tập luyện.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1165/qua-trinh-kham-thai-dinh-ky/feed/ 0
Trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi có tốt ? http://kienthucsinhsan.vn/1144/tre-to-lon-trong-thoi-ky-thai-nhi-co-tot/ http://kienthucsinhsan.vn/1144/tre-to-lon-trong-thoi-ky-thai-nhi-co-tot/#respond Tue, 29 Nov 2011 08:17:38 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1144 Bình thường trọng lượng của trẻ sơ sinh khoảng 3kg nhưng có không ít trường hợp hiện nay trẻ sơ sinh có trọng lượng cơ thể trên 4kg, lâm sàng gọi những đứa trẻ này là trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi. Những đứa trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi, ít nhiều đều có những ảnh hưởng không tốt cho quá trình sinh đẻ và trong một số trường hợp còn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi có tốt ? 1

Nguyên nhân dẫn đến thai nhi to lớn

  • Do vóc người của cha mẹ thai nhi cao lớn nên thông qua tác dụng di truyền đã biểu hiện trên cơ thể con cái.
  • Trong nhiều trường hợp chế độ dinh dưỡng của thai phụ trong thời gian mang thai có chứa nhiều chất đường và chất béo hoặc thai phụ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng khác trong thời gian mang thai. Những dinh dưỡng từ mẹ này được thai nhi hấp thu rất tốt nên cơ thể của thai nhi phát triển nhanh.
  • Trong một số trường hợp là do thai phụ mắc bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường tính ẩn chưa được phát hiện. Những thai phụ này do insulin trong cơ thể tiết ra không đủ, nồng độ đường huyết tăng cao, lượng đường thông qua nhau thai vào hệ tuần hoàn máu của thai nhi, làm cho nồng độ đường huyết trong máu của thai nhi cũng ở mức tương đối cao, phản hồi kích thích ở tuyến tụy, làm cho cơ thể thai nhi tiết insulin quá nhiều hình thành nên chứng tăng insulin huyết, khiến lớp mỡ, glycogen, protein tích lũy trong cơ thể thai nhi từ đó làm cho trẻ to lớn.

Những ảnh hưởng của trẻ to lớn

Ảnh hưởng thông dụng và dễ thấy nhất là trẻ càng to lớn thì quá trình sinh đẻ bằng con đường sinh đẻ tự nhiên càng khó khăn.
Trong một số trường hợp, trẻ to lớn sau khi chào đời, không thể có được lượng đường tương đối nhiều thông qua sự tuần hoàn máu, nhưng insulin huyết vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể trẻ, làm cho nồng độ đường huyết trong cơ thể thai nhi giảm, dẫn đến hạ đường huyết. Như thế trẻ sơ sinh có thể xuất hiện phản ứng chậm chạp, tiếng khóc nhỏ, yếu ớt, nhãn cầu chuyển động không bình thường, ngưng thở từng cơn, rùng mình, trường hợp nặng có thể ngất lịm. Nguyên trọng hơn, do nồng độ đường huyết quá thấp, thời gian sinh đẻ kéo dài có thể làm tổn thương tế bào não của trẻ sơ sinh gây ra những di chứng về sau như giảm trí tuệ… có thể thấy thai nhi càng lớn, càng to thì độ nguy hiểm càng tăng.

Thai phụ cần làm gì?

Hiện nay, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, dinh dưỡng trong bữa ăn được cải thiện nhiều hơn, thai phụ trong khi mang thai hấp thu quá nhiều dinh dưỡng lại ít vận động, trẻ sơ sinh to lớn ngày càng nhiều. Vì thế, thai phụ phải chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong khi mang thai tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo, tham gia vận động thích hợp, đảm bảo sự khỏe mạnh cho thai nhi.
Bên cạnh đó thai phụ nên thường xuyên khám thai theo định kỳ, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường, theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi. Đến cuối thai kỳ việc kiểm tra cân nặng của thai nhi và rất cần thiết, thông qua các chỉ số về thai nhi các bác sỹ sẽ cho chỉ định sinh thường hay sinh mổ, thai phụ cần thực hiện theo ý kiến bác sỹ.

