Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Fri, 01 Jul 2022 03:55:45 +0000 vi-VN hourly 1 Bà mẹ mang thai nên ăn gì ? http://kienthucsinhsan.vn/936/ba-me-mang-thai-nen-an-gi/ http://kienthucsinhsan.vn/936/ba-me-mang-thai-nen-an-gi/#respond Mon, 22 Nov 2021 09:46:38 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=936 Vitamin C hỗ trợ phát triển xương, sụn, cơ và mạch máu cho bào thai. Nước lọc giúp ngừa táo bón, sưng phù cho mẹ.

1. Protein

  • 1. Protein 1Lý do: các axit amin được tìm thấy trong protein giúp xây dựng cơ bắp cho bé.
  • Hàm lượng hợp lý: khoảng 60g/ngày, từ 3 trong số những loại thực phẩm sau: 1 quả trứng, 100g thịt nấu chín, 240g sữa tách kem, 1 cốc sữa chua, 30g phômai cứng, 2 môi canh bơ hoặc 1/2 bát đậu nấu chín.

2. Carbohydrates

  • 2. Carbohydrates 1Lý do: cung cấp năng lượng lâu dài và chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, bạn cần tránh carbohydrates có trong đường trắng, bột trắng, và các loại thực phẩm có chứa chúng (bánh ngọt, bánh mì trắng), vì chúng dễ làm bạn tăng cân.
  • Hàm lượng hợp lý mỗi ngày: 1 lát bánh mỳ, 1 cái bánh ngô, 3-4 bát cơm, 1 củ khoai tây, ½ bát ngô nấu chín.

3. Chất béo

  • 3. Chất béo 1Lý do: chất béo là nguồn năng lượng quan trọng, giúp bạn chuyển hóa vitamin A, D, E, và K. Tuy nhiên, chất béo cũng cung cấp nhiều kalo, do đó nên hạn chế chất béo.
  • Hàm lượng hợp lý/ngày: chọn bốn trong số các thức ăn sau đây: 60g phômai, 2 môi canh bơ, 3/4 bát salad cá ngừ, 1 môi canh mayonnaise, 100g thịt nạc, 1 quả trứng hoặc lòng đỏ trứng. Khi nấu ăn, nên chọn các loại dầu thực phẩm chứa chất béo không bão hòa cho sức khỏe, bao gồm dầu hạt cải, dầu olive và các loại dầu lạc. Hạn chế chất béo bão hòa, được tìm thấy trong thịt và sản phẩm sữa, cũng như dầu cọ và dầu dừa.

4. Canxi

  • 4. Canxi 1Lý do: canxi đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xương răng cho bé.
  • Hàm lượng hợp lý/ngày: khoảng 1200mg, tiêu thụ ít nhất bốn trong số những thực phẩm sau: 24g sữa tách kem, 1 bát rau lá xanh đậm (rau sống, súp lơ xanh, cải xoăn), 100g cá mòi (hay cá hồi) đóng hộp, 3/4 cốc phômai, 1 bát sữa chua.

5. Sắt

  • 5. Sắt 1Lý do: sắt giúp vận chuyển oxy qua máu. Trong thời gian mang thai, người mẹ cần nhiều sắt hơn để cung cấp oxy cho bào thai. Và thai nhi cũng sử dụng sắt để xây dựng tế bào máu cho riêng mình. Bên cạnh đó, bổ sung sắt từ thời kỳ mang thai tới khi sau sinh cũng là cách giúp các chị em phòng ngừa tình trạng tóc rụng sau sinh sau này (xem thêm: Thực phẩm ngăn rụng tóc)
  • Hàm lượng hợp lý/ngày: phụ nữ mang thai cần gấp đôi lượng sắt. Bạn cũng nên ăn một số loại thực phẩm sau hàng ngày: hoa quả sấy khô, thịt nạc đỏ, đậu đỗ khô và mì ống, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh lá đậm.

6. Vitamin C

  • 6. Vitamin C 1Lý do: vitamin C giúp sản xuất collagen, một loại protein cấu trúc để hỗ trợ phát triển xương, sụn, cơ, và mạch máu cho bé. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hoá, có nghĩa là nó giúp ngăn ngừa bệnh tật cho cả mẹ và bé.
  • Hàm lượng hợp lý/ngày: khoảng 65mg. Bạn có thể ăn 2-3 khẩu phần sau: 1/2 bát quả họ cam quýt, nước quả, 1/2 quả bưởi, quả cam cỡ trung bình, ½ bát dưa hấu, 1/2 bát bắp cải cắt nhỏ hoặc xà lách trộn, 2/3 bát súp lơ xanh nấu chín, 1 quả cà chua lớn.

