Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Mon, 24 Aug 2020 09:48:02 +0000 vi-VN hourly 1 Dầu thực vật nào tốt nhất cho cơ thể ? http://kienthucsinhsan.vn/971/dau-thuc-vat-nao-tot-nhat-cho-co-the/ http://kienthucsinhsan.vn/971/dau-thuc-vat-nao-tot-nhat-cho-co-the/#respond Wed, 23 Nov 2011 03:06:12 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=971 Nấu nướng, thức ăn hàng ngày, dầu mỡ là thứ không thể thiếu. Hiện, mỡ động vật đang dần bị các bà nội trợ loại ra khỏi danh sách thực phẩm, dầu thực vật lên ngôi. Nhưng trong các loại dầu thực vật (vegetable oil) bày bán trên thị trường: Dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu hướng dương…, nên chọn loại để thích hợp nhất cho sức khỏe?

Dầu thực vật nào tốt nhất cho cơ thể ? 1

1 thìa dầu thực vật bằng một miếng thịt mỡ?

Dầu thực vật có hai loại, dầu thực vật ăn được (dầu thực phẩm) và dầu thực vật không ăn được (dầu công nghiệp). Dầu ăn được cũng có loại nên ăn nhiều, có loại nên dùng ít.
Thành phần của bất kỳ loại dầu thực vật nào cũng hầu như là chứa 100% chất béo thuần (bright fatty), trong đó có chứa một lượng nhỏ vitamin E, K, hòa tan trong chất béo. Nói vậy, rất có thể bạn sẽ đặt câu hỏi: Dầu thực vật hầu như là chất béo thuần, vậy liệu một thìa dầu có bằng một miếng thịt mỡ?
Dầu thực vật hay thịt mỡ đều do chất béo cấu tạo thành, nhưng chúng có sự khác biệt. Chất béo của dầu thực vật là do axit không bão hòa tổ hợp thành, còn thịt mỡ là loại “chất béo xấu xa” dễ dẫn tới bệnh tim mạch cho người tiêu dùng – do axit béo bão hòa tạo nên.
Rất nhiều loại thực phẩm mang tính động vật như mỡ lợn, mỡ các loại động vật, bơ, chủ yếu đều chứa axit béo bão hòa. Điều đáng quan tâm là, dầu dừa, dầu cọ có thể liệt vào hàng ngũ “kẻ phản bội” trong chủng tộc dầu thực vật, vì thực chất nó y chang mỡ động vật, chứa thành phần chủ yếu là axit béo bão hòa.

Khi chọn dầu, phải xem hàm lượng Omega – 6 fatty acid

Trong dầu thực vật có chứa một cặp poly-unsaturated fatty acid mang ký hiệu w-3 và w-6, đối với việc duy trì bảo vệ kết cấu tế bào, hình thành hooc môn trong cơ thể người chúng có tác dụng không thể thay thế.
Hai loại axit béo chưa no này đều thuộc loại cơ thể người không thể tự tổng hợp được, mà phải nhờ thực phẩm ăn hàng ngày cung cấp.
Có công trình nghiên cứu phát hiện hấp thu quá nhiều lượng w-6 fatty acid, thì trong cơ thể sẽ sản sinh ra quá nhiều chất chuyển hóa, dẫn đến phản ứng gây viêm. Nếu như có thể đồng thời hấp thu đủ lượng w-3 fatty acid, thì có thể cân bằng lượng chất chuyển hóa này.
Các chuyên gia đinh dưỡng học cho rằng tỷ lệ hấp thu giữa hai loại w-6 fatty acid và w-3 fatty acid không nên vượt quá 4:1. Tuy tỉ lệ này chưa có kết luận khẳng định cuối cùng nhưng trong thực tế có rất nhiều loại dầu thực vật có hàm lượng w-6 fatty acid rất cao mà hàm lượng w-3 fatty acid tương đối thấp, đây cũng là vấn đề mà ta cần chú ý khi chọn dùng dầu thực vật.

