Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Mon, 18 May 2020 09:29:54 +0000 vi-VN hourly 1 Bệnh hậu sản là gì ? http://kienthucsinhsan.vn/1251/benh-hau-san-la-gi/ http://kienthucsinhsan.vn/1251/benh-hau-san-la-gi/#respond Tue, 06 Dec 2011 08:12:26 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1251 Mặc dù người mẹ có thể vô cùng hạnh phúc khi có sinh ra một thiên thần nhưng lại rất dễ mắc phải bệnh hậu sản, chính là sự suy sụp tinh thần sau sinh. Bệnh này thường xảy ra ở khoảng 15-20% các bà mẹ và thường diễn ra từ 4-6 tuần sau khi sinh. Còn những bà mẹ cứ cố gắng chịu đựng thì sẽ cảm thấy rất cô đơn.

Bệnh hậu sản là gì ? 1

Triệu chứng:

Chứng bệnh này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sinh em bé. Sau khi sinh con, các mẹ thường rất mệt mỏi, cơ thể yếu đuối, cộng với việc suốt nhiều tháng trời chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường với đủ thứ việc vặt vãnh, không tên; nhất là khi em bé không khỏe mạnh, mẹ thiếu sữa…; người mẹ sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tổn thương, tủi thân, buồn phiền với những chuyện mà trước kia các mẹ xem là chẳng có gì.

Nếu triệu chứng này kéo dài quá 2 tuần, hoặc nếu có các triệu chứng dưới đây, thì người mẹ nên tìm đến chuyên viên tâm lý hoặc tâm thần để được giúp đỡ:

  • Tinh thần suy sụp, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày.
  • Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả.
  • Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt sức.
  • Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn.
  • Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình.
  • Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.

Nguyên nhân ?

Nguyên nhân ? 1

Có con là một niềm hạnh phúc lớn, nhưng đồng thời vấn đề sinh con cũng gây ra những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Làm mẹ là một vai trò vất vả, đầy trách nhiệm và thường bị mất ngủ. Vấn đề làm mẹ càng khó khăn hơn đối với các phụ nữ nuôi con một mình hay những cặp vợ chồng không có thân nhân ở gần để giúp đỡ, nương tựa. Ngoài ra, vì điều kiện tài chánh, nhiều khi buộc cả hai vợ chồng đều phải đi làm mới đủ sống. Chứng suy sụp sau khi sinh không có nghĩa là bà mẹ là “người xấu” hay bị “trời phạt”.

Phải làm gì ?

  • Tránh những thay đổi lớn trong thời gian gần ngày sinh (ví dụ: dọn nhà, sửa nhà, thay đổi việc làm).
  • Chuẩn bị việc sinh đẻ bằng cách tham gia khóa hướng dẫn trước khi sinh.
  • Chuẩn bị tinh thần người chồng để chồng giúp vợ chăm sóc con.
  • Sắp xếp nhờ thân nhân, bạn bè giúp đỡ sau khi sinh con.
  • Nếu đã từng bị suy sụp tinh thần rồi, thì nên báo cho bác sĩ biết khi đi thăm thai.

Phải làm gì ? 1Người chống phải ở bên để giúp đỡ vợ chăm sóc con

Và quan trọng nhất là bạn phải tự biết “giải thoát” cho mình bằng cách: đừng ngại nhờ vả “anh ấy” giúp việc nhà; đừng cố cáng đáng một mình tất cả công việc để rồi lại khóc thầm một mình. Dù việc nuôi con rất bận rộn nhưng hãy cố gắng sắp xếp cho mình một khoảng thời gian riêng để làm những việc mình thích: chăm sóc da mặt, đọc sách, nghe nhạc, xem phim dù chỉ vài tiếng đồng hồ 1 tuần. Hãy chia sẻ “nỗi lòng” với ai đó sẽ giúp bạn xả stress rất nhiều.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1251/benh-hau-san-la-gi/feed/ 0
Vừa mang thai vừa cho con bú có nên không? http://kienthucsinhsan.vn/830/vua-mang-thai-vua-cho-con-bu-co-nen-khong/ http://kienthucsinhsan.vn/830/vua-mang-thai-vua-cho-con-bu-co-nen-khong/#respond Wed, 16 Nov 2011 07:21:02 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=830 Có những phụ nữ chỉ mới sinh được mấy tháng, con vẫn còn đang phải bú mẹ nhưng đã lại mang thai tiếp. Vậy những phụ nữ này có nên cho con bú tiếp không, bởi vì các quan niệm truyền thống cho rằng nếu tiếp tục cho con bú sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Các bác sĩ khuyến cáo, người mẹ hoàn toàn có thể tiếp tục cho con bú trong khi đang mang thai. Lý do là vì cơ thể người phụ nữ vẫn tiếp tục tiết sữa trong suốt thời gian có thai bé tiếp theo. Thậm chí, vẫn có thể cho bé lớn bú sau khi đã sinh bé tiếp theo.