7. Axit folic

  • 7. Axit folic 1Lý do: bổ sung axit folic trước khi thụ thai và giai đoạn đầu của thai kỳ giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh (não, tủy sống của bé không bình thường); bị sứt môi hay hở vòm miệng.
  • Hàm lượng/ngày: nguồn dồi dào axit folic gồm các loại rau xanh, súp lơ xanh, măng tây, thịt bò nạc, cam, lạc (đậu phộng). Hiện nay, nhiều hãng thực phẩm cho thêm axit folic vào mỳ ống, bánh mì, ngũ cốc, sữa, bánh quy… Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho thai phụ dùng khoảng 0,4mg axit folic/ngày.

8. Vitamin A

  • 8. Vitamin A 1Lý do: cần thiết cho làn da, xương, và đôi mắt của bé khỏe mạnh; giúp tạo ra các tế bào cho các cơ quan bên trong bé.
  • Hàm lượng/ngày: khoảng 800mcg, tương đương với bốn phần ăn sau: 4 bát rau xanh, 240g sữa, 1/2 cốc dưa hấu, 1 quả đào lớn, 1 bát rau lá sẫm…
  • Lưu ý: quá nhiều vitamin A (trên 10.000 IU) có thể có hại cho bạn và bé, vì vậy đừng lạm dụng vitamin A bổ sung.

9. Vitamin D

  • 9. Vitamin D 1Lý do: vitamin D giúp xây dựng xương, mô và răng. Nó cũng giúp cho cơ thể sử dụng tốt canxi và phốtpho.
  • Hàm lượng/ngày: khoảng 10mcg. Vitamin D có nhiều trong lòng đỏ trứng, cá mòi, cá hồi đóng hộp. Ánh nắng cũng giúp sản xuất vitamin D.

10. Kẽm

  • 10. Kẽm 1Lý do: hỗ trợ tăng trưởng của thai nhi.
  • Hàm lượng/ngày: khoảng 20mg. Kẽm có nhiều trong ngũ cốc, thịt, và sữa, cũng như hàu, sò, ốc và hải sản khác.

11. Chất lỏng

  • 11. Chất lỏng 1Lý do: cần thiết cho việc phát triển các tế bào mới, duy trì khối lượng máu và chất dinh dưỡng khác. Nó cũng giảm thiểu sưng, táo bón và nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cho thai phụ.
  • Hàm lượng/ngày: uống đủ, gồm 6-8 cốc cả sữa, nước quả, nước lọc.

Xem thêm: Kinh nghiệm mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/936/ba-me-mang-thai-nen-an-gi/feed/ 0
Nhật ký thai phụ tuần 4 http://kienthucsinhsan.vn/2036/nhat-ky-thai-phu-tuan-4/ http://kienthucsinhsan.vn/2036/nhat-ky-thai-phu-tuan-4/#respond Wed, 01 Feb 2012 09:38:16 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2036 Ngày thứ 22

Cơ thể mẹ lúc này rất cần các vitamin, nhưng nhiều mẹ có thể thấy khó chịu dạ dày khi phải uống những viên vitamin khổng lồ này.

Mẹ làm cho mẹ: Đừng trốn tránh việc uống vitamin, ngay cả khi mẹ thấy dạ dày khó chịu và nôn mửa. Hãy hỏi bác sĩ xem có thể thay thế bằng thuốc nhai hay không.

Ngày thứ 22 1

Ngày thứ 23

Sự thay đổi nội tiết tố có thể làm chậm chuyển động của thức ăn qua hệ tiêu hóa, và kết quả là chứng táo bón có thể quay trở lại.

Mẹ làm cho mẹ: Để làm dịu táo bón, hãy chắc rằng mẹ đang có một chế độ ăn giàu chất xơ (như hoa quả và rau tươi), đồng thời uống nhiều nước hơn. Tập thể dục cũng giúp làm dịu chứng bệnh khó chịu này.