Dầu ô-liu – “vật thay thể” mỡ lợn

Dầu ô-liu (olive oil) một thời được coi là loại dầu ăn bảo vệ sức khỏe thượng thặng. Dầu ô-liu bày bán trên thị trường, ngoài chai đều dán mác “Đặc cấp nguyên chất” – tức dầu ép ra trong thời kỳ đầu, không hề qua gia công xử lý hóa chất, đảm bảo giữ nguyên mùi vị và độ pH ban đầu của nó.
Dầu ô-liu chủ yếu do monounsaturated fatty acid (axit béo chưa no đơn) cấu tạo thành (hàm lượng tới 73%), hàm lượng w-6 fatty acid khoảng 10%, hàm lượng w-3 fatty acid ngược lại rất thấp, chỉ chưa đầy 1%, thấp hơn cả hàm lượng w-3 fatty acid trong dầu đậu tương.
Ngoài ra, “chất béo xấu xa” trong dầu ô-liu – hàm lượng axit béo bão hòa ngược lại lớn tới 14%, so với hàm lượng axit béo bão hòa 6% của dầu hạt cải rõ ràng rất cao. Qua trình bày trên ta thấy rõ rang là dầu ô-liu không thể coi là “Dầu bảo vệ sức khỏe” được!

Kiến nghị của nhà dinh dưỡng học:

Nếu sử dụng dầu ô-liu làm dầu ăn, cần chủ yếu là dùng thay thế chất béo bão hòa, như vậy mới mong phát huy tác dụng bảo vệ sức khỏe của nó. Ví như bữa trưa dùng 10g dầu ô-liu trộn thịt gà xé phay thay cho món thịt lợn quay hay thịt mỡ luộc.
Bữa tối dùng 15-20g dầu ô-liu rán đậu phụ, xào rau, thay cho axit béo bão hòa chứa trong lạp xưởng, chân giò heo. Cũng có nghĩa là chỉ khi dùng dầu ô-liu làm “thực phẩm thay thế” thịt mỡ, thì kết cấu bữa ăn mới hợp lý. Nếu dùng nó để xào nấu và ăn với lượng lớn lại là chuyện “mất tiền rước họa”.

Ăn dầu lạc, nên ăn thêm cá biển sâu

Dầu lạc có thành phần chính là monounseturated fatty acid (46%) và w-6 fatty acid (32%) trong khi w-3 fatty acid dường như bằng 0, hàm lượng chất béo hòa tan của nó cũng khoảng 17%. Cũng có nghĩa: Khuyết điểm lớn nhất của dầu lạc là hàm lượng w-6 fatty acid quá cao, trong khi hàm lượng w-3 fatty acid quá thấp.
Kiến nghị của nhà dinh dưỡng học:
Với người mạnh khỏe bình thường, có chế độ ăn cân bằng, năng luyện tập cơ thể thì ăn dầu lạc lâu dài có thể chấp nhận được. Nhưng với người có bệnh về tim mạch, đái tháo đường hoặc béo phì, nếu dùng dầu lạc trong bữa ăn hàng ngày lâu dài, thì nhất định phải đảm bảo kết cấu bữa ăn thật lành mạnh, đồng thời phải thường xuyên luyện tập cơ thể.
Ngoài ra, mỗi tuần lễ nên ăn hai bữa thực phẩm cá biển sâu giàu w-3 fatty acid, hoặc mỗi ngày ăn thêm 30g quả óc chó (hạch đào – walnut) nhằm bổ sung lượng w-3 fatty acid hấp thu chưa đủ, cân bằng với lượng w-6 fatty acid tương đối nhiều

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/971/dau-thuc-vat-nao-tot-nhat-cho-co-the/feed/ 0
Người Việt cần ăn ít muối hơn http://kienthucsinhsan.vn/967/nguoi-viet-can-an-it-muoi-hon/ http://kienthucsinhsan.vn/967/nguoi-viet-can-an-it-muoi-hon/#respond Wed, 23 Nov 2011 02:50:43 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=967 Hiện nay trung bình một người Việt Nam sử dụng 18-22 gam muối, cao gấp 3 lần so với khuyến cáo, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết. Điều đó cũng đồng nghĩa với nguy cơ mắc các bệnh như: ung thư dạ dày, sỏi thận, thận hư nhiễm mỡ…

