Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Wed, 27 May 2020 03:43:18 +0000 vi-VN hourly 1 Táo bón ra máu ở mẹ bầu có sao không? http://kienthucsinhsan.vn/2806/tao-bon-ra-mau-o-me-bau-co-sao-khong/ http://kienthucsinhsan.vn/2806/tao-bon-ra-mau-o-me-bau-co-sao-khong/#respond Mon, 31 Jul 2017 01:30:47 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2806 Táo bón là triệu chứng thường gặp khi phụ nữ mang bầu. Nếu không biết cách phòng chống và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những vấn đề khác gây nên hiện tượng mang thai bị táo bón ra máu. 

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị táo bón ra máu

Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ hình thành khi các mạch máu quanh trực tràng bị sưng lên, gây đau đớn trong vài tháng cuối của thai kỳ và sau khi sinh. Khi bà bầu bị táo bón, sẽ tạo thêm áp lực lên các mạch máu, khiến búi trĩ lớn hơn, có thể dẫn đến bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu. Điều này thường đi kèm với đau đớn và khó chịu.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Các vết nứt hậu môn (Anal Fissures)

Đây là các vết nứt màu đỏ, hình thành trên vùng da quanh trực tràng. Khi bị táo bón, bà bầu thường cố gắng rặn để đẩy khối phân cứng và khô ra ngoài. Kết quả là các vết nứt hậu môn xuất hiện. Nếu mẹ bầu vẫn cố gắng rặn nhiều lần, vết nứt hậu môn có thể lan rộng và thấy máu xuất hiện trong phân. Các vết nứt hậu môn này gây rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Vết rách hậu môn (Anal Tears)

Vết rách hậu môn chỉ xảy ra nếu bạn đang có vết nứt hậu môn. Khi bà bầu vẫn còn táo bón, quá trình đi tiêu sẽ gây áp lực lên các vết nứt hậu môn. Kết quả là vết nứt hậu môn trở nên to hơn và có thể dẫn đến các vết rách lớn ở vùng trực tràng, giống hình dạng giọt nước mắt. Lúc này, hiện tượng bà bầu táo bón đi ngoài ra máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, máu xuất hiện trong phân nhiều hơn.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn là căn bệnh sinh ra do nhiễm trùng tại các khe và nhú trong ống hậu môn. Sau đó làm ở các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm và tụ mủ, phá miệng da vùng xung quanh hậu môn tạo thành những lỗ rò. Trong hầu hết các trường hợp, nó sẽ thải ra chất trắng, nhưng đôi khi, nó cũng có thể gây chảy máu.

Khi nào nên lo lắng về hiện tượng bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu?

Bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu thường không phải là hiện tượng gì nguy hiểm. Miễn là bạn chắc chắn rằng máu đến từ vùng trực tràng và không phải từ âm đạo, thì đừng lo lắng nhiều, cũng sẽ không có nguy hiểm nào cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên thông báo việc ra máu này cho bác sĩ, đôi khi cũng khó để xác định máu đến từ trực tràng hay âm đạo của bạn. Các bác sĩ có thể giúp xác định chính xác tình trạng này.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Khi gặp hiện tượng đi ngoài ra máu và có kèm một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, hãy gọi cho bác sĩ:

  • Sốt
  • Đau bụng hoặc đầy bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chảy máu liên tục hoặc trầm trọng
  • Giảm cân
  • Tiêu chảy nặng hoặc kéo dài
  • Phân có dạng bút chì, rò rỉ phân, hoặc không thể đi tiêu.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng dưới đây, hãy nhập viện:

  • Phân màu đen hoặc màu nâu đỏ
  • Mất máu trầm trọng
  • Đau hoặc chấn thương trực tràng
  • Chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu
  • Nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường

Phòng tránh việc mang thai bị táo bón

Mang thai bị táo bón gây nhiều khó chịu không chỉ cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của thai nhi. Táo bón khi mang thai cũng có thể phát triển thành bệnh trĩ. Chúng có thể gây ra đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều sau khi sinh con. Chính vì vậy, đừng để bệnh xảy ra rồi mới tìm cách chữa trị, mẹ bầu nên có ý thức chủ động phòng tránh táo bón khi mang thai.

  • Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Chất xơ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, nó hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn, giúp các chất thải dễ dàng được tống ra ngoài. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất xơ cũng có thể dẫn đến táo bón. Mẹ bầu nên ăn khoảng 25-30 gam chất xơ mỗi ngày.
  • Hãy uống đủ lượng nước. Nước cực kì cần thiết với cơ thể sống. Đối với việc phòng chống bị táo bón khi mang thai, nước giúp làm mềm và di chuyển các khối chất thải dễ dàng hơn. Vì vậy mẹ bầu hãy nhớ uống đủ 10-12 ly nước mỗi ngày. Theo kinh nghiệm của một số bà mẹ, uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng rất có ích cho tình trạng táo bón.
  • Ăn nhiều sữa chua. Trong sữa chua có chứa vi khuẩn Probiotic – một loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn này giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Tránh ăn những thức ăn dễ gây ra táo bón. Bánh mì trắng và những thực phẩm từ ngô rất dễ làm cho mẹ bầu bị táo bón. Nên hạn chế những thức ăn này.
  • Tránh một số loại đồ uống và chất kích thích. Các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, coca, chất cồn có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
  • Vận động cơ thể. Việc luyện tập tích cực, vận động cơ thể thường xuyên giúp ngăn ngừa hiện tượng bị táo bón khi mang thai rất tốt, đặc biệt là khi tính chất công việc của mẹ bầu phải ngồi nhiều.
  • Không nhịn khi đi vệ sinh. Khi nhịn đi vệ sinh, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị táo rất cao. Vậy nên nếu có dấu hiệu muốn đi vệ sinh, mẹ bầu nên đi ngay.
  • Sử dụng Isilax Mamma. Isilax Mamma với các thành phần gồm:
    • Dịch chiết cây Manna chứa Mannitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.
    • Dịch chiết Mận và Kiwi: bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.
    • Inulin: cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.
    • Pectin táo: tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Isilax Mamma là một sản phẩm chống táo bón an toàn dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bởi chế phẩm này được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn. Vậy nên, Isilax Mamma là một lựa chọn an toàn và hiệu quả mà các mẹ nên thử.

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, các mẹ có thể tham khảo TẠI ĐÂY hoặc liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp thêm. Đồng thời nếu có bất kì vấn đề nào còn chưa rõ về hiện tượng bà bầu bị táo bón ra máu cũng như cách trị táo bón cho bà bầu, các bạn có thể gọi điện đến hotline tư vấn 0916 84 77 22 để được các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2806/tao-bon-ra-mau-o-me-bau-co-sao-khong/feed/ 0
Khi mang thai cần biết http://kienthucsinhsan.vn/1530/khi-mang-thai-can-biet/ http://kienthucsinhsan.vn/1530/khi-mang-thai-can-biet/#respond Fri, 23 Dec 2011 07:35:54 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1530 Mang thai là khoảng thời gian thiêng liêng nhưng cũng vô cùng khó nhọc đối với tất cả phụ nữ. Không phải ai cũng có đầy đủ những kiến thức về giai đoạn bầu bí đặc biệt là với những người lần đầu mang bầu. Để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh và an toàn trong suốt 9 tháng 10 ngày, bà bầu cần chú ý những điều được các chuyên gia đưa ra dưới đây.

Khi mang thai cần biết 1

1. Mỗi tháng mang bầu đều rất quan trọng

Bạn luôn quan niệm rằng 3 tháng đầu mang thai là thời gian quan trọng nhất. Đây cũng là khoảng thời gian dễ xảy ra những sự cố mang thai nguy hiểm. Điều này hoàn toàn đúng nhưng không phải vì thế mà bạn xem nhẹ những tháng tiếp theo. Mỗi tháng, thai nhi lại có sự phát triển khác biệt và bạn đều phải chú ý.

2. Bầu bí tạo ra sự thay đổi

Mỗi người phụ nữ khi mang bầu đều nên tìm hiểu về những thay đổi trong cơ thể ở giai đoạn bầu bí. Sự thay đổi lớn nhất là về trọng lượng và kích thước cơ thể. Bạn cần tìm hiểu xem những thay đổi trong cơ thể mình có phù hợp với tháng mang bầu để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.

3. Cần được chăm sóc

Hãy thường xuyên đến gặp bác sĩ và chia sẻ với họ về những thay đổi của bạn trong suốt thời kì mang thai. Khi đó, các bác sĩ sẽ trực tiếp lên lịch theo dõi thai nhi, tư vấn về sức khỏe cũng như hướng dẫn bạn cách bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

4. Chuẩn bị cho những kì xét nghiệm

Trong 9 tháng mang bầu, bạn sẽ phải liên tục làm các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, yếu tố Rh, sàng lọc kháng thế, viêm gan B, theo dõi thai nhi, siêu âm hình ảnh… Vì vậy, bạn nên sắp xếp công việc và thời gian hợp lí trong suốt những tháng này để có thể làm đầy đủ những xét nghiệm bắt buộc.