Ngày thứ 24

Sự gia tăng nội tiết tố cộng với dung lượng máu tăng có thể dẫn đến những cơn đau đầu không thường xuyên. Đau đầu là một trong những triệu chứng của thai nghén, đặc biệt là trong kỳ 1 và kỳ 3 của thai kỳ.

Mẹ làm cho mẹ: Cố làm dịu cơn đau đầu bằng cách thư giãn trong phòng tối, tắm nhẹ nhàng, xoa bóp, chườm lạnh ở lưng và cổ. Nếu tình hình vẫn không cải thiện, hãy nhờ bác sĩ kê toa thuốc acetaminophen để giảm đau.

Ngày thứ 25

Thời gian đầu của thai kỳ có thể làm mẹ cáu gắt. Mẹ hãy nói cho những người xung quanh biết là mình đang mang thai để họ có thể thông cảm với bạn hơn nhé!

Mẹ làm cho mẹ: Điều này có thể giúp mẹ làm dịu cảm xúc của mình: Một khi bác sĩ đã nghe thấy tim thai, khả năng sảy thai chỉ còn là tối thiểu mà thôi. Một số phụ nữ chỉ thông báo có thai vào khoảng 12-13 tuần kế từ kỳ kinh cuối khi mà nguy cơ sẩy thai giảm đáng kể. Một số khác có suy nghĩ tích cực và muốn chia sẻ tin vui của mình càng sớm càng tốt.

Ngày thứ 26

Lưu lượng máu tăng, mẹ có thể là một trong những phụ nữ may mắn trải qua thời gian ham muốn tình dục cao độ. Một số phụ nữ khác, tất nhiên, ngược lại cảm thấy ốm nghén nặng nề hơn.

Mẹ làm cho mẹ: Đừng ngại ngùng tận hưởng “chuyện ấy” với bạn đời trong suốt thời gian mang thai. Chỉ những điều sau mới có thể cản bạn làm “chuyện ấy”: lời khuyên của bác sĩ, triệu chứng chảy máu do nấm hoặc nhiễm trùng đường tiểu, hoặc không thoải mái. Nói cách khác, hãy tận hưởng “chuyện ấy” mà không phải lo đến các biện pháp tránh thai trong thời gian này.

Ngày thứ 27

Tình trạng thể chất cũng có thể làm tăng nguy cơ trong thai kỳ. Nếu mẹ nhỏ hơn 15 tuổi và lớn hơn 35 tuổi, từng có biến chứng thai kỳ trong quá khứ, hoặc mang đa thai, mẹ được xếp trong nhóm “nguy cơ cao”.

Mẹ làm cho mẹ: Đừng để cái mác “nguy cơ cao” làm mẹ lo lắng nhé! Điều này không hề tiêu cực, nó chỉ có nghĩa là mẹ và bé cần được quan tâm và chăm sóc cẩn thận hơn mà thôi.

Ngày thứ 28

“Kiệt sức” có lẽ là từ chính xác để mô tả tình trạng thể chất của mẹ hôm nay. Thách thức phổ biến nhất với các mẹ mang thai thời kỳ đầu là làm thế nào có thể trải qua ngày làm việc dài mà không buồn ngủ.

Mẹ làm cho mẹ: Ngủ một chút bất cứ lúc nào mẹ có thể. Tranh thủ ngủ một lúc vào giờ ăn trưa, đi ngủ sớm hơn vào buổi tối, rút ngắn các thói quen buổi sáng để có thể dậy muộn hơn một chút. Hãy nhớ rằng, cảm giác ấy sẽ qua mau thôi mà.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2036/nhat-ky-thai-phu-tuan-4/feed/ 0
Nhật ký thai kỳ tuần 4 http://kienthucsinhsan.vn/2032/nhat-ky-thai-ky-tuan-4/ http://kienthucsinhsan.vn/2032/nhat-ky-thai-ky-tuan-4/#respond Wed, 01 Feb 2012 09:31:55 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2032 Bây giờ là lúc các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu định hình, dù mờ nhạt nhưng có thể hình dung và phân biệt rõ ràng. Còn mẹ thì sao? sự gia tăng nội tiết khiến mẹ có thể đau đầu, mệt mỏi, tăng (giảm) ham muốn…

Ngày thứ 22

Tim bé đã đập bình thường từ ngày này, bơm một lượng máu nhỏ xíu xuyên suốt hệ mạch máu mới hình thành của bé.