Vừa mang thai vừa cho con bú có nên không? 1

Cho bé tiếp tục bú trong khi đang mang thai được cho là hoàn toàn tốt cho hầu hết các bà mẹ, với điều kiện là người mẹ phải ăn uống đầy đủ chất và uống nước đầy đủ. Tuy nhiên, sự thay đổi của các hormone trong những ngày đầu mang thai có thể làm quá trình cho bé lớn bú trở nên khó khăn. Chẳng hạn, sự kích thích của tuyến vú trong suốt quá trình cho bé bú hay khi sinh hoạt tình dục có thể gây ra những cơn co thắt dạ con nhẹ. Nhưng với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì. Nhưng nên lưu ý rằng nếu người phụ nữ nào từng có tiền sử chuyển dạ sớm hay sảy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai hay từng bị chảy máu, thì nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không.

Khi mang thai đến tháng thứ 4 và 5, bầu vú người mẹ lúc này bắt đầu tiết ra sữa non (loại sữa này rất giàu dinh dưỡng và rất cần thiết cho trẻ sơ sinh), nên mùi vị cũng như số lượng sữa tiết ra từ vú mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Lúc này sẽ có hai tình huống xảy ra – một số trẻ sẽ tự bỏ bú ở thời điểm này, còn số khác vẫn nhất quyết không bỏ bú. Nếu đứa trẻ muốn bú tiếp, các bà mẹ cũng không nên lo lắng rằng nguồn sữa non có thể bị cạn, bởi vì cơ thể bạn sẽ tiếp tục tiết ra loại sữa đặc biệt này cho đến khi em bé đang ở trong bụng mẹ chào đời.

Nếu bé lớn chưa đầy 1 tuổi và chế độ dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào nguồn sữa mẹ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho bé bú tiếp để đảm bảo sự tăng cân bình thường.

Còn việc có cho cả hai bé bú mẹ cùng lúc cũng là một điều nên cân nhắc. Nếu bạn cho bé cai sữa trước khi sinh đẻ tiếp theo, những tổn thương về mặt tinh thần có lẽ sẽ ít hơn là cai sữa sau khi bé tiếp theo chào đời. Vì khi đó, bé lớn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị chiếm đoạt.

Trong trường hợp cai sữa, cũng nên cai một cách từ từ, chẳng hạn như giảm dần số lần bú mẹ, để tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ.

theo hiemmuon

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/830/vua-mang-thai-vua-cho-con-bu-co-nen-khong/feed/ 0
10 điều cấm kỵ bà bầu cần tránh http://kienthucsinhsan.vn/620/10-dieu-cam-ky-ba-bau-can-tranh/ http://kienthucsinhsan.vn/620/10-dieu-cam-ky-ba-bau-can-tranh/#respond Mon, 31 Oct 2011 07:24:26 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=620 Mang thai là niềm hạnh phúc vô bờ bến của người phụ nữ. Khi có thai, không có gì quan trọng hơn là sức khỏe và sự an toàn của thai nhi. May mắn thay, người mẹ hoàn toàn có thể tự bảo vệ em bé của mình bằng cách tránh những rủi ro phức tạp hoặc gây hại cho em bé có thể xảy ra khi mang thai khiến trẻ có thể bị khuyết tật về trí tuệ lẫn thể xác.

10 điều cấm kỵ bà bầu cần tránh 1

Danh sách của 10 điều dưới đây là những điều mà người phụ nữ mang thai nên tránh để giữ cho em bé được khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

1. Tránh căng thẳng

Stress và căng thẳng tấn công cơ thể của bạn theo những cách đáng ngạc nhiên. Ở phụ nữ mang thai, stress có thể gây ra táo bón, đau lưng, mất ngủ, và thậm chí dẫn đến sinh non hoặc em bé nhẹ cân.