Người Việt cần ăn ít muối hơn 1

Trong cơ thể chúng ta nước chiếm đến 60-70% khối lượng. Để điều hòa được lượng nước này đến với các bộ phận trong cơ thể không thể thiếu vai trò của muối. Nó có tác dụng giúp cơ thể kiểm soát khối lượng máu, điều hòa huyết áp, giúp bắp thịt có thể co duỗi… Đó là chưa kể muối là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn và muối cũng là phương tiện bảo quản thức ăn tuyệt vời.
Thông thường mỗi ngày, sau quá trình hoạt động, có khoảng 0,5 gam muối bị đào thải qua mồ hôi. Thiếu muối cơ thể sẽ bải hoải, mệt mỏi, sự cân bằng bị phá vỡ, gây nên nhiều bất tiện cho sự hoạt động của cơ thể.
Nhưng ăn quá nhiều cơ thể lại phải đối mặt với nhiều nguy cơ. “Ăn quá mặn cũng dẫn đến ung thư dạ dày, sỏi thận, thận hư nhiễm mỡ và nhất là có thể phá vỡ ADN khiến các cơ chế phục hồi tế bào trong cơ thể ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết.
Hiện nay trung bình một người Việt Nam sử dụng muối cao gấp 3 lần so với khuyến cáo. Tiến sĩ Lâm cũng cho biết, nguồn cung cấp muối nhiều nhất hiện nay chính là các sản phẩm đóng gói sẵn. Chính thói quen ăn mặn từ xa xưa cùng với việc người dân ngày càng ưa chuộng các thực phẩm chế biến sẵn với mọi loại gia vị đi kèm, khiến người ta nạp vào cơ thể một lượng muối ngày càng cao.

Ăn bao nhiêu muối thì là vừa?

Theo một số nghiên cứu mới đây, những người hằng ngày nạp vào cơ thể lượng muối dưới 1,6 gam thì rất ít bị tăng huyết áp. Trong số những người ăn 1,6-8 gam muối mỗi ngày thì có tới 15% bị huyết áp cao, và con số này ở những người ăn trên 8 gam là 30%.
Vì thế ăn mặn chính là yếu tố làm tăng huyết áp. Ngược lại ăn nhạt quá chúng ta phải đối mặt với nguy cơ hạ huyết áp. Việc ăn muối còn tùy thuộc vào thời tiết, mức độ hoạt động của cơ thể và thói quen ăn uống của từng người.
Theo các nhà khoa học, mỗi ngày chúng ta chỉ nên tiêu thụ 4-6 gam, với người cao huyết áp thì chỉ nên dùng 2-4 gam. Trẻ em, người già và phụ nữ mang thai nên dùng ở tỷ lệ thấp hơn.
Bạn nên từ chối những loại thực phẩm chế biến sẵn như mì sợi, thực phẩm đông lạnh, các loại dưa chua, khoai tây chiên… Cũng không nên lạm dụng muối khi bảo quản, thay vì đó hãy chọn những thực phẩm tươi sống. Khi chế biến thức ăn bạn nên cho muối vào sau cùng, để có cảm giác mặn hơn, nhờ đó lượng muối đưa vào cơ thể ít hơn.

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/967/nguoi-viet-can-an-it-muoi-hon/feed/ 0
4 điều nên tránh khi uống sữa đậu nành http://kienthucsinhsan.vn/964/4-dieu-nen-tranh-khi-uong-sua-dau-nanh/ http://kienthucsinhsan.vn/964/4-dieu-nen-tranh-khi-uong-sua-dau-nanh/#respond Wed, 23 Nov 2011 02:48:06 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=964 Sữa đậu nành được chế biến từ đậu tương, có chứa protein thực vật tốt nhất trong các loại protein. Sữa đậu nành còn chứa nhiều chất như K, S, vitamin B và vitamin E, các acid béo. Thường xuyên uống sữa đậu nành mặc dù rất có lợi cho cơ thể, nhưng nếu uống không khoa học thì sẽ biến lợi thành hại.