Mẹ làm cho con: Nếu gia đình bố (mẹ) có tiền sử bệnh tim thì mẹ hãy trình bày cho bác sĩ hoặc bà đỡ ngay trong cuộc thăm khám đầu tiên. Bằng cách đó, bác sĩ sẽ lưu tâm đến bất kỳ vấn đề nào đối với trái tim non nớt của bé.

Ngày thứ 22 1

Ngày thứ 23

Những phần tách biệt của não bé bắt đầu hình thành và tự phân loại.

Mẹ làm cho con: Tránh dùng aspirin, ibuprofen và bất cứ loại thuốc không thật cần thiết nào trong suốt thai kỳ. Aspirin và thuốc kháng viêm đều liên quan đến nguy cơ sẩy thai và dị tật tim ở bé. Ibuprofen dùng trong giai đoạn cuối thai kỳ (3 tháng cuối) thậm chí còn rủi ro hơn vì chúng có thể dẫn đến cạn ối rất nguy hiểm. Nếu mẹ cần giảm đau, hãy trung thành với acetaminophen hoặc hỏi bác sĩ để được kê các loại thuốc phù hợp cho thai phụ.

Ngày thứ 24

Thận của bé bắt đầu phát triển và chẳng bao lâu nữa sẽ sản xuất ra những giọt nước tiểu nhỏ li ti.

Mẹ làm cho con: Kiểm soát lượng caffeine (1 hoặc 2 tách / ngày) để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bé yêu. Tốt nhất là mẹ nên hạn chế chất caffeine ngay từ đầu thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa lượng caffeine cao trong thai kỳ và tình trạng bé sinh ra thiếu cân.

Ngày thứ 25

Cánh tay nhỏ xíu của bé và cái chân mới nhú đã rõ ràng hơn. Chỉ trong vài tuần nữa, bé sẽ có thể cử động được chân tay.

Mẹ làm cho con: Tránh ngủ với chăn điện trong suốt giai đoạn đầu của thai kỳ. Một số nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa việc dùng chúng khi mới mang thai với nguy cơ sẩy thai và những dị tật ống thần kinh. Trong khi không ai chắc chắn về tác hại thực sự của loại chăn này, điện và từ trường từ chăn điện có thể làm tăng đáng kể thân nhiệt của bạn và đủ gây đe đọa để tránh sử dụng chúng.

Ngày thứ 26

Chậm rãi và chắc chắn, mũi và miệng dần thành hình trên khuôn mặt bé.

Mẹ làm cho con: Lúc này, bố mẹ đã có thể nghĩ đến việc đặt tên cho bé được rồi, hãy chọn ra một vài cái tên ưng ý cho bé trai và bé gái nhé!

Ngày thứ 27

Cơ quan sinh dục của bé bắt đầu hình thành. Các tế bào tạo thành trứng và tinh trùng trong cơ thể bé trai và bé gái đang tạo nên những bộ phận này theo cách riêng của chúng.

Mẹ làm cho con: Muốn biết giới tính của em bé trong bụng là một sự tò mò hiển nhiên của các ông bố bà mẹ. Nhưng nhiều người lại thích dành bất ngờ này cho đến tận ngày sinh con. Hãy thảo luận với bạn đời về việc có nên biết giới tính của bé sớm hay không.

Ngày thứ 28

Hôm nay bé đã dài được 0.6cm rồi đấy.

Mẹ làm cho con: Vẫn còn những tranh cãi về việc ăn đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng có thể làm tăng khả năng bé bị dị ứng với đậu phộng. Để chắc chắn và an toàn thì tốt hơn hết là mẹ hãy tránh xa đậu phộng trong 238 ngày còn lại của thai kỳ. Điều này càng quan trọng hơn nếu bố bé hoặc gia đình bên nội có tiền sử dị ứng với đậu phộng.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2032/nhat-ky-thai-ky-tuan-4/feed/ 0
Mẹo an toàn cho thai kỳ khỏe mạnh http://kienthucsinhsan.vn/2027/meo-an-toan-cho-thai-ky-khoe-manh/ http://kienthucsinhsan.vn/2027/meo-an-toan-cho-thai-ky-khoe-manh/#respond Wed, 01 Feb 2012 09:23:54 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2027 Những tháng đầu thai kỳ là thời gian rất quan trọng cho sự phát triển của bé, hãy thực hiện vài bước căn bản dưới đây ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe của bé và của mẹ nữa.