2. Tránh khói thuốc lá

Hút thuốc là vô cùng có hại cho thai nhi (cũng như cho chính mình), do đó, khi mang thai người mẹ cần hoàn toàn tránh khỏi khói thuốc lá, chứ không chỉ là không hút thuốc.

Khi mẹ hút thuốc, em bé sẽ bị thiếu oxy. Điều này có thể khiến em bé phát triển chạm hơn và tăng cân ít hơn. Khói thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn đến sinh non và các biến chứng khác khi mang thai khác.

3. Tránh thuốc không theo đơn, bao gồm cả Aspirin

Trong thời gian thai nghén, khi dùng bất kì loại thuốc nào, sản phụ cũng phải dùng theo chỉ định và theo đơn của bác sĩ, tránh tự tiện mua thuốc dùng mà không hỏi ý kiến và sự chấp thuận của bác sĩ. Bởi tất cả những gì mẹ ăn uống đều đi qua nhau thai và đi vào em bé trong bụng. Rất nhiều loại thuốc không tốt và thậm chí bị cấm chỉ định dùng vì không tốt cho em bé.

4. Tránh tiếp xúc với phân mèo

Trong trường hợp hiếm hoi con mèo của bạn bị chứng toxoplasmosis (một bệnh truyền nhiễm do mèo gây ra) thì bạn nên tránh tiếp xúc với nó, đặc biệt là không được dọn phân mèo. Nếu bắt buộc phải làm thì bạn nên đeo găng tay nhựa và rửa tay thật sạch sau đó. Toxoplasmosis là một bệnh có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Khi bị mắc bệnh này, loài mèo thường không có dấu hiệu gì thể hiện ra bên ngoài nên rất khó nhận biết.

5. Tránh caffeine

Trong thời gian mang thai, tốt hơn là bạn nên tránh cà phê, chè hoặc nước ngọt có chứa caffeine. Bởi khi uống cà phê, các chất này cũng gây kích thích cho thai nhi. Caffeine kích thích tim và não, và là một chất gây nghiện như ma túy.

6. Tránh bổ sung quá nhiều vitamin A

Rất nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vì vậy rất ít người bị thiếu vitamin A khi mang thai. Tuy nhiên nếu bạn bổ sung quá nhiều vitamin A trong thời gian mang thai có thể độc hại cho em bé và có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc sẩy thai.

Trong thời gian mang thai, bạn cần 770 microgram vitamin A. Trong khi cho con bú, bạn cần 1.300 mg.

7. Tránh tiếp xúc thuốc trừ sâu, bao gồm cả sơn

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kì, hệ thần kinh của bé đang phát triển nhanh chóng, vì vậy việc tránh thuốc trừ sâu và khí độc trong thời gian này là rất quan trọng. Hãy đọc kĩ nhãn của chất tẩy rửa gia dụng có các chất độc hại và cẩn thận khi sử dụng chất tẩy rửa tự nhiên như baking soda và dấm.

Phụ nữ mang thai nên tránh sơn sửa, bởi các lớp sơn có thể chứa chì và gây hại cho sự phát triển não của em bé và hệ thần kinh.

8. Tránh tắm hơi và đồ da trong phòng ngủ

Phụ nữ mang thai khi quá nóng sẽ dễ thay đổi nội tiết và nhiệt độ của em bé cũng tăng lên. Nghiên cứu cho rằng phụ nữ mang thai bị quá nóng từ xông hơi sẽ dễ khiến em bé bị dị tật thần kinh (khi não và cột sống phát triển không đúng).

9. Tránh ăn cá có chứa thủy ngân

Một số loại cá có chứa thủy ngân trong các mô mỡ của họ như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá ngừ tươi, cá chẽm, và tilefish. Cá ngừ đóng hộp chứa ít thủy ngân, nhưng vẫn nên ăn điều độ. Khi một người phụ nữ mang thai tiêu thụ một lượng lớn thủy ngân, các em bé có thể bị tổn thương não.

Đối với những người thích cá trong các hồ nước và sông, bạn cần phải cẩn thận của cá có chứa chất gây ô nhiễm công nghiệp gọi là biphenyl đã polyclo hóa (PCBs) trong mô mỡ của chúng. Phụ nữ mang thai tiêu thụ một lượng lớn PCBs sẽ làm giảm trí nhớ, giảm sự chú ý, và chỉ số IQ ở trẻ sơ sinh của họ.