Uống sữa đậu nành thường xuyên có lợi cho việc giảm thấp lượng cholestrole, phòng chống xơ cứng động mạch, giảm bệnh dị ứng, bệnh ung thư dạ dày…

4 điều nên tránh khi uống sữa đậu nành 1Sữa đậu nành rất tốt cho cơ thể nhưng cần phải sử dụng một cách khoa học

Tuy nhiên, nếu uống sữa đậu nành không khoa học thì sẽ biến lợi thành hại. Bạn cần phải chú ý những vấn đề sau:

1. Không uống khi chưa đun sôi

Sữa đậu nành chưa sôi, chín có chứa chất có hại saponin và chất dung môi protein chống dịch tụy. Nếu chúng ta uống vào sẽ gây ra trúng độc, triệu chứng biểu hiện là buồn nôn, đi ngoài, tứ chi đau mỏi…
Vì vậy, khi hâm nóng sữa, nhiệt độ phải trên 90 độ C và đồng thời mở vung cho khí độc bay ra, như thế mới có thể làm cho các chất có hại như saponin biến chất và bị “phá vỡ”, sau khi uống sẽ không bị trúng độc.

2. Không uống cùng trứng gà

Trong cuộc sống thường ngày có một số người quen dùng sữa đậu nành pha uống cùng với trứng gà, và cho rằng như thế có thể tăng thêm dinh dưỡng, thực tế đó là một cách dùng sai lầm.
Sữa đậu nành pha với trứng gà mặc dù không sản sinh ra chất độc mới nhưng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng. Lý do là chất protein có tính kết dính trong trứng gà có thể kết hợp với chất xúc tác protein tuyến tụy, từ đó gây ra những chất kết tủa, không có lợi cho tiêu hoá.

3. Không pha đường đỏ

Đường đỏ có tính acid, chứa chất creatine có thể kết hợp với protein trong sữa, đồng thời cũng gây ra chất kết tủa biến chất, không những làm cho đậu nành mất đi hương vị vốn có mà còn giảm thấp giá trị dinh dưỡng và gây rối loạn tiêu hoá.

4. Không giữ trong bình ấm

Để cho tiện lợi và tiết kiệm thời gian có nhiều người cho sữa đậu nành đã đun sôi vào bình giữ ấm, khi nào muốn uống thì rót ra. Nhưng có điều quý vị không biết, chất saponin trong sữa đậu nành có thể làm cho chất cặn trong bình rơi ra, những chất đó sẽ hoà vào trong sữa đậu nành. Điều này khiến bạn uống sữa đậu nành đồng thời cũng uống luôn cả chất cặn độc.
Ngoài ra, sữa đậu nành để trong bình giữ nóng một thời gian dài sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, khoảng mấy tiếng sau sữa đậu nành sẽ biến chất. Người sau khi uống sữa đậu nành bị biến chất sẽ dễ bị đau bụng, đi ngoài, tiêu hoá không tốt.

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/964/4-dieu-nen-tranh-khi-uong-sua-dau-nanh/feed/ 0
Bổ sung vitamin từ sản phẩm thiên nhiên http://kienthucsinhsan.vn/960/bo-sung-vitamin-tu-san-pham-thien-nhien/ http://kienthucsinhsan.vn/960/bo-sung-vitamin-tu-san-pham-thien-nhien/#respond Wed, 23 Nov 2011 02:39:52 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=960 Để cung cấp vitamin cho cơ thể, không nhất thiết phải thông qua các loại dược phẩm. Trong các sản phẩm thiên nhiên, nguồn vitamin rất dồi dào. Những thông tin cơ bản về các loại vitamin dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn lựa chọn nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và các thành viên trong gia đình.

