Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Sat, 18 Apr 2020 06:35:32 +0000 vi-VN hourly 1 Quá trình khám thai định kỳ http://kienthucsinhsan.vn/1165/qua-trinh-kham-thai-dinh-ky/ http://kienthucsinhsan.vn/1165/qua-trinh-kham-thai-dinh-ky/#respond Wed, 30 Nov 2011 03:36:09 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1165 Nếu có một điều mà bạn không tránh được trong thời kỳ mang thai thì đó chính là xét nghiệm! Tất nhiên là bạn cảm thấy căng thẳng nhưng là một người mẹ trong tương lai ai cũng mong muốn cho ra đời một cháu bé khỏe mạnh, thông minh, có ích cho xã hội sau này. Vì vậy hãy cố gắng thoải mái vì thực sự là những xét nghiệm này nhằm mục đích đảm bảo em bé bạn đang phát triển một cách khỏe mạnh.

Các xét nghiệm trong thời kỳ mang thai chỉ đơn giản là để giúp bảo đảm rằng mọi vấn đề sẽ được phát hiện càng sớm càng tốt, để con bạn và bạn được chăm sóc tốt nhất trong thời kỳ mang thai. Một vài xét nghiệm nghe có vẻ phức tạp nhưng những xét nghiệm đó đều là những xét nghiệm tiêu chuẩn thông thường.

Quá trình khám thai định kỳ 1

Xét nghiệm chọc dò nước ối

Thường được thực hiện khoảng tuần từ 15 – 18 của thai kỳ, xét nghiệm chẩn đoán này xem xét liệu con bạn có Hội chứng Down hoặc các vấn đề về nhiễm sắc thể khác không. Bạn thường được đề nghị xét nghiệm này nếu bạn hơn 35 tuổi, đã sinh con với bất kỳ triệu chứng nào cụ thể, hoặc nếu bạn hoặc chồng bạn có tiền sử gia đình bất bình thường về gen.

Bạn cũng sẽ được đề nghị làm xét nghiệm này nếu bạn có nguy cơ cao từ kết quả của các xét nghiệm máu hoặc siêu âm vùng sáng sau gáy.

Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra vị trí bào thai, nhau thai và xác nhận ngày dự sinh. Sau đó, lớp da ở phía trên tử cung được làm sạch và một mũi kim nhỏ sẽ được chọc vào tử cung. Một mẫu nước ối quanh bào thai được lấy ra bằng một xi-lanh và gửi đi xét nghiệm. Vị trí của em bé và mũi kim được giám sát cẩn thận trong quá trình siêu âm.

Nhiều bà mẹ nói rằng xét nghiệm này khó chịu hơn là đau đớn và cảm thấy tương tự như đau bụng hành kinh. Xét nghiệm kéo dài khoảng 25 phút và bạn sẽ có được kết quả trong vòng 2 tuần lễ.

Bạn nên để mình thanh thản dễ chịu vài ngày sau xét nghiệm và đảm bảo rằng bạn được giúp đỡ trong việc trông coi những đứa con khác nếu bạn đã có con.

Việc chọc dò nước ối thường khá an toàn và nhiều phụ nữ thấy rằng lợi ích của xét nghiệm này (cho sự chẩn đoán về những bất bình thường có thể có đối với con bạn) nhiều hơn so với mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu không thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, xét nghiệm này cũng có một vài rủi ro, với 1 trong 200 phụ nữ có biến chứng sau đó có thể dẫn đến sẩy thai. Do vậy, để đưa ra một quyết định sáng suốt, tốt nhất bạn cần trao đổi kỹ với chuyên gia hoặc bác sĩ của bạn.