10. Tránh rượu

Bất kì đồ uống có cồn nào cũng đều không được tiêu thụ trong khi mang thai. Nếu uống rượu, rượu đi qua máu của bạn vào nhau thai và truyền sang em bé. Bởi vì em bé còn nhỏ và vẫn đang phát triển nên rượu có thể có tác khiến em bé có các khuyết tật về trí tuệ và thể chất.

Tất cả những gì bạn ăn và uống đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé đang lớn lên trong bạn. Hiểu biết những gì cần tránh có thể giúp bạn có những lựa chọn tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, một số phụ nữ cảm thấy đây là cơ hội hoàn hảo để thực hiện thay đổi lâu dài để cải thiện sức khỏe của chính họ.

Tho suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/620/10-dieu-cam-ky-ba-bau-can-tranh/feed/ 0
Mẹ bị viêm gan B, con có bị ảnh hưởng? http://kienthucsinhsan.vn/608/me-bi-viem-gan-b-con-co-bi-anh-huong/ http://kienthucsinhsan.vn/608/me-bi-viem-gan-b-con-co-bi-anh-huong/#respond Mon, 31 Oct 2011 06:49:16 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=608 Mẹ bị viêm gan B, con có bị ảnh hưởng? 1

Hỏi:Em năm nay 25 tuổi đang mang thai được 2 tháng và em đi xét nghiệm máu thì bị nhiễm virut viêm gan B. Bác sĩ cho em hỏi như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi khi sinh ra không?

Duong Thi Ha

Trả lời:Thai nhi vẫn có thể mắc viêm gan B là 80-90%. Biện pháp hạn chế là sau sinh trong vòng 24h phải tiêm vắc xin phòng chống cho bé, nên theo dõi và có sự tư vấn của bác sĩ sản khoa.

Hỏi: Tôi 26 tuổi, dự kiến cuối năm nay tôi lập gia đình. Tôi có điều lo lắng kính mong quý báo giúp đỡ: vợ sắp cưới của tôi hiện đang bị viêm gan siêu vi B mãn tính và đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố HCM, bác sĩ điều trị nói đến tháng 10/2011 có thể ngưng thuốc để theo dõi và có thể lập gia đình, mặc dù vậy virut siêu vi B vẫn còn tồn tại trong cơ thể chứ không hết hoàn toàn. Xin quý báo tư vấn giúp: – Khi chúng tôi lập gia đình thì có thể có con liền được không? – Khả năng lây từ mẹ sang con là bao nhiêu phần trăm? – Nếu lây từ mẹ sang con thì có cách nào giúp virut trong cơ thể bé không phát triển không? – Khi con tôi sinh ra chích ngừa viêm gan siêu vi B trong vòng 24 giờ sau sinh được không?

Hân

Trả lời:Hiện tại chưa có biện pháp gì để hạn chế tỷ lệ mắc viêm gan B. Bạn vẫn có thể có con nhưng sau khi sinh em bé trong vòng 24h em bé cần được tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B. Khi đó sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Hỏi:Năm nay em 25 tuổi, đã có gia đình gần 1 năm, em có đi xét nghiệm thì kết quả là viêm gan B mãn tính, men gan bình thường. Em muốn hỏi bác sỹ giờ em muốn có em bé thì cần có những biện pháp phòng tránh gì để không lây từ mẹ sang con? Trước khi có bầu em có cần phải tiêm loại vacxin gì không ạ?

Nhung Phạm

Trả lời:Thai nhi vẫn có thể bị lây virus từ mẹ với tỷ lệ khoảng 80-90%. Trước khi mang thai bạn có thể tiêm phòng 1 số loại vắc xin như cúm, Rubella, thủy đậu…Biện pháp để hạn chế tỷ lệ mắc viêm gan B của con bạn là ngay sau khi sinh trong vòng 24h em bé cần được tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B.

Theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/608/me-bi-viem-gan-b-con-co-bi-anh-huong/feed/ 0
Giải đáp về vấn đề ăn uống của thai phụ http://kienthucsinhsan.vn/109/giai-dap-ve-van-de-an-uong-cua-thai-phu/ http://kienthucsinhsan.vn/109/giai-dap-ve-van-de-an-uong-cua-thai-phu/#respond Tue, 27 Sep 2011 15:06:11 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=109 Có rất nhiều ý kiến trái chiều trong việc các thai phụ nên hay không nên ăn thực phẩm gì. Sau đây là giải đáp về một số vấn đề ăn uống khác của thai phụ.