5. Có 3 giai đoạn của thai kì

Đây là kiến thức cơ bản khi mang thai nhưng không phải bà bầu nào cũng biết. Mang thai được chia thành 3 giai đoạn (được gọi là 3 tam cá nguyệt). Mỗi giai đoạn này đều có những thay đổi riêng biệt mà bạn cần đặc biệt lưu tâm.

6. Dinh dưỡng rất quan trọng

Suy dinh dưỡng khi mang bầu có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường đối với em bé. Vì vậy, phụ nữ mang thai phải tuân thủ đầy đủ chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Bạn cũng nên thường xuyên đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem cơ thể mình đã đầy đủ dinh dưỡng.

7. Tập thể dục thường xuyên

Tập luyện thể thao thường xuyên rất được khuyến khích với các bà bầu. Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên tập luyện những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… Việc làm này không những giúp cải tạo sức khỏe khi mang bầu mà còn giúp thai phụ dễ sinh nở hơn.

8. Đối mặt với những khó chịu

Mỗi giai đoạn của thai kì đều có những khó khăn nhất định mà bà bầu phải đổi mặt như trong tam cá nguyệt thứ nhất là hiện tượng buồn nôn, tam cá nguyệt thứ hai là hiện tượng đau nhức chân tay và tam cá nguyệt thứ ba là hiện tượng mất ngủ. Đó là những hiện tượng đương nhiên ở thai phụ. Vì vậy, bạn cần phải học cách đối phó với những khó khăn này.

9. Cảnh giác với những triệu chứng nguy hiểm

Mỗi thai phụ đều có khả năng mắc phải những triệu chứng nguy hiểm liên quan đến thai nhi như động thai, đau vùng chậu, chảy máu âm đạo, sưng phù chân tay… Những triệu chứng này đều rất nguy hiểm và dễ dẫn đến hiện tượng lưu thai, sảy thai.

10. Chọn cách lâm bồn

Bạn nên chuẩn bị cách sinh: sinh thường, sinh mổ… và nơi sinh để không gặp rắc rối khi đột ngột trở dạ. Đây là việc cần thiết để làm ở những tháng cuối trước khi lâm bồn.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1530/khi-mang-thai-can-biet/feed/ 0
Mang thai không nên mặc chật http://kienthucsinhsan.vn/1485/mang-thai-khong-nen-mac-chat/ http://kienthucsinhsan.vn/1485/mang-thai-khong-nen-mac-chat/#respond Tue, 20 Dec 2011 09:59:04 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1485 Khi mang thai, bà mẹ mặc quần áo ôm sát sẽ khiến con còi cọc khi sinh ra. Thực hư thông tin này ra sao?

Theo BS Nguyễn Thị Kim Cúc, Phó chủ tịch Hội kế hoạch hoá gia đình Việt Nam, khi có thai nếu bà mẹ mặc bó sát sẽ khiến phần da hô hấp, trao đổi khí kém đi, lỗ chân lông bị bít kín. Từ đó, việc trao đổi dưỡng khí của mẹ sẽ kém, dẫn đến đứa con trong bụng cũng bị ảnh hưởng theo.

Mang thai không nên mặc chật 1

Ngoài ra, đứa con ở trong tử cung vốn đã rất chật chội, nay bụng mẹ bị bó chặt bởi quần áo nữa sẽ khiến sự phát triển của buồng ối kém đi, từ đó con càng kém phát triển.

“Việc nhiều bà mẹ có thai ngoài ý muốn mặc bó sát để không bị lộ bụng hoặc nhiều bà mẹ làm dáng khi mang bầu hay tiết kiệm bằng cách mặc quần áo cũ là hoàn toàn không khoa học. Mặc dù ăn uống đầy đủ nhưng nếu mặc sát cũng dễ dẫn đến con dễ bị còi sau khi sinh ra”, BS Cúc chia sẻ.

Còn Thượng tá, TS Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng khoa Sản (Bệnh viện 103) cho rằng, hiện nay chưa có sách vở nào nói về thông tin bà mẹ mặc quần áo chật sẽ khiến con còi cọc

Việc ăn uống thiếu chất sẽ khiến con còi cọc là chính xác, mặc chật sẽ khiến máu trong cơ thể mẹ lưu thông kém từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Ngoài ra, mặc chật sẽ khiến cơ thể mẹ khó chịu, không thoải mái nhất là khi bụng đã to.