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS)

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) thường được đề nghị vào tháng thứ nhất giai đoạn ba để thay thế cho một xét nghiệm chọc dò nước ối. Điểm khác biệt chính là nó không thể phát hiện gai đôi. Xét nghiệm này thường được đề nghị cho những phụ nữ trên 35 tuổi và có tiền sử gia đình có các bệnh về gen hoặc người đã có một vấn đề nào đó trong lần sinh con trước. Xét nghiệm kéo dài khoảng nửa giờ và hơi đau hơn một chút so với xét nghiệm chọc dò nước ối. Nó liên quan đến việc lấy mẫu tế bào lông nhung màng đệm được tìm thấy trên nhau thai.

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) 1

Khi bạn đã được xét nghiệm, bạn sẽ cần nghỉ ngơi trong vài ngày. Và giống như với xét nghiệm chọc dò nước ối, xét nghiệm CVS cũng có rủi ro nhỏ về sẩy thai. Do vậy, điều quan trọng là bạn phải thảo luận mọi vấn đề hoặc mối quan tâm với chuyên gia của bạn trước khi tiến hành.

Xét nghiệm dung nạp Glucose

Trong giai đoạn thứ hai của thai kỳ bạn có thể được đề nghị kiểm tra bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai mà có thể xảy ra với 2 đến 3 trong số 100 bà mẹ tương lai. Những người có nguy cơ nhất có thường là những người trên 35 tuổi, người béo phì và có thể đã bị vấn đề đó ở lần mang thai trước. Nó cũng phổ biến hơn ở các bà mẹ là người Ấn độ, Caribe da đen hoặc Trung Đông. Xét nghiệm máu đơn giản sẽ phát hiện liệu bạn có bị bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai không.

Nhiều bà mẹ tương lai có thể kiểm soát bệnh tiểu đường này với một chế độ ăn kiêng lành mạnh và một chương trình tập thể dục. Thỉnh thoảng, việc tiêm Insulin là cần thiết.

Các xét nghiệm máu thông thường

Trong thời kỳ mang thai bạn có thể phải làm một vài xét nghiệm máu. Không cần phải lo lắng gì cả, tất cả các xét nghiệm này hoàn toàn là xét nghiệm thông thường. Những xét nghiệm đó kiểm tra những vấn đề sau:

  • Mức độ sắt: Nếu mức độ sắt thấp bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ. Bạn có thể thử ăn thêm rau có màu xanh đậm (cải bó xôi) và thịt đỏ (thịt bò) để giúp bạn tỉnh táo trở lại và nếu sự thay đổi chế độ ăn không đủ để tạo ra sự khác biệt, bạn có thể được chỉ định uống viên thuốc sắt để bạn không bị thiếu máu. Khi mức độ sắt của bạn có thể thay đổi trong suốt thời kỳ mang thai, bạn sẽ được xét nghiệm lại vào khoảng tuần 28 tuổi thai.
  • Nhóm máu và nhân tố Rezút: Bác sĩ của bạn cần biết nhóm máu của bạn để ghi vào hồ sơ y tế và xem xét liệu máu của bạn có dương tính Rezút (RH+) hay âm tính rezút (RH-) hay không, vì cả hai loại máu này đều không thích hợp. Nếu máu bạn là RH- và bạn đang mang thai em bé có máu RH+, thì sẽ có khả năng cơ thể bạn sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại các tế bào máu RH+. Điều đó có thể ảnh hưởng đến con bạn sau này trong lúc bạn mang thai. Bằng việc biết sớm nhóm máu của bạn, bác sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vấn đề phức tạp tiềm tàng.
  • Bệnh sởi Đức (hay còn gọi là Rubella): Bạn có thể đã được tiêm chủng để miễn dịch bệnh sởi Đức khi còn là trẻ em. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn không được miễn dịch, bạn sẽ biết bạn cần tránh gặp bất kỳ ai đang bị sởi bởi vì nó có thể nguy hại cho em bé của bạn.
  • Các bệnh khác: Máu của bạn sẽ được xét nghiệm kiểm tra viêm gan siêu vi B và giang mai vì cả hai bệnh này đều nguy hại cho đứa con chưa ra đời của bạn. Bạn cũng sẽ được xét nghiệm HIV/AIDS, tùy thuộc vào việc bạn có chấp nhận hay không. Không có lý do gì để phải lo lắng về những xét nghiệm này. Kết quả được giữ bí mật và được thực hiện để kiểm tra sức khỏe em bé của bạn.
  • Toxoplasmosis: Đây là một vật ký sinh lan truyền thông qua phân mèo hoặc thịt chưa nấu kỹ và có thể gây hại cho đứa con chưa ra đời của bạn. Toxoplasmosis thường không phải xét nghiệm nhưng hãy trao đổi với chuyên gia của bạn nếu bạn cảm thấy con bạn có nguy cơ gặp phải rủi ro này.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu 1