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1144/tre-to-lon-trong-thoi-ky-thai-nhi-co-tot/feed/ 0
Nước dừa có ảnh hưởng tốt tới thai nhi http://kienthucsinhsan.vn/1038/nuoc-dua-co-anh-huong-tot-toi-thai-nhi/ http://kienthucsinhsan.vn/1038/nuoc-dua-co-anh-huong-tot-toi-thai-nhi/#respond Sat, 26 Nov 2011 06:25:48 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1038 Chưa có một nghiên cứu chính thức nào kết luận việc thai phụ uống nhiều nước dừa sẽ sinh ra em bé có làn da trắng, mịn. Nhưng đã có nhiều nghiên cứu khẳng định nước dừa (đặc biệt là nước dừa non) hữu ích với sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Nước dừa có ảnh hưởng tốt tới thai nhi 1

Tác dụng của nước dừa

  • Nước dừa rất lợi tiểu đồng thời nó có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu và phòng tránh sỏi thận. Những chứng bệnh thường gặp khi mang bầu như táo bón, rối loạn tiêu hóa, ợ nóng… cũng sẽ được cải thiện nếu thai phụ sử dụng hợp lý nước dừa.
  • Với lượng chất béo bằng 0, nước dừa được xem là nguồn khoáng chất không cholesrerol cho cơ thể. Nó phù hợp để giải khát suốt 4 mùa và là gợi ý lý tưởng cho nhóm thai phụ mắc chứng tiểu đường hoặc béo phì.
  • Nước dừa chứa nhiều kali. Chất kali trong nước dừa có tác dụng ổn định chức năng tim mạch, chống cao huyết áp, rất hữu ích với những thai phụ mắc chứng huyết áp cao.
  • Nước dừa là nguồn cung cấp dồi dào chất điện giải. Giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, khiến cơ thể phục hồi nhanh và cũng an toàn cho những thai phụ mắc chứng tiêu chảy.
  • Nước dừa dồi dào chất xơ; magiê; clo; natri; mangan; canxi; vitamin B2, C; một lượng đường và protein tự nhiên.
  • Nước dừa cũng rất tốt cho bà mẹ đang cho con bú.

Lưu ý khi sử dụng

Giống như các loại nước hoa quả khác, bạn không nên lạm dụng nước dừa. Bởi vì uống nhiều nước dừa sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu.
Nước dừa lấy ra khỏi quả dễ bị mất chất nên tốt nhất bạn cứ để nguyên quả khi uống. Bạn cũng không nên uống nước dừa khi đói, mệt, sốt, ớn lạnh…

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1038/nuoc-dua-co-anh-huong-tot-toi-thai-nhi/feed/ 0
Mang thai không nên ăn dưa hấu ướp lạnh? http://kienthucsinhsan.vn/1007/mang-thai-khong-nen-an-dua-hau-uop-lanh/ http://kienthucsinhsan.vn/1007/mang-thai-khong-nen-an-dua-hau-uop-lanh/#respond Thu, 24 Nov 2011 02:44:28 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1007 Quan niệm dân gian cho rằng bà bầu không nên ăn dưa hấu nếu không muốn bị… sảy thai. Đứng trên góc độ khoa học hiện đại, dưa hấu là một loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là trong mùa hè. Vậy, nên nhìn nhận thế nào cho đúng ?

Mang thai không nên ăn dưa hấu ướp lạnh? 1

94% dưa hấu là nước, do đó, loại quả này đặc biệt được yêu thích trong ngày hè với chất dinh dưỡng và tính giải nhiệt của nó. Vitamin A, B, C, Dl; protein, chất xơ, đường, kali, acid amin … đều có trong dưa hấu, có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh nhiệt miệng mùa hè, lợi tiểu, giảm stress… Với nhiều lợi ích như vậy, dưa hấu có ích cho bà bầu hay không?
Các chuyên gia cho rằng, bà bầu có thể ăn dưa hấu, dưa hấu cung cấp dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Trong thời gian đầu của thai kỳ, dưa hấu có thể giúp các bà bầu giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao, ốm nghén. Trong những ngày cuối thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi với chứng phù nề và huyết áp tăng cao hơn bình thường.. Dưa hấu giúp lợi tiểu, giảm phù nề; giảm huyết áp, giúp bà bầu lấy lại trạng thái cân bằng trong cơ thể. Bên cạnh đó, dưa hấu còn giúp kích thích tuyến sữa, có lợi cho mẹ và bé sau này. Tuy nhiên bà bầu không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, và cũng không nên ăn quá nhiều.
Trước và sau khi sinh, ăn dưa hấu sẽ giúp mẹ bổ máu, tăng cường sinh lực. Lượng đường trong dưa bổ sung lượng đường cho cơ thể, với những phụ nữ mới sinh, sẽ giúp bà bầu giảm bớt tình trạng bí tiểu, mất nước…

Không nên ăn nhiều dưa hấu ướp lạnh

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác đụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.