Theo các chuyên gia, khi mang bầu các bà mẹ không nên “tận dụng” quần áo cũ hay thời trang giữ dáng bằng quần áo bó sát. Nên mặc rộng rãi, thoải mái, thoáng khí để cơ thể dễ chịu giúp khoẻ hơn, từ đó con cũng khoẻ ra.

theo giadinh.net.vn

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1485/mang-thai-khong-nen-mac-chat/feed/ 0
Kiểm tra ngực thường xuyên khi mang thai http://kienthucsinhsan.vn/1480/kiem-tra-nguc-thuong-xuyen-khi-mang-thai/ http://kienthucsinhsan.vn/1480/kiem-tra-nguc-thuong-xuyen-khi-mang-thai/#respond Tue, 20 Dec 2011 09:52:59 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1480 Trong giai đoạn mang thai, ngực người phụ nữ có thể trở nên rất đau, căng và cảm thấy có nhiều cục u nổi lên. Nhiều phụ nữ trẻ sắp làm mẹ rất dễ nghĩ rằng mình bị ung thư vú mất rồi!

Nhưng bạn đừng quá hoảng sợ. Hầu hết những thay đổi trong suốt thai kỳ đều liên quan tới việc mang thai có thể kiểm soát và không đáng lo ngại.

Kiểm tra ngực thường xuyên khi mang thai 1

Tuy nói như vậy, nhưng bạn cũng đừng bao giờ vô tư bỏ qua bất kỳ thay đổi nào nhận thấy ở ngực mình. Hãy thực hiện kiểm tra ngực lâm sàng vì đã có các trường hợp rất hi hữu khi một người phụ nữ phát hiện mình mắc ung thư vú trong giai đoạn mang thai nhờ kiểm tra ngực. Thật sự, tình huống này rất nghiệt ngã vì người mẹ chỉ vừa mới hân hoan trước một trong những sự kiện hạnh phúc nhất đời đã phải lo sợ liệu mình có còn được nhìn thấy và nuôi nấng con hay không.

Kiểm tra ngực có an toàn trong suốt quá trình mang thai?

Thông thường, siêu âm là cách thức được sử dụng trước tiên để phản ánh bộ ngực. Nếu kết quả siêu âm không đem lại một chẩn đoán rõ ràng, thì thường tiếp đến thai phụ sẽ được tiến hành chụp X-quang, với một tấm chắn bằng chì che khu vực bụng để bảo vệ em bé. Bạn cũng có thể làm sinh thiết các khối u ở ngực để xác định là lành tính hay ác tính.

Điều gì xảy đến nếu kết quả xấu?

Các khối u nhỏ có thể được phẫu thuật cắt bỏ khá an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu cần đến các phương pháp điều trị khác như hóa trị và xạ trị, chúng cần phải được trì hoãn lại cho đến sau khi em bé chào đời.

Ngày nay phụ nữ bị chẩn đoán bệnh trong khi mang thai nhiều hơn ngày xưa, là do phụ nữ ngày nay đợi đến lúc lớn tuổi mới lập gia đình – một nhân tố gây ra nguy cơ ung thư vú chính là mang thai lần đầu sau 30 tuổi, điều khá phổ biến ngày nay. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ càng cao.

Tuy vậy con số thai phụ mắc phải bệnh hiểm nghèo này chỉ là rất nhỏ, bạn đừng quá lo lắng để ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Hãy luôn lạc quan, sinh hoạt điều độ, tẩm bổ cho cơ thể và đừng quên những buổi thăm khám định kỳ để chờ ngày “khai hoa nở nhụy” thật mỹ mãn nhé!

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1480/kiem-tra-nguc-thuong-xuyen-khi-mang-thai/feed/ 0
Thai phụ cẩn thận với bệnh Rubella http://kienthucsinhsan.vn/1433/thai-phu-can-than-voi-benh-rubella/ http://kienthucsinhsan.vn/1433/thai-phu-can-than-voi-benh-rubella/#respond Mon, 19 Dec 2011 07:57:26 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1433 Bệnh Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức, do vi rút Rubella gây ra. Đây là bệnh sốt phát ban lành tính nhưng rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Bệnh rất dễ lây lan, chủ yếu là qua đường hô hấp và người nhiễm bệnh là nguồn bệnh duy nhất. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ là nguồn truyền nhiễm rất cao cho người tiếp xúc, vi rút có thể đào thải nhiều tháng sau khi sinh.