Giải đáp về vấn đề ăn uống của thai phụ 1

Uống nước dừa có lợi ?

Đúng. Các phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể yên tâm uống nhiều nước dừa. Dừa luôn được xem là nguồn dinh dưỡng quý giá tốt cho sức khỏe. Nước dừa rất giàu clorua, kali, magiê và một lượng đường, muối, protein hợp lý.

Nước dừa cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này.

Nên ăn bí đỏ?

Đúng. Bí đỏ là nguồn cung cấp vitamin A, ngoài tỷ lệ chất xơ và sắt khá cao, bí đỏ còn mang lại vitamin C, axít folic, magiê, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác như magiê, đồng, kẽm, phốtpho, đặc biệt là glutamic – một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ.

Nên ăn nhiều gan động vật?

Không hoàn toàn đúng. Các loại gan động vật có hàm lượng sắt khá cao, và cũng rất giàu vitamin A. Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai. Vì vậy nếu bạn đã bổ sung các viên thuốc chứa vitamin A thì nên điều chỉnh lượng gan ăn vào và ngược lại, nếu ăn nhiều gan thì không nên bổ sung thuốc bổ chứa chất này.

Nên ăn các loại thịt tái?

Sai. Thai phụ nên tránh ăn các lại thịt tái, chưa chín kỹ hay các món gỏi làm từ thịt, cá, tôm sống, bởi đây là những món ăn tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn có thể “tấn công” cả mẹ lẫn thai nhi.

Thai phụ ăn nhiều trứng chần sẽ bổ?

Sai. Trứng chần (chưa chín kỹ) cũng có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể, chủ yếu là loại vi khuẩn salmonella.

Ăn trứng ngỗng đẻ con thông minh?

Sai. Trứng ngỗng có lượng protid và lipid cao hơn các loại trứng khác, nhưng chứa ít vitamin hơn, nhất là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Thực chất, trứng gà, trứng chim cút mới là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/109/giai-dap-ve-van-de-an-uong-cua-thai-phu/feed/ 0
Bí quyết giúp bà bầu giảm nghén http://kienthucsinhsan.vn/102/bi-quyet-giup-ba-bau-giam-nghen/ http://kienthucsinhsan.vn/102/bi-quyet-giup-ba-bau-giam-nghen/#respond Tue, 27 Sep 2011 08:15:37 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=102 Chỉ ngửi mùi cà phê cũng khiến bạn phải chạy vào toilet. Hoặc dạ dày bạn lúc nào cũng sôi lên khi nghĩ đến món trứng rán… Đó là biểu hiện thường gặp của ốm nghén, mà phổ biến nhất là lúc sáng sớm.

Một số bà bầu có thể chỉ nghén trong giai đoạn đầu, và sẽ đỡ hơn nhiều trong các tháng sau. Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy, một số phụ nữ nghén suốt thai kỳ. BBC đưa ra nguyên nhân và cách làm giảm nghén.

Bí quyết giúp bà bầu giảm nghén 1

Nguyên nhân gây ốm nghén

Hoóc môn tiết ra khi người mẹ mang thai sẽ luân chuyển khắp cơ thể. Một giả thuyết cho rằng chúng là thủ phạm gây ốm nghén, cũng như có tác dụng bảo vệ bào thai khỏi những thứ gây hại. Thực tế, có một vài nghiên cứu đã phỏng đoán rằng những bà bầu ốm nghén nặng thường ít bị sảy thai, và những điều ủng hộ giả thuyết này là ốm nghén thường chấm dứt khi các nội tạng chính của bé đã hoàn thiện.