Chăm sóc tiền sản sớm và theo sát lịch khám thai.

Chăm sóc tiền sản tốt là rất quan trọng cho sức khỏe của cả bé và mẹ. Ở lần khám thai đầu tiên (thường vào khoảng tuần thai thứ 8), mẹ sẽ được kiểm tra các nguy cơ có thể dẫn đến biến chứng. Nếu vẫn chưa tìm được dịch vụ khám thai sản thì đã đến lúc mẹ nên ưu tiên cho việc này.

Bổ sung vitamin tiền sản

Đa số các loại thuốc bổ cho thai phụ đều chứa lượng axit folic, sắt và canxi cao hơn so với viên vitamin tổng hợp thông thường. Phụ nữ mang thai có nhu cầu cao hơn đối với các dưỡng chất này. (Tuy vậy, không nên lạm dụng vitamin, quá nhiều không có nghĩa là tốt hơn mà thậm chí còn nguy hiểm trong một số trường hợp.)

Bổ sung vitamin tiền sản 1

Mẹ cần đặc biệt bổ sung đủ lượng axit folic trong thời gian chuẩn bị mang thai và suốt tam cá nguyệt đầu tiên để giảm thiểu nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh, các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống cũng như phòng ngừa chứng rụng tóc sau sinh .

Tham vấn bác sĩ về các loại thuốc men bạn đang sử dụng

Nhiều loại thuốc – kể cả thuốc không cần toa – được xem là không an toàn trong thai kỳ. Hãy liệt kê tất cả các loại thuốc bạn đang dùng (kể cả thuốc bổ và thảo dược) cho bác sĩ để được tư vấn loại nào có thể tiếp tục dùng. Đối với thuốc chữa bệnh mãn tính, bác sĩ cũng sẽ cho bạn lời khuyên hoặc toa thuốc phù hợp hơn.

Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc

Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc 1

Hút thuốc làm tăng nguy cơ của hàng loạt vấn đề, bao gồm sẩy thai, vấn đề về nhau thai và sinh non. Nó cũng khiến thai nhi phát triển chậm, tăng rủi ro thai chết lưu và tử vong sơ sinh. Một số nghiên cứu còn cho thấy sự liên quan giữa hút thuốc với nguy cơ cao trẻ sinh ra bị sứt môi và hở hàm ếch.

Không bao giờ là quá trễ để bỏ hay giảm hút thuốc lá cả. Mỗi điếu thuốc bớt đi (dù là từ bố hay mẹ) đều cho bé một tương lai khỏe mạnh hơn.

Bỏ rượu và thức uống chứa cồn

Chỉ một chút xíu rượu bia mỗi ngày cũng có thể làm tăng khả năng bé ra đời nhẹ cân và nguy cơ gặp vấn đề về học tập, nói, khả năng tập trung, ngôn ngữ và hiếu động thái quá. Không ai biết chắc ngay cả lượng rượu nhỏ nhất cũng có thể gây hại cho bé như thế nào, vậy nên tốt hơn cả là nên bỏ hẳn.

Đảm bảo ngôi nhà và công việc của mẹ là an toàn

Một số nghề nghiệp hay sở thích có thể gây nguy hại cho bạn và em bé đang phát triển. Nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, kim loại nặng (như chì hay thủy ngân), tác nhân sinh học nào đó hoặc bức xạ thì cần thay đổi càng sớm càng tốt.

Luôn nhớ rằng một số sản phẩm tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dung môi và chì có trong nước từ ống dẫn cũ cũng có thể gây hại. Hãy đảm bảo môi trường quanh mình được an toàn mẹ nhé.