Bổ sung vitamin từ sản phẩm thiên nhiên 1

Vitamin A: Không những giúp đẩy quá trình tạo xương mà còn là yếu tố đảm bảo sự khỏe mạnh của làn da và mái tóc, đặc biệt tốt cho việc tăng cường thị lực và tăng khả năng miễn dịch. Dầu gan cá, trứng, các sản phẩm từ bơ sữa và gan động vật là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào.
Vitamin B1 (Thiamine): Có tác dụng làm chuyển hóa carbonhydrate thành năng lượng; tăng sự rắn chắc của cơ bắp và cải thiện chức năng của hệ thần kinh. Nguồn vitamin B1 có nhiều trong gạo lứt, bánh mỳ, ngũ cốc chưa qua chế biến, hạnh nhân và men bia.
Vitamin B2 (Riboflavin): Hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu, tăng cường khả năng của hệ thần kinh và sự chuyển hóa năng lượng. Nếu thiếu vitamin B2, cơ thể rất dễ bị phát ban, môi khô nẻ và gặp rắc rối về da, lợi. Nên chọn khẩu phần ăn bao gồm: các loại cây họ đậu, lạc, các sản phẩm bơ sữa, trứng, rau xanh, thịt gà.
Vitamin B3 (Niacin): Giảm lượng cholesterol trong máu và giữ ổn định huyết áp, có nhiều trong các loại thực phẩm như cá, hoa quả sấy khô, hạnh nhân, thịt gà, gạo lứt và các loại rau họ cải.
Vitamin B5 (Pantothenica cid): Chống lại sự lão hóa làm chậm lại quá trình hình thành các vết nhăn trên khuôn mặt và sự chuyển màu của mái tóc. Nguồn cung cấp vitamin B5 có nhiều ở thịt lợn nạc, thịt gà, phủ tạng của động vật, lạc, hạt đậu Hà Lan, trứng, rau các loại, bánh mỳ và ngũ cốc.
Vitamin B6 (Pyridoxine): Có lợi cho việc điều hòa hệ thần kinh, duy trì sự chắc khoẻ của răng lợi, làm giảm hiện tượng chuột rút. Đặc biệt cần thiết với phụ nữ mang thai. B6 có trong thịt đỏ nạc (cừu, bò), cá, lạc, rau và gạo lứt.
Vitamin B9 (Folic acid): Giúp hình thành và phát triển hồng cầu. Do đó, các bà mẹ mang thai luôn được yêu cầu phải cung cấp cho cơ thể đầy đủ hàm lượng vitamin B9 để làm giảm tối thiếu khuyết tật của thai nhi. Folic acid có nhiều trong các loại quả họ cam, cây họ đậu, các loại rau màu xanh thẫm, lạc và gạo lứt.
Vitamin B12: Có tác dụng ngăn ngừa sự thiếu máu cũng như các bệnh liên quan đến vấn đề thần kinh, ngoài ra, còn hỗ trợ sự hấp thu can-xi cho xương chắc khoẻ. Sò huyết, cá biển, trứng, và các sản phẩm sữa là nguồn thực phẩm giàu vitamin B12.
Beta-carotene: Có vai trò quan trọng trong chống ôxi hóa, giúp bảo vệ làn da khỏi tia UV ngăn ngừa bệnh ung thư da. Beta-carotene còn giúp cơ thể chống lại các bệnh về tim mạch, bệnh đục nhân mắt và hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển hóa vitamin A trong cơ thể khi cần thiết. Các loại rau quả tươi có màu vàng, cam và đỏ như cà rốt, cam, mơ luôn chứa hàm lượng beta-carotene cao.
Biotin: Đảm bảo cho sự láng mịn của làn da và độ bóng, khỏe của mái tóc. Biotin rất hữu hiệu cho chứng viêm da. Có thể tìm thấy nguồn biotin dồi dào trong đậu nành, lòng đỏ trứng, các loại rau và hoa quả.
Vitamin C: Được biết đến như một chất làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, rất hiệu quả trong việc tái tạo lớp collagen cho da, tăng khả năng làm lành vết thương, bảo vệ thành mạch máu và hấp thu chất sắt. Vitamin C xuất hiện trong rất nhiều loại rau quả, nhưng tập trung chủ yếu ở các loại quả thuộc họ cam, cà chua, khoai tây, lơ xanh, bắp cải, ớt đỏ.
Vitamin D: Không chỉ tốt cho xương và răng, loại vitamin này còn rất cần thiết cho việc duy trì làn da săn chắc, mịn màng. Cơ thể có thể tự tạo vitamin D bằng cách tắm nắng vào thời điểm thích hợp (từ 7 đến 9 giờ sáng). Ngoài ra, các sản phẩm bơ sữa, các loại cá biển là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin D.
Vitamin E: Giàu chất chống ôxi hoá, đặc biệt hiệu quả khi kết hợp cùng vitamin C. Vitamin E giúp tăng cường sự lưu thông máu, giảm hiện tượng tắc nghẽn động mạch; làm lành các vết trầy xước, tăng sự đàn hồi của làn da. Vitamin E có nhiều trong gạo lứt, dầu thực vật chưa tinh luyện, lòng đỏ trứng, hạnh nhân, sữa, các loại rau có màu xanh thẫm, mầm lúa mỳ.
Vitamin K: Có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Thực phẩm giàu vitamin K: cám gạo, rau màu xanh thẫm, đậu nành và dầu thực vật.
Như vậy, nguồn cung cấp vitamin trong các loại thực phẩm là rất dồi dào. Tuy nhiên để phát huy tối đa hiệu quả của các loại vitamin, bạn cần thực hiện theo một số nguyên tắc sau:

  • Vitamin rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, vì thế, không nên chế biến quá ky.
  • Để giảm tối thiểu sự hao hụt vitamin C trong quá trình chế biến, nên sử dụng loại nồi có lớp chống dính.
  • Không nên chọn những loại quả quá chín vì như thế hàm lượng vitamin đã bị giảm rất nhiều. Hoa quả sẽ bị hao hụt vitamin rất nhanh khi bị bóc vỏ, cắt miếng hoặc ép lấy nước. Đối với các loại nước ép, chỉ nên chuẩn bị khi cần dùng ngay.
  • Sự hao hụt vitamin trong các loại rau xanh tỷ lệ thuận với thời gian lưu giữ trong tủ lạnh, trừ khi được rửa sạch và bảo quản trong ngăn đá.

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/960/bo-sung-vitamin-tu-san-pham-thien-nhien/feed/ 0
Bữa sáng nhanh và đủ năng lượng cho bé http://kienthucsinhsan.vn/950/bua-sang-nhanh-va-du-nang-luong-cho-be/ http://kienthucsinhsan.vn/950/bua-sang-nhanh-va-du-nang-luong-cho-be/#respond Wed, 23 Nov 2011 02:20:19 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=950 Các nhà dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, không nhất thiết phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé vào bữa sáng mà chỉ cần một bữa sáng đảm bảo đủ 2 yếu tố: cung cấp năng lượng và một vài chất dinh dưỡng cốt yếu.

Bữa sáng nhanh và đủ năng lượng cho bé 1

Nếu bạn có 2 giây

  • Bột ngũ cốc: Cung cấp đường, tinh bột, chất xơ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sẽ suy nghĩ nhanh nhạy hơn khi ăn cái gì đó và các tế bào não bộ cần sự cung cấp thường xuyên từ đường, tinh bột, chất xơ.
  • Bánh mì quét bơ đậu phộng: Cung cấp tinh bột, protein và chất béo tự nhiên từ bơ đậu phộng là nguồn năng lượng đủ cho bữa sáng của bé.
  • Bột yến mạch: Cung cấp chất xơ, chất ít béo, kali và magiê.
  • Hoa quả: Táo có nhiều chất xơ, chuối nhiều kali là những chất mà trẻ cần cho hoạt động thể chất.

Nếu bạn có 2 phút

  • Hỗn hợp cam, chuối, sữa chua ít béo hoặc không béo là những chất có hàm lượng đường, tinh bột, chất xơ cao. Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cả canxi nữa.
  • Các loại quả mọng: Hỗn hợp chuối, nước ép táo, quả việt quất sẽ cung cấp cho trẻ nhiềuchất chống oxy hóa.
  • Sa lát hoa quả: Thêm một chút sữa chua lên trên, khiến trẻ vừa thích thú ăn lại cung cấp cho trẻ nhiều chất cốt yếu.
  • Bánh mì nướng kèm chuối: Bánh mì cung cấp tinh bột, chuối cung cấp vitamin, kali.

