Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Wed, 27 May 2020 03:43:37 +0000 vi-VN hourly 1 Nhật ký thai kỳ tuần 4 http://kienthucsinhsan.vn/2032/nhat-ky-thai-ky-tuan-4/ http://kienthucsinhsan.vn/2032/nhat-ky-thai-ky-tuan-4/#respond Wed, 01 Feb 2012 09:31:55 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2032 Bây giờ là lúc các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu định hình, dù mờ nhạt nhưng có thể hình dung và phân biệt rõ ràng. Còn mẹ thì sao? sự gia tăng nội tiết khiến mẹ có thể đau đầu, mệt mỏi, tăng (giảm) ham muốn…

Ngày thứ 22

Tim bé đã đập bình thường từ ngày này, bơm một lượng máu nhỏ xíu xuyên suốt hệ mạch máu mới hình thành của bé.

Mẹ làm cho con: Nếu gia đình bố (mẹ) có tiền sử bệnh tim thì mẹ hãy trình bày cho bác sĩ hoặc bà đỡ ngay trong cuộc thăm khám đầu tiên. Bằng cách đó, bác sĩ sẽ lưu tâm đến bất kỳ vấn đề nào đối với trái tim non nớt của bé.

Ngày thứ 22 1

Ngày thứ 23

Những phần tách biệt của não bé bắt đầu hình thành và tự phân loại.

Mẹ làm cho con: Tránh dùng aspirin, ibuprofen và bất cứ loại thuốc không thật cần thiết nào trong suốt thai kỳ. Aspirin và thuốc kháng viêm đều liên quan đến nguy cơ sẩy thai và dị tật tim ở bé. Ibuprofen dùng trong giai đoạn cuối thai kỳ (3 tháng cuối) thậm chí còn rủi ro hơn vì chúng có thể dẫn đến cạn ối rất nguy hiểm. Nếu mẹ cần giảm đau, hãy trung thành với acetaminophen hoặc hỏi bác sĩ để được kê các loại thuốc phù hợp cho thai phụ.

Ngày thứ 24

Thận của bé bắt đầu phát triển và chẳng bao lâu nữa sẽ sản xuất ra những giọt nước tiểu nhỏ li ti.

Mẹ làm cho con: Kiểm soát lượng caffeine (1 hoặc 2 tách / ngày) để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bé yêu. Tốt nhất là mẹ nên hạn chế chất caffeine ngay từ đầu thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa lượng caffeine cao trong thai kỳ và tình trạng bé sinh ra thiếu cân.

Ngày thứ 25

Cánh tay nhỏ xíu của bé và cái chân mới nhú đã rõ ràng hơn. Chỉ trong vài tuần nữa, bé sẽ có thể cử động được chân tay.

Mẹ làm cho con: Tránh ngủ với chăn điện trong suốt giai đoạn đầu của thai kỳ. Một số nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa việc dùng chúng khi mới mang thai với nguy cơ sẩy thai và những dị tật ống thần kinh. Trong khi không ai chắc chắn về tác hại thực sự của loại chăn này, điện và từ trường từ chăn điện có thể làm tăng đáng kể thân nhiệt của bạn và đủ gây đe đọa để tránh sử dụng chúng.

Ngày thứ 26

Chậm rãi và chắc chắn, mũi và miệng dần thành hình trên khuôn mặt bé.

Mẹ làm cho con: Lúc này, bố mẹ đã có thể nghĩ đến việc đặt tên cho bé được rồi, hãy chọn ra một vài cái tên ưng ý cho bé trai và bé gái nhé!

Ngày thứ 27

Cơ quan sinh dục của bé bắt đầu hình thành. Các tế bào tạo thành trứng và tinh trùng trong cơ thể bé trai và bé gái đang tạo nên những bộ phận này theo cách riêng của chúng.

Mẹ làm cho con: Muốn biết giới tính của em bé trong bụng là một sự tò mò hiển nhiên của các ông bố bà mẹ. Nhưng nhiều người lại thích dành bất ngờ này cho đến tận ngày sinh con. Hãy thảo luận với bạn đời về việc có nên biết giới tính của bé sớm hay không.

Ngày thứ 28

Hôm nay bé đã dài được 0.6cm rồi đấy.