Hoạt động cho mẹ tuần này

Chọn dịch vụ y tế và đặt lịch khám thai. Để chuẩn bị, bạn hãy ghi lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối (để có thể xác định ngày dự sinh) và bắt đầu lập danh sách bất cứ câu hỏi nào nảy ra trong đầu. Cũng hãy nói chuyện với người thân, họ hàng ở cả hai bên gia đình để biết được về tiền sử bệnh, vì bác sĩ sẽ muốn biết liệu trong gia đình bạn có bị bệnh mãn tính hoặc bất thường di truyền nào hay không đấy.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2027/meo-an-toan-cho-thai-ky-khoe-manh/feed/ 0
Mang thai tuần 4 mẹ bầu cảm thấy như thế nào? http://kienthucsinhsan.vn/2024/mang-thai-tuan-4-me-bau-cam-thay-nhu-the-nao/ http://kienthucsinhsan.vn/2024/mang-thai-tuan-4-me-bau-cam-thay-nhu-the-nao/#respond Wed, 01 Feb 2012 09:19:13 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2024 Mẹ có thể đã nhận thấy một số cảm giác khó chịu liên quan đến thai kỳ. Nhiều phụ nữ cho biết họ cảm thấy đau ngực, mệt lử và đi tiểu nhiều ngay từ những tuần đầu. Mẹ cũng có thể thấy buồn nôn, mặc dù triệu chứng này thường gặp hơn ở vài tuần sau.

Mang thai tuần 4 mẹ bầu cảm thấy như thế nào? 1

Thế giới bên ngoài vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào về những biến chuyển ngoài sức tưởng tượng đang diễn ra bên trong mẹ đâu – trừ khi lúc này mẹ đã ý thức được việc mình có thai và thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh một cách đáng ngạc nhiên (như từ chối rượu bia và các món ăn khoái khẩu nhưng không an toàn lắm cho bé).

Mẹ sẽ muốn duy trì hoặc bắt đầu thói quen tập thể dục. Thể dục giúp mẹ tăng sức mạnh và sự dẻo dai để gánh vác trọng lượng cơ thể đang ngày một tăng lên, giúp ngăn ngừa một số chứng đau nhức trong thai kỳ, và đối với nhiều người, thể dục còn là một cách giải tỏa căng thẳng tuyệt vời. Tập thể dục cũng giúp mẹ sẵn sàng về thể lực cho cuộc “vượt cạn” đầy cam go. Không kém phần quan trọng, mẹ sẽ dễ lấy lại dáng sau sinh hơn nếu duy trì tập thể dục trong suốt thai kỳ. Vậy nên hãy chọn những bài tập vừa phải và hứng khởi để luyện tập; đi bộ và bơi lội là những gợi ý tốt cho thai phụ.

Các ông bố trẻ có rất nhiều cách để có thể chia sẻ và cùng tham gia vào 9 tháng thai kỳ tuyệt vời với mẹ – ngay từ những ngày đầu này.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2024/mang-thai-tuan-4-me-bau-cam-thay-nhu-the-nao/feed/ 0
Thai nhi tuần thứ 4 phát triển như thế nào? http://kienthucsinhsan.vn/2021/thai-nhi-tuan-thu-4-phat-trien-nhu-the-nao/ http://kienthucsinhsan.vn/2021/thai-nhi-tuan-thu-4-phat-trien-nhu-the-nao/#respond Wed, 01 Feb 2012 09:15:59 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2021 Sâu bên trong tử cung của mẹ, phôi thai đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Tại thời điểm này, bé lớn bằng một hạt vừng (mè) và trông giống một chú nòng nọc hơn là một con người. Bé hiện tại được cấu tạo bởi ba lớp – ngoại bì, trung bì và nội bì – mà sau này sẽ tạo thành tất cả các cơ quan và mô.

Thai nhi tuần thứ 4 phát triển như thế nào? 1

Ống thần kinh – từ đây não bộ, dây sống, tế bào thần kinh và cột sống của bé sẽ được tạo thành – đang bắt đầu phát triển ở lớp ngoại bì trên cùng. Lớp này còn tạo thành da, tóc, móng, tuyến vú, tuyến mồ hôi và men răng. Tim và hệ tuần hoàn của bé cũng bắt đầu hình thành ở lớp trung bì. (Trên thực tế, tuần này, trái tim tí hon đã bắt đầu chia ngăn, đập và bơm máu.) Lớp trung bì cũng tạo nên cơ bắp của bé, sụn, xương và các mô dưới da. Lớp thứ ba, còn gọi là lớp nội bì, sẽ là nền tảng của phổi, ruột, hệ bài tiết sơ khai cũng như tuyến giáp, gan và tuyến tụy.

Trong lúc này, nhau thai và dây rốn sơ khai đã bắt tay vào việc vận chuyển dinh dưỡng và oxy cho bé của mình.

