Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Wed, 27 May 2020 03:43:38 +0000 vi-VN hourly 1 Bố làm gì khi mẹ mang thai tháng thứ 2? http://kienthucsinhsan.vn/2014/bo-lam-gi-khi-me-mang-thai-thang-thu-2/ http://kienthucsinhsan.vn/2014/bo-lam-gi-khi-me-mang-thai-thang-thu-2/#respond Wed, 01 Feb 2012 08:50:39 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2014 Người cha ngày nay là một phần của một thế hệ khác hẳn. Không chỉ trải nghiệm trở thành cha đã thay đổi sau vài thập kỷ. Mà bản thân việc làm cha chính nó cũng thay đổi một cách sâu sắc. Bạn có mặt ở đó, chụp hình, quay phim, đăng lên Facebook trong khi vợ hay bạn gái của bạn đang sinh.

Bố làm gì khi mẹ mang thai tháng thứ 2? 1

Điều gì đang xảy ra với vợ bạn thế?

Xin chúc mừng, việc vợ bạn có thai đã được khẳng định! Vợ bạn mang kết quả kiểm tra về nhà. Cô ấy có thể trở nên ủ rũ, và vài bệnh vặt phổ biến khác có thể xuất hiện như táo bón – gây ra do hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, những cơ mềm yếu đi và xuất hiện áp lực trong ruột. Quan trọng là hãy uống nhiều nước lọc, ăn nhiều rau quả tươi. Nhiều phụ nữ có thai còn bị đau đầu và nghén.

Bạn có thể làm gì?

Hãy thông cảm, động viên và đừng đưa ra những bình luận thiếu nhạy cảm. Sự khổ sở thường là một phần không thể thiếu trong giai đoạn này, nhưng vợ bạn có lẽ sẽ không từ chối một tách trà và một đợt xoa bóp lưng dễ chịu.

Sự phát triển của con

Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của con, não và tủy sống của bé hình thành. Những tế bào ở lớp trên cùng hình thành một ống rỗng, gọi là ống thần kinh. Trái tim nhỏ xíu của con bạn cũng đang hình thành và bắt đầu đập vào khoảng ngày thứ 21. Con bạn đã có vài mạch máu riêng của mình, một vài trong số đó nối với người mẹ và dần phát triển thành dây rốn.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2014/bo-lam-gi-khi-me-mang-thai-thang-thu-2/feed/ 0
Mang thai tuần thứ 6 http://kienthucsinhsan.vn/1779/mang-thai-tuan-thu-6/ http://kienthucsinhsan.vn/1779/mang-thai-tuan-thu-6/#respond Thu, 12 Jan 2012 08:33:59 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1779 Trông bạn chưa ra dáng một bà bầu (thậm chí còn chưa có bất kỳ biểu hiện ốm nghén nào) nhưng bé yêu trong bụng lại đang lớn rất nhanh.

Sự phát triển của bé yêu

Sự phát triển của bé yêu 1

Tuần này, trái tim nhỏ, dù mới chỉ bằng kích cỡ của 1 hạt vừng nhưng đã bắt đầu đập trong khi bào thai thì giống như một con nòng nọc hơn là một con người. Các bộ phận chính như tim, thận đã bắt đầu phát triển.
Trên thân của “chú nòng nọc” đã bắt đầu chồi ra những mầm bé xíu mà sau này sẽ thành chân và tay. Ruột cũng đang phát triển và ruột thừa đã xác lập được vị trí.
Miệng cũng bắt đầu hình thành, các nếp gấp nhỏ ở dưới chính là “khởi thủy” của cổ sau này. Mũi đã rõ rệt và “tiền thân” của võng mạc cũng đang hình thành.

Những thay đổi của người mẹ

Các biểu hiện của thai nghén tiếp tục hoặc bắt đầu vào tuần này. Nếu giống như đa phần các phụ nữ khác, bạn cần lưu ý với tình trạng buồn nôn (mà không chỉ xảy ra vào buổi sáng), mệt mỏi, căng ngực và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Tất cả những biểu hiện này đều là bình thường. Dù chúng có thể gây phiền toái cho bạn nhưng đó là một phần của quá trình mang thai. Vì vậy, chúng sẽ không tồn tại lâu.

Những thay đổi của người mẹ 1

Một số phụ nữ đau đầu trong giai đầu thai kỳ, vậy thì hãy thử áp dụng một số gợi ý để xem cách nào phù hợp.
Tuy nhiên, có một số biểu hiện nghén mà bạn không nên coi thường. Nếu cảm thấy bất an trước bất kỳ dấu hiệu nào trong giai đoạn đầu thai kỳ, hãy tới phòng khám chuyên khoa ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ giúp bạn.
Một điều quan trọng là bạn nên chú ý tới việc ăn uống để thai nhi nhận được các dưỡng chất tối ưu nhất. Chia nhỏ bữa ăn và uống thường xuyên sẽ ngăn ngừa tình trạng khó tiêu cũng như giảm buồn nôn, mệt mỏi. Cố gắng ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là khi bạn đang ăn chay.