Điều trị ốm nghén, các bà bầu nên:

  • Ăn những mẩu snack nhỏ thường xuyên để giảm bớt các triệu chứng buồn nôn, sôi bụng. Tránh ăn bữa quá no, đặc biệt khi có nhiều mỡ, vì chúng sẽ gây sức ép lên hệ tiêu hóa.
  • Đừng để dạ dày của bạn trống rỗng lâu hơn 2 tiếng. Hãy ăn một miếng bánh quy, bánh mỳ nướng để dạ dày tiếp tục hoạt động.
  • Để bánh quy ở đầu giường và ăn 1-2 chiếc trước khi ngồi dậy buổi sáng. Nếu bạn thức dậy trong đêm, một chiếc bánh nhỏ cũng giúp ngăn ngừa các cơn buồn nôn.
  • Hoa quả hoặc thực phẩm mặn sẽ ngăn ngừa các cơn buồn nôn tốt hơn là bánh ngọt.
  • Ăn bất cứ thứ gì bạn thèm (trong mùa)
  • Gừng đã được chứng minh tác dụng giảm nghén. Nó an toàn cho thai kỳ và bạn có thể dùng ở một số dạng – trà gừng hoặc bánh quy gừng.

Nghén nặng

Bạn nên tư vấn bác sĩ nếu cơn nghén ảnh hưởng nặng đến thể trạng, khi bạn không thể giữ nổi thức ăn hoặc đồ uống trong bụng, hoặc nếu bạn quá mệt. Thậm chí bạn có thể phải nằm viện để tránh mất nước và suy kiệt. Một số trường hợp còn phải uống thuốc điều trị. Việc này không gây hại đến cơ thể bạn, và thường sẽ chấm dứt khi em bé ra đời.

Theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/102/bi-quyet-giup-ba-bau-giam-nghen/feed/ 0
Làm sao để thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh? http://kienthucsinhsan.vn/93/lam-sao-de-thai-nhi-phat-trien-binh-thuong-va-khoe-manh/ http://kienthucsinhsan.vn/93/lam-sao-de-thai-nhi-phat-trien-binh-thuong-va-khoe-manh/#respond Tue, 27 Sep 2011 08:06:59 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=93 Làm sao để thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh? 1

Tôi năm nay 39 tuổi, từng bỏ thai lần đầu khi không có tim thai. Hiện tôi đang mang thai được 5 tuần tuổi. Xin tư vấn làm sao để thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh, tránh trường hợp không có tim thai? (Hoàng).

Trả lời:

Bạn từng có thai và thai bạn bị ngừng phát triển ở quý đầu. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân hay gặp khiến thai ngừng phát triển trong hai tháng đầu là do trứng (sự kết hợp giữa tinh trùng và nang noãn) không được bình thường.

Bạn không nên lo lắng vì những lần có thai sau, thai của bạn vẫn có thể bình thường. Hiện tại có thai 5 tuần, bạn nên theo dõi định kỳ theo hẹn của bác sĩ, khám và xét nghiệm phát hiện xem bạn có bị bệnh gì không. Ngoài ra, bạn cần uống thuốc bổ cho phụ nữ mang thai theo liều lượng mà bác sĩ kê cho bạn.

Thông thường với những thai từ 6 tuần trở nên đã có thể nhìn thấy tim thai trên siêu âm. Trong quá trình theo dõi, bác sĩ sẽ cho bạn biết thai của bạn phát triển bình thường hay không và nếu có bất thường gì, bạn sẽ được điều trị.

Theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/93/lam-sao-de-thai-nhi-phat-trien-binh-thuong-va-khoe-manh/feed/ 0
Những lưu ý khi mang thai sau sinh mổ http://kienthucsinhsan.vn/84/nhung-luu-y-khi-mang-thai-sau-sinh-mo/ http://kienthucsinhsan.vn/84/nhung-luu-y-khi-mang-thai-sau-sinh-mo/#respond Tue, 27 Sep 2011 07:48:08 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=84 Hầu như các mẹ bầu đã từng sinh mổ lần đầu đều có rất nhiều thắc mắc, lo lắng xung quanh vấn đề bầu bí khi mang thai lần 2. Nhưng thắc mắc phổ biến trong trường hợp này là về những biến chứng với thai nhi hay lo lắng về cổ tử cung… Dưới đây là kiến thức chị em cần biết khi mang bầu lần 2 sau khi sinh mổ.

Những lưu ý khi mang thai sau sinh mổ 1

Bao lâu tôi có thể mang thai lại?

Theo các bác sĩ khoa sản, để đảm bảo an toàn sau khi sinh mổ, chị em nên chờ từ 18 – 23 tháng mới có thai lại.