Thai phụ cẩn thận với bệnh Rubella 1Biện pháp phòng bệnh duy nhất là tiêm chủng cho thai phụ

Những triệu chứng của bệnh Rubella rất nhẹ nên rất khó được phát hiện, đặc biệt ở trẻ em. Bệnh khởi phát sau 10 ngày đến 15 ngày kể từ lúc tiếp xúc với người bệnh. Triệu chứng thông thường là mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1 – 7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian mà người bệnh có khả năng lây bệnh cao nhất.

Sự nguy hiểm ở đây là bệnh rất dễ lây lan và nguồn lây bệnh không thể phát hiện được cho đến khi người bị nhiễm có triệu chứng phát ban 7 ngày sau đó. Biện pháp cách ly người bệnh đến thời điểm này cũng được xem là đã quá trễ.

Bệnh Rubella rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 90% phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ sinh ra em bé bị hội chứng Rubella bẩm sinh như: điếc, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh, tật đầu nhỏ, viêm não, màng não, chậm phát triển tâm thần, gan to, lách to… Đối với những người bị bệnh cần phải được cách ly một tuần lễ kể từ lúc phát ban để tránh lây nhiễm cho những người tiếp xúc. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Rubella. Biện pháp phòng bệnh duy nhất là tiêm chủng. Loại vắc xin đang sử dụng hiện nay là vắc xin phối hợp ngừa 3 bệnh: sởi, quai bị, Rubella.

Lịch tiêm chủng của vắc xin ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị được áp dụng như sau: Trẻ em: mũi thứ 1: 12 tháng tuổi; mũi thứ 2: 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản: một liều duy nhất (phụ nữ chỉ được có thai sau khi tiêm vắc xin được 3 tháng).

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1433/thai-phu-can-than-voi-benh-rubella/feed/ 0
Phụ nữ bị bệnh tim cẩn thận khi mang thai http://kienthucsinhsan.vn/1283/phu-nu-bi-benh-tim-can-than-khi-mang-thai/ http://kienthucsinhsan.vn/1283/phu-nu-bi-benh-tim-can-than-khi-mang-thai/#respond Fri, 09 Dec 2011 02:16:33 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1283 Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về giải phẫu, huyết học, nội tiết, tuần hoàn… làm tăng dần gánh nặng lên hệ tuần hoàn. Những người khỏe mạnh thì hệ thống tim mạch có thể thích ứng được nhưng những sản phụ bị bệnh tim thì thai nghén trở thành một gánh nặng và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Phụ nữ bị bệnh tim cẩn thận khi mang thai 1

Kiểm tra chức năng tim mạch trước khi có thai

Phụ nữ bị bệnh tim nên được đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi mang thai. Việc thăm khám cẩn thận tình trạng tim mạch và đánh giá khả năng gắng sức là hết sức quan trọng để xác định khả năng dung nạp của bệnh nhân với những thay đổi về huyết động trong quá trình mang thai và nguy cơ bị biến chứng trong thời kỳ chuyển dạ và đẻ. Đánh giá tình trạng tim mạch bao gồm hỏi tiền sử và khám thực thể cẩn thận, làm điện tâm đồ 12 chuyển đạo, siêu âm Doppler tim. Trắc nghiệm gắng sức có đo mức độ tiêu thụ ôxy rất hữu ích để đánh giá mức độ suy tim một cách khách quan. Việc lượng giá trước nguy cơ của thai nghén dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng nên được bàn bạc với bệnh nhân và các thành viên trong gia đình bởi cả bác sĩ tim mạch và bác sĩ sản khoa. Khi dự định có thai, các thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi nên ngừng lại.

Kiểm tra chức năng tim mạch trước khi có thai 1

Trong một số trường hợp có sự thay đổi một cách sinh lý về giải phẫu và chức năng của hệ thống tim mạch trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các triệu chứng và dấu hiệu giống như bệnh tim. Các triệu chứng này bao gồm mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, thở gấp, hồi hộp, chóng mặt và thậm chí ngất. Khám thực thể thường phát hiện thấy tĩnh mạch cảnh đập, phù chân, sờ thấy mỏm thất phải đập và nghe thấy tiếng thổi tâm thu. Do vậy, trong nhiều trường hợp cần phải làm các thăm dò để có thêm thông tin chính xác về tình trạng tim mạch trước khi quyết định điều trị.

Thời kỳ mang thai cần chú ý gì?