Lưu ý: Mỗi em bé phát triển hơi khác nhau một chút – ngay cả trong bụng mẹ. Những thông tin trên chỉ cung cấp cho bạn những nét chính về sự phát triển của bé mà thôi.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2021/thai-nhi-tuan-thu-4-phat-trien-nhu-the-nao/feed/ 0
Bố làm gì khi mẹ mang thai tháng thứ 3? http://kienthucsinhsan.vn/2017/bo-lam-gi-khi-me-mang-thai-thang-thu-3/ http://kienthucsinhsan.vn/2017/bo-lam-gi-khi-me-mang-thai-thang-thu-3/#respond Wed, 01 Feb 2012 08:53:18 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2017 Về mặt sinh học đã chứng minh phải “hai tay mới vỗ nên kêu”, điều này làm sao có thể có nghĩa được khi người cha lại không có trách nhiệm đối với chính máu mủ của mình? Tuy vậy, việc kết hôn đơn giản không tự động khiến bạn sẵn sàng có con. Bạn phải bảo đảm rằng mình đã chuẩn bị trước khi hoàn toàn để cho sự kiện làm thay đổi cả cuộc đời mình xảy ra: bạn và vợ bạn đang đem một em bé đến với thế giới.

Bố làm gì khi mẹ mang thai tháng thứ 3? 1Hãy giúp việc nhà để cô ấy được nghỉ ngơi

Điều gì đang xảy ra với vợ bạn thế?

Các bạn đã gần đến được giai đoạn cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất. Kể cả việc ốm nghén bây giờ vẫn là một thực tế khó chịu thì vợ bạn cũng biết đói. Hãy nhớ khuyến khích những bữa ăn nhỏ, dinh dưỡng và thường xuyên. Hầu hết phụ nữ có thai đều cảm thấy kiệt sức trong giai đoạn này, chủ yếu là do sự thay đổi hormone. Các mức năng lượng cũng thấp, nên nếu cô ấy muốn đi nằm sớm vào buổi tối thì hãy cho cô ấy ngủ. Bạn sẽ không tin phụ nữ mang thai cần đi tiểu nhiều đến thế nào đâu. Việc này là do áp lực của tử cung lên bàng quang của cô ấy đang mỗi lúc một tăng lên.

Bạn có thể làm gì?

Bố đảm đang hãy giúp mẹ việc nhà để mẹ được nghỉ ngơi nhé! Ảnh: Gettyimages
Điều “nam tính” nhất bạn có thể làm bây giờ là đảm nhận trách nhiệm chăm sóc nhà cửa – việc đi chợ mua đồ đang là điều cuối cùng mà bà bầu nhà bạn cảm thấy muốn làm. Cả những việc rửa chén, giặt đồ và nấu ăn cũng vậy. Được nhìn đứa con chưa ra đời của bạn trên máy siêu âm là một trải nghiệm không thể nào quên, vậy nên hãy đi tìm đọc hết những tham khảo tiền sản. Việc này cũng đưa bạn và vợ bạn lại gần nhau hơn.

Sự phát triển của con

Phôi thai phát triển thành bào thai. Mặt và mắt phát triển và thận cũng bắt đầu hình thành. Những móng tay móng chân mềm hình thành ở đầu ngón tay và ngón chân và 20 chồi răng sẽ xuất hiện trong nướu của bé. Cơ quan sinh sản (xin lỗi, vẫn còn quá sớm để xác định được giới tính của bé!) phát triển. Vào cuối tháng này, bào thai dài khoảng 12cm và có thể cau mặt, đá, ngáp và giơ nắm đấm.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2017/bo-lam-gi-khi-me-mang-thai-thang-thu-3/feed/ 0
Bố làm gì khi mẹ mang thai tháng thứ 2? http://kienthucsinhsan.vn/2014/bo-lam-gi-khi-me-mang-thai-thang-thu-2/ http://kienthucsinhsan.vn/2014/bo-lam-gi-khi-me-mang-thai-thang-thu-2/#respond Wed, 01 Feb 2012 08:50:39 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2014 Người cha ngày nay là một phần của một thế hệ khác hẳn. Không chỉ trải nghiệm trở thành cha đã thay đổi sau vài thập kỷ. Mà bản thân việc làm cha chính nó cũng thay đổi một cách sâu sắc. Bạn có mặt ở đó, chụp hình, quay phim, đăng lên Facebook trong khi vợ hay bạn gái của bạn đang sinh.