Không nên ăn nhiều dưa hấu ướp lạnh 1

Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.

Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1007/mang-thai-khong-nen-an-dua-hau-uop-lanh/feed/ 0
Ăn Sô-cô-la giảm nguy cơ sinh non http://kienthucsinhsan.vn/1004/an-so-co-la-giam-nguy-co-sinh-non/ http://kienthucsinhsan.vn/1004/an-so-co-la-giam-nguy-co-sinh-non/#respond Thu, 24 Nov 2011 02:19:27 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1004 Các nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) đã rút ra kết luận trên sau khi khảo sát ở 2.500 phụ nữ về thói quen ăn uống của họ trong thời gian mang thai. Các chuyên gia nhận thấy những phụ nữ ăn sô-cô-la 3 lần/tuần đã giảm được 50% nguy cơ bị tiền sản giật.

Ăn Sô-cô-la giảm nguy cơ sinh non 1

Thai phụ ăn sô-cô-la có thể giúp giảm khoảng một nửa nguy cơ bị tiền sản giật, một tình trạng có thể làm tăng huyết áp và giảm việc chuyển khí ôxy cũng như dưỡng chất cho thai nhi, dẫn đến sinh non.

Báo Daily Mail (Anh) dẫn kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung sô-cô-la trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ đều có công dụng bảo vệ như nhau.

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1004/an-so-co-la-giam-nguy-co-sinh-non/feed/ 0
Cholin giúp não bé phát triển khỏe mạnh http://kienthucsinhsan.vn/975/cholin-giup-nao-be-phat-trien-khoe-manh/ http://kienthucsinhsan.vn/975/cholin-giup-nao-be-phat-trien-khoe-manh/#respond Thu, 24 Nov 2011 01:09:22 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=975 Cholin, dưỡng chất có trong lòng đỏ trứng, thịt lợn muối xông khói, các loại nội tạng như cật và các loại rau lá xanh là chất căn bản giúp não bộ thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Cholin giúp não bé phát triển khỏe mạnh 1

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Chapel Hill, ở North Carolina (Mỹ) đã nghiên cứu ảnh hưởng của cholin lên những con chuột mang thai.
Họ cho 3 nhóm chuột mẹ ăn theo 3 chế độ khác nhau: thực đơn thiếu cholin; thực đơn tiêu chuẩn và thực đơn được bổ sung dưỡng chất này, sau đó kiểm tra não của những chuột con được sinh ra.
Kết quả là những chú chuột con có mẹ ăn quá ít cholin thì có ít mạch máu trong não hơn nhóm ăn bình thường.
Công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, các chuyên gia cho biết sự phát triển của các mạch máu mới là điều tiên quyết để não phát triển. Nếu bào thai trong bụng mẹ có quá ít mạch máu, não sẽ teo tóp lại.
Tiến sĩ Steven Zeisel, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể có “tầm quan trọng rất lớn đối với con người”. Nếu thực đơn của người mẹ không đủ cholin, não của bé phát triển quá ít mạch máu, sẽ khiến đứa trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và học tập sau này.
Ông cũng nói thêm “chỉ có 14% phụ nữ mang thai ở Mỹ ăn đủ lượng cholin”, và trung bình cứ 4 phụ nữ thì có 1 người thiếu chất này.
Các bà bầu có lượng cholin thấp nhất có nguy cơ sinh con khuyết tật cao gấp 4 lần so với nhóm phụ nữ ăn chất này nhiều nhất, tiến sĩ Zeisel nói.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/975/cholin-giup-nao-be-phat-trien-khoe-manh/feed/ 0
Xuất huyết trong thai kỳ có nguy hiểm? http://kienthucsinhsan.vn/842/xuat-huyet-trong-thai-ky-co-nguy-hiem/ http://kienthucsinhsan.vn/842/xuat-huyet-trong-thai-ky-co-nguy-hiem/#respond Wed, 16 Nov 2011 07:40:40 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=842 Có khoảng 25% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng xuất huyết trong thai kỳ. Tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau tùy vào thời điểm diễn ra. Nếu gặp phải tình trạng này, các thai phụ cần có sự tư vấn của nhân viên y tế vì có thể nguy hại đến sức khỏe.