Nếu bạn có 10 phút

  • Thì đủ thời gian để bạn chuẩn bị một bữa sáng nhanh mà đủ dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh những món ăn quen thuộc vào buổi sáng, bạn đừng quên bổ sung cho trẻ một cốc sữa và một ít hoa quả để trẻ có năng lượng cho cả ngày hoạt động.

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/950/bua-sang-nhanh-va-du-nang-luong-cho-be/feed/ 0
Mắc bệnh phụ khoa vì quá sạch http://kienthucsinhsan.vn/281/mac-benh-phu-khoa-vi-qua-sach/ http://kienthucsinhsan.vn/281/mac-benh-phu-khoa-vi-qua-sach/#respond Fri, 21 Oct 2011 08:51:23 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=281 40 tuổi nhưng chị Mai (Hà Nội) đã không còn thiết tha chuyện vợ chồng vì quá rát mỗi khi “yêu”. Còn ông xã cũng phát sợ vì cậu nhỏ thường xuyên bị xước, toét cả máu. Đi khám, chị mới biết nguyên nhân chỉ vì chị vệ sinh vùng kín kỹ quá.

3 năm gần đây, chuyện đời sống vợ chị Mai liên tục lục đục, có lúc tưởng bỏ nhau chỉ vì nghi ngờ. Chồng thì thấy đau khi quan hệ với vợ, xước “thằng nhỏ” mà không hiểu sao, từ ngày lấy nhau hơn chục năm nay đâu có như thế. Anh nghĩ vợ mình có quan hệ bất chính nên không còn muốn gần gũi chồng, không chịu tiết dịch.

Mắc bệnh phụ khoa vì quá sạch 1Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Trong khi chị thấy đau rát mỗi lần gần chồng nên sợ. Chị nghĩ mình sắp đến tuổi mãn kinh, không còn tiết dịch được nữa nên đấy cũng là chuyện bình thường, để một thời gian sẽ ổn.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động (Hà Nội) cho biết, chị Mai vẫn có kinh nguyệt bình thường nhưng vùng kín lại khô tong khô teo, không khác gì miếng da treo lâu ngày. Đây chính là lý do khiến việc quan hệ giữa hai vợ chồng gặp khó khăn, thậm chí gây xước, chảy máu.

“Tuy nhiên dù đã cho uống thuốc tăng tiết dịch nhờn nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Đến khi hỏi cặn kẽ mới biết sau mỗi lần vệ sinh, bệnh nhân đều dùng dung dịch sát khuẩn để rửa. Vì thế, chỉ sau 3 ngày không kỳ cọ quá sạch thì bệnh tự khỏi”, bác sĩ Dung nói.

Bác sĩ Dung cho biết, giống như Mai, nhiều chị em có thói quen rửa vùng âm đạo liên tục vì nghĩ như thế là sạch, dịch tiêu hết. Tuy nhiên, chính việc vệ sinh quá thường xuyên, cộng thêm hóa chất trong dung dịch sát khuẩn khiến cho niêm mạc âm đạo khô hết, không tiết dịch, gây đau khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra theo bác sĩ, đó cũng là nguyên nhân khiến nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa ở chị em cao hơn. Trường hợp của chị Vân (28 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) là một ví dụ.

Mang bầu đến tháng thứ 3, tự dưng chị thấy vùng dưới ngứa ngáy rất khó chịu, ra huyết trắng lại có mùi hôi. Đi khám phụ khoa chị mới biết mình bị nấm. Tuy nhiên, chị không tin vì bản thân vốn rất cẩn thận, cứ đi vệ sinh xong là chị rửa thật sạch bằng nước và cả thuốc rửa.