Chăm sóc trong quá trình mang thai bao gồm sự phân loại và đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh cũng như tình trạng của bệnh nhân. Việc thăm khám trong quá trình mang thai nên định kỳ hằng tháng đối với các bệnh nhân có bệnh nhẹ và 2 tuần với các bệnh nhân có bệnh mức độ trung bình đến nặng cho đến tuần thứ 28-30, sau đó thăm khám hằng tuần cho đến khi sinh. Khi cần thiết phải sử dụng thuốc để điều trị, nên sử dụng liều thuốc thấp nhất có hiệu quả điều trị cho mẹ và an toàn cho thai nhi. Nguyên nhân tử vong do các bệnh tim mạch thường gặp là tăng huyết áp (12%) và các bệnh tim khác (20%). Để hạn chế biến chứng, các phụ nữ bị bệnh tim mà mang thai cần phải có sự tư vấn cẩn thận, theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch và chuyên khoa sản.

Giai đoạn chuyển dạ, đẻ và ngay sau đẻ

Thời điểm và cách thức đẻ nên được bàn luận và quyết định bởi bác sĩ sản khoa, bác sĩ tim mạch và bác sĩ gây mê sản khoa. Nói chung, đẻ đường dưới với gây tê giảm đau phù hợp và việc làm ngắn giai đoạn 2 của thời kỳ đẻ thì an toàn và có thể thực hiện được ở hầu hết các bệnh nhân có bệnh tim. Phẫu thuật lấy thai có nguy cơ bị biến chứng cao hơn nên được tiến hành theo chỉ định của sản khoa và trong một số trường hợp các bệnh nhân có tình trạng huyết động không ổn định. Theo dõi huyết động trong quá trình chuyển dạ và đẻ được khuyến cáo cho các bệnh nhân có triệu chứng và ở các bệnh nhân có van tim bị hẹp mức độ vừa đến nặng, rối loạn chức năng thất trái, và tăng áp động mạch phổi.
Thay vì mất máu khi sinh, giai đoạn sớm sau khi sinh có sự tăng dòng máu tĩnh mạch trở về tim gây ra bởi sự di chuyển của máu từ tử cung trống rỗng vào trong tuần hoàn hệ thống, giảm áp lực đè ép của tử cung vào hệ tĩnh mạch, sự di chuyển của dịch từ các chi và từ phần thấp của cơ thể vào trong lòng mạch. Những thay đổi về huyết động đó có thể dẫn đến suy tim do vậy cần phải tiếp tục theo dõi huyết động 12-24 giờ sau khi sinh.

Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Kháng sinh dự phòng đã được khuyến cáo cho các bệnh nhân bệnh tim được phẫu thuật hay làm các thủ thuật chảy máu. Các bệnh nhân bị bệnh tim có tỷ lệ bị nhiễm khuẩn huyết cao hơn khi chuyển dạ và đẻ. Vi khuẩn được phát hiện thấy trong máu ở 14% phụ nữ sau khi chuyển dạ hay vỡ ối và rất nhiều vi khuẩn phân lập được có khả năng gây viêm nội tâm mạc. Khi bị biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong của mẹ khoảng 22% và thai nhi khoảng 15%. Vì bệnh nhân bệnh tim có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn máu thậm chí cả trong quá trình sinh nở không biến chứng, hậu quả nặng nề của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và giá thành điều trị tương đối thấp nên việc sử dụng kháng sinh dự phòng khi chuyển dạ được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có bệnh tim.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 200 triệu phụ nữ có thai, trong số đó có khoảng 500.000 sản phụ bị tử vong do các biến chứng có liên quan đến thai nghén, trong số này 86% phụ nữ có thai và 99% sản phụ tử vong là ở các nước đang phát triển.

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1283/phu-nu-bi-benh-tim-can-than-khi-mang-thai/feed/ 0
Rượu gây biến chứng nguy hiểm tới thai nhi http://kienthucsinhsan.vn/1210/ruou-gay-bien-chung-nguy-hiem-toi-thai-nhi/ http://kienthucsinhsan.vn/1210/ruou-gay-bien-chung-nguy-hiem-toi-thai-nhi/#respond Wed, 30 Nov 2011 07:39:48 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1210 Rượu là một chất độc hại có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm với thai nhi nếu người mẹ khi mang thai sử dụng rượu hoặc người cha sử dụng rượu trong thời gian trước khi thụ thai diễn ra.

Thai nhi tiếp nhận rượu khi mẹ uống như thế nào?