Bố làm gì khi mẹ mang thai tháng thứ 2? 1

Điều gì đang xảy ra với vợ bạn thế?

Xin chúc mừng, việc vợ bạn có thai đã được khẳng định! Vợ bạn mang kết quả kiểm tra về nhà. Cô ấy có thể trở nên ủ rũ, và vài bệnh vặt phổ biến khác có thể xuất hiện như táo bón – gây ra do hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, những cơ mềm yếu đi và xuất hiện áp lực trong ruột. Quan trọng là hãy uống nhiều nước lọc, ăn nhiều rau quả tươi. Nhiều phụ nữ có thai còn bị đau đầu và nghén.

Bạn có thể làm gì?

Hãy thông cảm, động viên và đừng đưa ra những bình luận thiếu nhạy cảm. Sự khổ sở thường là một phần không thể thiếu trong giai đoạn này, nhưng vợ bạn có lẽ sẽ không từ chối một tách trà và một đợt xoa bóp lưng dễ chịu.

Sự phát triển của con

Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của con, não và tủy sống của bé hình thành. Những tế bào ở lớp trên cùng hình thành một ống rỗng, gọi là ống thần kinh. Trái tim nhỏ xíu của con bạn cũng đang hình thành và bắt đầu đập vào khoảng ngày thứ 21. Con bạn đã có vài mạch máu riêng của mình, một vài trong số đó nối với người mẹ và dần phát triển thành dây rốn.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2014/bo-lam-gi-khi-me-mang-thai-thang-thu-2/feed/ 0
Bố làm gì khi mẹ mang thai tháng đầu? http://kienthucsinhsan.vn/2011/bo-lam-gi-khi-me-mang-thai-thang-dau/ http://kienthucsinhsan.vn/2011/bo-lam-gi-khi-me-mang-thai-thang-dau/#respond Wed, 01 Feb 2012 08:47:23 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2011 Nào các ông bố, có phải bạn nghĩ rằng bạn chẳng thể mang thai giúp vợ được nên trách nhiệm của người cha thực sự chỉ bắt đầu khi bé con ra đời? Nhưng vợ bạn thì lại nghĩ khác, cô ấy cần bạn bên cạnh ngay từ ngày đầu tiên mang trong mình “giọt máu” của cả hai.

Điều gì đang xảy ra với vợ bạn thế?

Điều gì đang xảy ra với vợ bạn thế? 1

Mức hormone của cô ấy tăng lên vùn vụt ngay sau khi thụ thai. Trong những tuần kế tiếp đó, cô ấy có thể cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên, và cô ấy sẽ lỡ một kỳ kinh. Nhiều phụ nữ bị ốm nghén. Những điều bực mình thông thường khác là ợ nóng và khó chịu đựng được một số loại thức ăn nhất định. Mệt mỏi uể oải là một sự bất tiện phổ biến khác, và điều này gây ra do tăng lượng máu, thêm vào đó là việc giảm haemoglobin có liên quan đến oxy. Ngực của cô ấy bắt đầu có cảm giác nhạy cảm và đau, chủ yếu bởi vì máu cung cấp đến ngực tăng lên.

Bạn có thể làm gì?

Thường thì trong giai đoạn này việc có mang thai hay không vẫn còn phải chờ được khẳng định, bạn có thể chưa biết về nó. Sớm nhất có thể sau khi vợ bạn đã được khẳng định có thai, hãy nhắc cô ấy bổ sung thêm folic acid, vitamin C, từ từ giảm lượng carbohydrate thu nạp vào cơ thể.

Trước cả khi cô ấy thông báo kết quả thử thai với bạn, hãy khuyến khích vợ bổ sung vitamin, axit folic và thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

Sự phát triển của con

Hợp tử được hình thành từ sự thụ tinh giữa tinh trùng của bạn với trứng của vợ bạn bắt đầu trở thành một khối đến hơn 100 tế bào – gọi là phôi thai một khi nó chạm tới tử cung. Phôi thai bám vào niêm mạc tử cung. Những tế bào phía bên ngoài vươn ra như những cái rễ bám vào nguồn cung cấp máu của mẹ. Những tế bào bên trong phân chia làm hai và sau đó là ba lớp, mỗi lớp cuối cùng hình thành những bộ phận khác nhau của cơ thể bé.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2011/bo-lam-gi-khi-me-mang-thai-thang-dau/feed/ 0