Xuất huyết vào đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu của sự sảy thai

Vào đầu thai kỳ, việc xuất huyết có thể không nghiêm trọng, thông thường là do có những tổn thương nho nhỏ ở cổ tử cung. Thế nhưng, trong gần 1/2 các trường hợp, đó có thể là dấu hiệu sảy thai, thường do có liên quan đến sự bất thường của nhiễm sắc thể. Như vậy, việc xuất huyết là một điều khiến thai phụ nên chú ý.

Những nguyên nhân nào khác có thể gây xuất huyết?

Phần lớn các trường hợp bị xuất huyết là dấu hiệu của việc thai phụ có thai ngoài tử cung. Nguyên nhân là do phôi thai làm tổ trước khi di chuyển đến được tử cung, thông thường nhất là làm tổ ở một trong hai bên vòi trứng. Siêu âm thai có thể giúp phát hiện được tình trạng này.

Các nguyên nhân khác, thường hiếm gặp hơn, đó là sự nhiễm trùng, có hư tổn ở cổ tử cung mà không biết trước khi mang thai, hoặc mang thai trứng.

Những nguyên nhân nào khác có thể gây xuất huyết? 1

Hình ảnh thai bình thường (trên) và thai ngoài tử cung (dưới).

Trường hợp xuất huyết xảy ra trong thai kỳ

Trong thai kỳ việc xuất huyết thường ít khi xảy ra. Nhưng nếu xảy ra xuất huyết vào thời điểm giữa thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu của nguy cơ sinh non.

Nếu xuất huyết xảy ra vào cuối thai kỳ, đó có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ, hoặc còn là trường hợp bánh rau đặt sai vị trí (rau tiền đạo), sẽ khiến cho việc sinh nở bằng đường tự nhiên gặp khó khăn

Nguyên nhân sau cùng, rất hiếm khi gặp: đó là tình trạng bong rau đột ngột – bánh rau bong tróc ra khỏi thành tử cung đột ngột khi chưa đến lúc chuyển dạ. Khi có những dấu hiệu của tình trạng rau bong đột ngột, nhân viên y tế thôn bản cần tư vấn, hướng dẫn thai phụ đến khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị thích hợp, kịp thời.

Nên làm gì khi bị xuất huyết lúc mang thai?

Nếu bị xuất huyết khi mang thai, thai phụ cần có sự tư vấn của bác sĩ ngay lập tức, đặc biệt là vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này rất cần thiết để xác định xem việc xuất huyết như vậy có gây nguy hiểm cho bạn không. Nhân viên y tế thôn bản cần tư vấn thai phụ nhanh chóng đến khám tại đúng bác sĩ chuyên về sản phụ khoa. Trong những trường hợp quá khẩn cấp, bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa tổng quát, hoặc nên gọi cấp cứu để được xử trí kịp thời.

Nên làm gì khi bị xuất huyết lúc mang thai? 1

Nên theo dõi thường xuyên trong quá trình mang thai.

Những trường hợp nào cần được điều trị?

  • Thai ngoài tử cung: Trường hợp này thường sẽ được phẫu thuật khẩn cấp để bảo vệ vòi trứng. Tuy nhiên, nếu thai phát triển chưa lớn, việc điều trị có thể bằng thuốc
  • Nhiễm trùng: Các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh
  • Dọa sinh non: Thai phụ sẽ được chỉ định nghỉ ngơi kèm theo điều trị bằng thuốc chống các cơn co thắt tử cung
  • Các trường hợp khác: Các thai phụ cần phải được theo dõi việc mang thai một cách chặt chẽ, đúng theo quy định để biết những dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra khi mang thai, từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn và có hướng điều trị thích hợp, kịp thời, tránh những nguy cơ xảy ra đối với mẹ và thai nhi.

theo hiemmuon

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/842/xuat-huyet-trong-thai-ky-co-nguy-hiem/feed/ 0