Nước tiểu sẽ được xét nghiệm thông thường trong kỳ mang thai để kiểm tra những vấn đề sau:

  • Protein trong nước tiểu có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng hoặc nhiễm bệnh hoặc nếu kèm theo các triệu chứng khác, có thể gây ra tiền sản giật. Tình trạng này có thể nghiêm trọng cho cả các bà mẹ và em bé. Bác sĩ hoặc chuyên gia của bạn có thể cho bạn thêm thông tin hoặc bạn có thể biết thêm thông tin tại mục tiền sản giật ở đây.
  • Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây cho bạn các vấn đề sau này khi mang thai nếu không được điều trị. Tuy nhiên, một số người có thể không bị bất kỳ triệu chứng nào. Xét nghiệm nước tiểu sẽ tìm ra sự nhiễm trùng đó và nếu phát hiện kịp thời thì có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh.
  • Glucose trong máu của bạn có thể cho thấy một chế độ ăn nhiều đường hoặc đơn giản là gần đây bạn đã ăn các thực phẩm có đường. Nếu bạn thường xuyên có Glucose trong nước tiểu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở người mang thai, mà bệnh này có thể gây rắc rối cho bà mẹ và em bé. Tuy nhiên, vẫn có thể được điều trị dễ dàng bằng việc thay đổi chế độ ăn và thói quen tập luyện.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1165/qua-trinh-kham-thai-dinh-ky/feed/ 0
Tiêu chuẩn về sự phát triển bình thường của trẻ http://kienthucsinhsan.vn/913/tieu-chuan-ve-su-phat-trien-binh-thuong-cua-tre/ Tue, 22 Nov 2011 06:50:27 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=913 Các tiêu chí về cân nặng, chiều cao, mọc răng, sự vận động, ngôn ngữ và tâm lý xã hội của trẻ nhỏ là các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bình thường hay không của một trẻ nhỏ.

1. Cân nặng

Những em bé tròn 12 tháng đến 23 tháng 29 ngày được gọi chung là trẻ 1 tuổi. Ở lứa tuổi này, bé cần tăng trung bình mỗi tháng 200-300g. Trẻ 12 tháng tuổi được coi là phát triển bình thường nếu cân nặng gấp 3 lần lúc sinh.

1. Cân nặng 1

Trong quá trình phát triển, nếu có một tháng bé không tăng cân thì các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng vì ở lứa tuổi này, tốc độ tăng cân thấp hơn lúc dưới 1 tuổi. Nhưng nếu liên tục trong 2-3 tháng bé không tăng hoặc sụt cân thì nên đưa đến bác sĩ để được khám và tham vấn dinh dưỡng.