Lời khuyên hữu ích

Một trong những cách giảm ốm nghén hiệu quả là thử ăn dưa chuột. Nó rất hiệu quả với một số người đấy.

Hoạt động cộng đồng

Nếu lần đầu tiên làm mẹ, bạn hẳn sẽ ngạc nhiên về những biểu hiện và cảm giác khi cái thai trong bụng lớn dần lên. Hãy chia sẻ và cùng cảm nhận với những người đồng cảnh để biết được đâu là bình thường, đâu là không ổn.

Những việc cần lưu tâm

Tăng cường vitamin C, đặc biệt là thời điểm này, khi các tế bào phôi mầm đang lớn lên rất nhanh. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C là: cam, hạt tiêu đỏ, dâu tây, xoài, nho đen và kiwi.
Nếu bạn mang thai khi đã ngoài 35 tuổi, nếu cảm thấy lo lắng về bất thường về gien, hãy trao đổi với bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết.
Nếu từng đau đầu trước khi có thai và tiếp tục nặng hơn trong giai đoạn này thì hãy thử áp dụng một số cách tích cực trị chứng đau đầu.

Những lo lắng thường gặp

Tôi cần bao nhiêu năng lượng ở thời điểm này? Tôi đang rối tinh rối mù với những lời khuyên của bạn bè, họ hàng đây.
Thực tế bạn thường được khuyên là ăn cho 2 người nhưng bạn chỉ cần “nạp” theo mức cũ 200 – 300 calo/bữa. Mức này tương đương với 2 lát bánh mỳ nướng phết bơ/margarine, hoặc 1 gói khoai nhỏ với 25g phô mai hay đơn giản chỉ là 1 cốc sữa.
Tại sao vệ sinh an toàn thực phẩm lại quan trọng? Tôi cần đề phòng những loại thực phẩm nào?
Ở những nước nóng ẩm như Việt Nam, vấn đề vệ sinh thực phẩm luôn cần được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khoẻ của cả mẹ và bé. Thậm chí, với thực phẩm đã nấu chín để trong tủ lạnh qua đêm cũng có thể là mọt nguồn thức ăn ô nhiễm. Vậy nên hãy cố gắng ăn tươi và chỉ nấu vừa đủ, tránh thừa.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1779/mang-thai-tuan-thu-6/feed/ 0
Cách đi bộ tốt nhất cho bà bầu http://kienthucsinhsan.vn/1723/cach-di-bo-tot-nhat-cho-ba-bau/ http://kienthucsinhsan.vn/1723/cach-di-bo-tot-nhat-cho-ba-bau/#respond Wed, 11 Jan 2012 07:16:00 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1723 Đối với phụ nữ mang thai, đi bộ là môn thể thao an toàn nhất và có thể được thực hiện trước khi sinh nở kể cả sinh thường hay sinh mổ. Dù vậy, phụ nữ mang thai vẫn nên nhận thức về những vấn đề về việc đi bộ của mình.

Cách đi bộ tốt nhất cho bà bầu 1

Thai kỳ đầu tiên

Trong ba tháng đầu, việc đi bộ nên thực hiện một cách thoải mái hơn, không quá nhanh, như giai đoạn trước khi mang thai. Mặc quần áo và mang giày dép đem lại cho bạn sự thoải mái, dễ chịu. Đừng quên, mang nước uống để ngăn ngừa sự mất nước.

Thai kỳ thứ hai

Đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ thai kỳ này đã bắt đầu cảm thấy cơ thể mình nặng nề và cứng, do đó bạn cần làm các động tác mang tính điều chỉnh trong khi vận động. Tư thế cằm, cổ, đầu nên thẳng, hông phải chuyển động chậm hơn, các động tác như xoay chân phải cân nhắc sự cân bằng của cơ thể.

Thai kỳ thứ ba

Trong thời kỳ thứ ba, khi đi bộ, tránh những địa hình gồ ghề gây khó khăn cho việc di chuyển. Những địa hình như vậy có thể phá vỡ sự cân bằng cơ thể của phụ nữ mang thai. Trước khi lâm bồn, phụ nữ mang thai nên đi bộ như một hình thức tập thể dục nhẹ, nhưng bạn cần phải cẩn thận.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1723/cach-di-bo-tot-nhat-cho-ba-bau/feed/ 0