Vì sao phải đợi thời gian như thế mới nên có thai lại? Theo các bác sĩ, thời gian này các mẹ đang rất yếu vì vừa sinh mổ và lại đang phải nuôi con nhỏ. Bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân để cần từ 18 – 23 tháng mới nên có thai lại:

  • Thời gian để cổ tử cung phục hồi sau khi sinh mổ sẽ dài hơn so với những ca sinh thường.
  • Thời gian này cũng rất cần thiết để những vết phẫu thuật ở bụng, những vết rạch trong cổ tử cung và thành bụng lành lại sau khi sinh nở.
  • Việc mất máu trong khi sinh mổ cũng khá nhiều, vì vậy bạn cần nhiều thời gian để máu được phục hồi và lấy lại sức khỏe tốt nhất.
  • Theo các nhà khoa học, việc lấy lại khoái cảm ‘chuyện ấy’ sau khi sinh mổ cũng cần nhiều thời gian hơn sinh thường và đương nhiên bạn sẽ cần nhiều thời gian sau sinh để thụ thai hơn.
  • Các nguy cơ biến chứng ở thai nhi và trọng lượng thai nhi thấp cũng sẽ xảy ra nếu người mẹ có thai quá vội vàng sau khi sinh mổ.

Biến chứng phổ biến xảy ra sau khi sinh mổ

Biến chứng phổ biến nhất phải kể đến là vỡ cổ tử cung. Việc mang thai quá nhanh sau khi sinh mổ khiến các vết thương chưa được phục hồi sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, ngay cả khi bạn mang thai sau sinh mổ 1 năm thì nguy cơ mắc phải căn bệnh trên cũng là rất cao.

Vì vậy, thời gian tốt nhất để tránh mắc các biến chứng sau sinh với thai nhi mới là 18-23 tháng.

Để mang thai sau sinh mổ được an toàn

Việc mang thai sau sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, trước khi quyết định mang bầu tiếp bạn nên có cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết cơ thể cần bổ sung gì và chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi chào đón em bé mới.

Theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/84/nhung-luu-y-khi-mang-thai-sau-sinh-mo/feed/ 0
Uống và đặt thuốc phụ khoa có ảnh hưởng tới thai nhi? http://kienthucsinhsan.vn/71/uong-va-dat-thuoc-phu-khoa-co-anh-huong-toi-thai-nhi/ http://kienthucsinhsan.vn/71/uong-va-dat-thuoc-phu-khoa-co-anh-huong-toi-thai-nhi/#respond Fri, 12 Nov 2010 09:26:04 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=71 Hỏi: Cách đây 2 tuần mình đi khám phụ khoa và được bác sỹ chuẩn đoán là mình bị viêm. Mình đã uống thuốc theo đơn và thấy có giảm. Tháng này mình thấy chậm mất mấy ngày và mình đã thử thì biết là đã có thai. Mình đi siêu âm và được bác sỹ xác nhận là thai của mình đã được 3 tuần. Mình rất lo không biết liệu cái thai có bị ảnh hưởng gì không vì trong thời gian vừa rồi mình vừa uống thuốc vừa phải đặt thuốc chữa viêm nhiễm. Rất mong có câu trả lời sớm của các chuyên gia tư vấn.

Uống và đặt thuốc phụ khoa có ảnh hưởng tới thai nhi?

Trả lời: Viêm nhiễm khi mang thai làm gia tăng các nguy cơ đối với thai nhi như nhiễm khuẩn ối, sảy thai, đẻ non… Vì vậy việc chữa trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm khi mang thai là điều cần thiết, tuy nhiên phải tuân thủ tuyệt đối theo điều trị của bác sĩ.

Trong suốt quá trình mang thai, thai phụ cần cẩn trọng với bất cứ thành phần kháng sinh nào, vì thuốc kháng sinh nếu dùng quá liều lượng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Bạn đã uống thuốc và đặt thuốc theo đơn của bác sĩ, nhưng đó là liều lượng chữa trị cho người bình thường, chứ không phải liều lượng cho người mang thai.

Muốn biết việc uống thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi không bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa và yêu cầu được điều chỉnh liều lượng điều trị phù hợp với sức khỏe hiện tại và tình trạng thai nghén của bạn.

Nếu thai nhi không bị ảnh hưởng gì, thì bạn có thể yên tâm điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để khỏi dứt điểm tình trạng viêm nhiễm, tránh để kéo dài, gây nhiễm khuẩn ối, dẫn đến đẻ non làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/71/uong-va-dat-thuoc-phu-khoa-co-anh-huong-toi-thai-nhi/feed/ 0