Theo bác sĩ Dung, phụ nữ khi mang thai nội tiết cơ thể thay đổi vì thế nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cũng cao hơn bình thường. Tuy nhiên, cũng không loại trừ nguyên nhân do người bệnh quá sạch, khiến môi trường axit trong âm đạo bị phá vỡ, vi khuẩn nấm phát triển.

Đồng thời, những hóa chất trong thuốc rửa đã tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi trong môi trường này. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại, cũng như các bệnh liên quan đến tình dục phát triển.

Bác sĩ Dung cũng cho biết, từng có trường hợp đến khám thì đã bị viêm nhiễm phần phụ rất nặng, thậm chí có hoại tử. Dù thực tế bệnh nhân vệ sinh rất sạch sẽ, nước cũng phải qua máy lọc vô trùng, đi vệ sinh xong lại dùng vòi nước xịt thẳng vào, rồi dùng khăn lau cho khô. Thế nhưng chính việc thụt rửa quá sâu, thêm với việc khăn lau có hóa chất khiến bệnh càng nặng hơn.

Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, bộ phận sinh dục rất nhạy cảm, nếu cơ thể khỏe mạnh nó thể kháng cự được phần nào đó vi khuẩn. Vì thế, chị em nên rửa cơ quan sinh dục 2 lần mỗi ngày. Nếu muốn dùng thuốc rửa thì cần lựa chọn loại phù hợp, không quá kiềm, không sử dụng hóa chất sát khuẩn mạnh. Không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo thường xuyên.

Khi thấy ra khí hư bất thường, ngứa, khó chịu, chị em nên đi khám ngay. Bệnh phụ khoa không dẫn đến tử vong ngay nhưng nếu điều trị muộn có thể để lại những di chứng như teo hẹp vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung…

Tham khảo: Khô hạn ở phụ nữ trẻ

Theo chuyenkhonoi

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/281/mac-benh-phu-khoa-vi-qua-sach/feed/ 0
Lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân http://kienthucsinhsan.vn/150/loi-ich-cua-viec-cham-soc-suc-khoe-sinh-san-tien-hon-nhan/ http://kienthucsinhsan.vn/150/loi-ich-cua-viec-cham-soc-suc-khoe-sinh-san-tien-hon-nhan/#respond Fri, 21 Oct 2011 03:57:49 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=150 Chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân là một việc làm quan trọng và cần thiết. Nó có ý nghĩa trong việc xây dựng, giữ gìn hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, góp phần giảm hậu quả xấu về mặt sức khỏe cho xã hội và cộng đồng.

Lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân 1

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sinh khỏe sinh sản (CSSKSS) Thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng “tiền hôn nhân” là những người đang trong giai đoạn trưởng thành (có khả năng sinh sản) đến khi kết hôn. Những đối tượng này cần chăm sóc SKSS vì họ bắt đầu một cuộc sống tình dục vốn chưa có kinh nghiệm trước đó. Đặc biệt, họ phải chuẩn bị để thực hiện thiên chức làm bố mẹ, chủ động kiểm soát sự mang thai, thời điểm có con và số con mong muốn cũng như sinh ra những đứa con khỏe mạnh, tránh việc mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai.

Ngoài ra, họ cần có kiến thức nếu gặp phải những rắc rối trong đời sống tình dục, những bệnh tật mới xuất hiện liên quan đến đường sinh sản hoặc xuất hiện những hậu quả của các bệnh tật có từ trước ảnh hưởng đến sự sinh sản, thai nghén. Nếu có kiến thức về SKSS, họ có thể phát hiện và điều trị sớm một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau, dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con trong tương lai, chuẩn bị cho người phụ nữ có điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn.

Những bệnh tật ở người cha, người mẹ tương lai có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi cần phải được phát hiện và điều trị sớm, thậm chí nếu không thể khắc phục thì cũng cần đề xuất một biện pháp là không nên sinh con nhằm tránh sinh ra những đứa trẻ dị tật, thiểu năng vừa là một nỗi đau của gia đình vừa trở thành gánh nặng của xã hội.

Theo baomoi

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/150/loi-ich-cua-viec-cham-soc-suc-khoe-sinh-san-tien-hon-nhan/feed/ 0