Cân nặng trung bình ở trẻ 1 tuổi:

Tháng tuổi Cân nặng bé trai (kg) Cân nặng bé gái (kg)
12 8,1-12,4 7,4-11,6
18 9,1-13,9 8,5-13,1
24 9,9-15,2 9,4-14,5

2. Chiều cao

2. Chiều cao 1

Bé mới sinh thường có chiều dài 48-52cm. Chiều cao trung bình của bé lúc tròn 12 tháng là 75cm, lúc 24 tháng là 85cm (chiều cao lúc trưởng thành thường gấp đôi so với lúc 2 tuổi). Trong 2 năm đầu đời, chiều cao của bé tăng rất nhanh: năm thứ nhất trung bình tăng 25cm, năm thứ hai tăng khoảng 10cm. Việc chăm sóc tốt trong thời gian này sẽ tạo được tiền đề tốt cho sự phát triển chiều cao của bé lúc trưởng thành.

Chiều cao trung bình của bé 1 tuổi:

Tháng tuổi Chiều cao bé trai (cm) Chiều cao bé gái (cm)
12 70,7-81,5 68,6-80
18 76,3-88,5 74,8-87,1
24 80,9-94,4 79,9-93

3. Răng

3. Răng 1

Bé bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi. Sau đó, số răng được tính bằng cách lấy số tháng tuổi trừ đi 4 (chẳng hạn, bé 18 tháng tuổi sẽ có 14 răng). Đến 24 tháng, bé có đủ bộ răng sữa 20 cái. Một số em bé chậm mọc răng, có thể do suy dinh dưỡng hay còi xương. Một số bé tuy mọc răng chậm (có thể do di truyền) nhưng vẫn khỏe mạnh, tăng trưởng bình thường so với lứa tuổi. Các bậc phụ huynh nên tăng cường phơi nắng vào buổi sáng cho bé (mỗi ngày 15-20 phút) để cơ thể tổng hợp vitamin D, đồng thời cho uống sữa ít nhất 500 ml/ngày để cung cấp đủ canxi. Chế độ ăn của bé cũng cần phù hợp với số răng; bé chỉ có thể ăn cơm khi răng nhai (răng hàm) đã mọc.

4. Vận động

4. Vận động 1

Khi được 10-12 tháng, bé bắt đầu biết đứng chựng, 15 tháng biết đi bộ một mình và bò lên cầu thang. Lúc 18 tháng tuổi, bé biết chạy (nhưng dáng chạy chưa được uyển chuyển), có thể leo lên cầu thang nếu được người lớn dắt tay, tự ngồi được trên ghế nhỏ và rất thích lục lọi ngăn kéo hoặc giỏ rác. Đến 24 tháng, bé chạy tốt, lên xuống cầu thang từng bước một, biết nhảy, biết tự leo lên bàn ghế và tự mở cửa.

5. Ngôn ngữ

5. Ngôn ngữ 1

Bé 15 tháng tuổi biết nói líu ríu, gọi “ba”, “mẹ” hoặc tên một vật quen thuộc nào đó. Đến 18 tháng, bé nói được trung bình 10 từ, xác định một hoặc nhiều phần của cơ thể. Lên 24 tháng, bé biết xếp 3 từ lại thành câu. Bên cạnh những bé biết nói và nói sõi rất sớm, có một số bé lại rất chậm nói. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy bé phát âm được vài từ, hiểu và làm được hầu hết các yêu cầu của người lớn thì chắc chắn bé sẽ nói được.

6. Tâm lý và xã hội

Khi được 15 tháng, bé biết làm theo các mệnh lệnh đơn giản, biết chỉ tay để biểu hiện các đòi hỏi của mình, biết ôm chặt ba hoặc mẹ để bày tỏ sự thương yêu. Lên 18 tháng, bé thích tự ăn một mình hoặc tự làm một số việc, chỉ tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp rắc rối. Bé có thể giải thích khi bị ướt hoặc bị bẩn và đã biết ôm hôn ba mẹ. Bé 24 tháng đã cầm thìa tốt, biết phụ mẹ cởi quần áo, biết nói về những điều vừa trải qua và lắng nghe các câu chuyện đơn giản.

Xem thêm: “Thuốc tăng chiều cao nên hay không nên?”

theo suckhoesinhsan

]]>