Khi mang thai người mẹ uống bao nhiêu rượu thì con cũng uống bấy nhiêu, vì rượu theo máu lưu chuyển sang con với cùng nồng độ. Nếu trong máu mẹ có mức rượu là 0.3% thì ở thai nhi cũng là 0.3%. Nhưng, nhờ cơ thể to lớn hơn với các chức năng hoàn hảo của lá gan nên người mẹ phân hủy rượu nhanh chóng hơn so với thai nhi. Vì thế, nếu người mẹ say rượu chỉ trong vài giờ thì thai nhi vẫn còn tiếp tục “li bì” đến vài ngày. Uống say khướt trong thời gian ngắn lại càng nguy hại hơn là uống lai rai kéo dài trong nhiều năm.

Thai nhi tiếp nhận rượu khi mẹ uống như thế nào? 1

Càng ngày càng có nhiều chứng minh chắc chắn rằng, tác hại của rượu lên thai nhi tùy thuộc vào số lượng: uống nhiều, hại nhiều. Vì thế, nhiều người dễ dàng đi đến kết luận là uống ít, hại ít. Nhưng ý kiến chung của các giới chức y tế vẫn là: khi người mẹ mang thai thì không có một liều lượng nào có thể xem là an toàn cho thai nhi cả. Đặc biệt chỉ cần có một đôi lần uống say mềm cũng đã quá đủ để gây hại nghiêm trọng cho thai nhi.

Tác hại của rượu

Sau khi uống, chất rượu ethanol được chuyển thành acetaldehyde, gây độc hại lên tế bào thai nhi. Các nhà chuyên môn đã đưa ra một số giải thích ảnh hưởng này như sau:

  • Rượu tương tác với chất prostaglandin, một chất có liên hệ rất nhiều tới sự tăng trưởng và các chức năng của thai nhi.
  • Rượu làm giảm sự lưu thông máu từ mẹ qua con, do đó chất dinh dưỡng, dưỡng khí giảm và tế bào thai nhi bị suy yếu, kém tăng trưởng.
  • Rượu cũng có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ khoáng chất kẽm và magnesium, hoặc làm thay đổi các yếu tố (enzymes), lượng kích thích tố như corticosteroid, kích thích tố tăng trưởng. Mỗi người, mỗi chủng tộc có những enzyme khác nhau để phân hủy rượu, nên ảnh hưởng của rượu thay đổi tùy người và tùy giống nòi.
  • Rượu làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào, đưa đến thay đổi hình dạng, kích thước, làm chậm tăng trưởng và chậm phân bào. Mọi tế bào đều bị ảnh hưởng, nhất là tế bào thần kinh vào giai đoạn đầu của thời kỳ có thai.
  • Rượu cũng giảm khả năng tổng hợp các chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh cho nên các hoạt động trí não bị ảnh hưởng rất nặng.
  • Rượu cũng gây nhiều tác hại cho chính bản thân những người mẹ nghiện rượu trong thời gian mang thai. Họ dễ bị băng huyết, nhau tách sớm, sẩy thai…

Tác hại lâu dài

Tác hại lâu dài 1

Tác hại của rượu lên thai nhi không chỉ trong một thời gian ngắn, mà còn kéo dài hầu như mãi mãi về sau. Tùy theo độ tuổi của đứa trẻ khi lớn lên, các tác hại này có những biểu hiện khác nhau:

  • Các em có tiếng nói lơ lớ, âm thanh nằm lại trong cuống họng, đều đều, cứng nhắc, phát âm không rõ dù ý nghĩa và nội dung bình thường.
  • Thời gian phản ứng chậm, kém tập trung; không phân biệt được mầu sắc; khó nhớ tên người và sự vật; kém phán xét, không biết hậu quả hành động của mình; không ý thức được tương lai; không phân biệt khen chê, ơn nghĩa; kém phối hợp các hành động.
  • Khi tuổi còn thơ, trẻ hay bồn chồn, dễ kích thích, ăn ngủ khó khăn, chậm lớn, chậm phát triển, cử động không nhịp nhàng, trẻ ngang ngược, hay đòi hỏi và gây bực mình cho người khác. Lớn lên các em thích cô đơn, bất cần đời, không chơi với ai, không nghe ai, lười biếng, thụ động, buồn vô cớ, ăn cắp vặt, xâm phạm tình dục, lạm dụng rượu.
  • Hầu hết các em có chỉ số thông minh (IQ) thấp, khoảng 68 so với chỉ số bình thường là 100. Khả năng đọc, hiểu và khả năng toán học phát triển không đồng đều và cả hai đều chậm chạp. Về phương diện giáo dục, mặc dù vẫn “có thể dạy dỗ được”, nhưng 90% các em kém khả năng tiếp thu và diễn tả ngôn ngữ, 95% không học biết được cách sử dụng tiền. Vào tuổi đi học thì trẻ không thể tập trung sự chú ý, quá hoạt động, học hỏi chậm, kém tiếp thu, hành động không tự chủ.
  • Khi lớn lên, trẻ kém trí nhớ, kém suy luận, nhận xét, không biết cách sử dụng tiền bạc, không biết hậu quả việc làm, có hành động dục tính không hợp lý, nghiện rượu và thuốc cấm, có vấn đề trong hành vi, cư xử…