Mẹ làm cho con: Vẫn còn những tranh cãi về việc ăn đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng có thể làm tăng khả năng bé bị dị ứng với đậu phộng. Để chắc chắn và an toàn thì tốt hơn hết là mẹ hãy tránh xa đậu phộng trong 238 ngày còn lại của thai kỳ. Điều này càng quan trọng hơn nếu bố bé hoặc gia đình bên nội có tiền sử dị ứng với đậu phộng.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2032/nhat-ky-thai-ky-tuan-4/feed/ 0
Mang thai tuần 4 mẹ bầu cảm thấy như thế nào? http://kienthucsinhsan.vn/2024/mang-thai-tuan-4-me-bau-cam-thay-nhu-the-nao/ http://kienthucsinhsan.vn/2024/mang-thai-tuan-4-me-bau-cam-thay-nhu-the-nao/#respond Wed, 01 Feb 2012 09:19:13 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2024 Mẹ có thể đã nhận thấy một số cảm giác khó chịu liên quan đến thai kỳ. Nhiều phụ nữ cho biết họ cảm thấy đau ngực, mệt lử và đi tiểu nhiều ngay từ những tuần đầu. Mẹ cũng có thể thấy buồn nôn, mặc dù triệu chứng này thường gặp hơn ở vài tuần sau.

Mang thai tuần 4 mẹ bầu cảm thấy như thế nào? 1

Thế giới bên ngoài vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào về những biến chuyển ngoài sức tưởng tượng đang diễn ra bên trong mẹ đâu – trừ khi lúc này mẹ đã ý thức được việc mình có thai và thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh một cách đáng ngạc nhiên (như từ chối rượu bia và các món ăn khoái khẩu nhưng không an toàn lắm cho bé).

Mẹ sẽ muốn duy trì hoặc bắt đầu thói quen tập thể dục. Thể dục giúp mẹ tăng sức mạnh và sự dẻo dai để gánh vác trọng lượng cơ thể đang ngày một tăng lên, giúp ngăn ngừa một số chứng đau nhức trong thai kỳ, và đối với nhiều người, thể dục còn là một cách giải tỏa căng thẳng tuyệt vời. Tập thể dục cũng giúp mẹ sẵn sàng về thể lực cho cuộc “vượt cạn” đầy cam go. Không kém phần quan trọng, mẹ sẽ dễ lấy lại dáng sau sinh hơn nếu duy trì tập thể dục trong suốt thai kỳ. Vậy nên hãy chọn những bài tập vừa phải và hứng khởi để luyện tập; đi bộ và bơi lội là những gợi ý tốt cho thai phụ.

Các ông bố trẻ có rất nhiều cách để có thể chia sẻ và cùng tham gia vào 9 tháng thai kỳ tuyệt vời với mẹ – ngay từ những ngày đầu này.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2024/mang-thai-tuan-4-me-bau-cam-thay-nhu-the-nao/feed/ 0
Thai nhi tuần thứ 4 phát triển như thế nào? http://kienthucsinhsan.vn/2021/thai-nhi-tuan-thu-4-phat-trien-nhu-the-nao/ http://kienthucsinhsan.vn/2021/thai-nhi-tuan-thu-4-phat-trien-nhu-the-nao/#respond Wed, 01 Feb 2012 09:15:59 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2021 Sâu bên trong tử cung của mẹ, phôi thai đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Tại thời điểm này, bé lớn bằng một hạt vừng (mè) và trông giống một chú nòng nọc hơn là một con người. Bé hiện tại được cấu tạo bởi ba lớp – ngoại bì, trung bì và nội bì – mà sau này sẽ tạo thành tất cả các cơ quan và mô.

Thai nhi tuần thứ 4 phát triển như thế nào? 1

Ống thần kinh – từ đây não bộ, dây sống, tế bào thần kinh và cột sống của bé sẽ được tạo thành – đang bắt đầu phát triển ở lớp ngoại bì trên cùng. Lớp này còn tạo thành da, tóc, móng, tuyến vú, tuyến mồ hôi và men răng. Tim và hệ tuần hoàn của bé cũng bắt đầu hình thành ở lớp trung bì. (Trên thực tế, tuần này, trái tim tí hon đã bắt đầu chia ngăn, đập và bơm máu.) Lớp trung bì cũng tạo nên cơ bắp của bé, sụn, xương và các mô dưới da. Lớp thứ ba, còn gọi là lớp nội bì, sẽ là nền tảng của phổi, ruột, hệ bài tiết sơ khai cũng như tuyến giáp, gan và tuyến tụy.

Trong lúc này, nhau thai và dây rốn sơ khai đã bắt tay vào việc vận chuyển dinh dưỡng và oxy cho bé của mình.

Lưu ý: Mỗi em bé phát triển hơi khác nhau một chút – ngay cả trong bụng mẹ. Những thông tin trên chỉ cung cấp cho bạn những nét chính về sự phát triển của bé mà thôi.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2021/thai-nhi-tuan-thu-4-phat-trien-nhu-the-nao/feed/ 0