Hội chứng này là một tàn tật vĩnh viễn, vì không thể chữa trị dứt cũng như cơ thể trẻ không thể tự vượt qua khi lớn lên như một số bệnh tật khác. Lý do là vì tế bào thần kinh hư hỏng không phục hồi được. Nhiều tế bào thần kinh không phát triển, không tăng trưởng, bỏ trống, thiếu giây thần kinh nối kết nên các chức năng bị rối loạn. Đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe nạn nhân cũng như có nhiều hậu quả xấu cho cả gia đình và xã hội.

Dấu hiệu của khuyết tật

Một hội nghị vào năm 1980 của các chuyên gia về Hội Chứng Alcohol Fetal Syndrome đã đề nghị là để định bệnh, phải có một trong các dấu hiệu của ba loại sau đây:

  1. Chậm tăng trưởng trước và sau khi sinh với thiếu cân, thiếu chiều cao, đầu nhỏ so với tuổi.
  2. Rối loạn về hệ thần kinh trung ương với các dấu hiệu bất bình thường các chức năng thần kinh, chậm phát triển về hành vi có hoặc có hư hao trí tuệ.
  3. Có ít nhất hai dấu hiệu bất thường về đầu – mặt như đầu nhỏ, mắt ti hí, mép trên rộng, môi trên mỏng, mũi ngắn, gò má dẹp.
]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1210/ruou-gay-bien-chung-nguy-hiem-toi-thai-nhi/feed/ 0
Tránh những nguy cơ dẫn tới dị tật ở bào thai http://kienthucsinhsan.vn/1200/tranh-nhung-nguy-co-dan-toi-di-tat-o-bao-thai/ http://kienthucsinhsan.vn/1200/tranh-nhung-nguy-co-dan-toi-di-tat-o-bao-thai/#respond Wed, 30 Nov 2011 07:22:33 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1200 Để tránh những nguy cơ dẫn tới dị tật ở bào thai, người phụ nữ nên biết và có kế hoạch để hạn chế những yếu tố nguy cơ sau:

1. Bị sốt cao trong thời kỳ đầu mang thai

Với những thai phụ bị sốt cao trong thời kỳ đầu thai nghén, trẻ chào đời có thể không có vẻ ngoại dị hình nhưng vẫn cần phải theo dõi lâu dài vì trí tuệ có thể bị ảnh hưởng.

1. Bị sốt cao trong thời kỳ đầu mang thai 1

Khi thai phụ bị sốt cao, tế bào não của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, số lượng tế bào thần kinh giảm, từ đó gây ra thiểu năng trí tuệ.

Lưu ý không phải trường hợp thai phụ nào sốt cao cũng sinh con “không bình thường” mà phụ thuộc vào cơ thể của chính thai phụ và các nguyên nhân chưa rõ khác.

2. Tiếp xúc nhiều với mèo

2. Tiếp xúc nhiều với mèo 1

Rất ít người biết rằng vi khuẩn sống ký sinh trên mèo có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.

Tại Anh, 40% trong số các bà bầu mắc bệnh truyền nhiễm là từ mèo và có khoảng 500 trẻ bị tử vong do vi khuẩn từ mèo mỗi năm.

3. Trang điểm nhiều và quá đậm

3. Trang điểm nhiều và quá đậm 1

Theo một cuộc điều tra tại Anh, những phụ nữ “bôi trét” mặt quá đậm hàng ngày có nguy cơ sinh “quái thai” cao gấp 1,25 lần so với phụ nữ trang điểm nhẹ hoặc không trang điểm.

Nguyên nhân là do trong đồ mỹ phẩm có chứa các chất độc hại như chì (Pb), thủy ngân (Hg) và thạch tín (As) và được hấp thụ vào cơ thể qua niêm mạc, da và xâm nhập vào cơ thể thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Ngoài ra, một số thành phần trong mỹ phẩm tiếp xúc với tia tử ngoại trong ánh nắng sẽ biến thành hợp chất amin thơm, một chất độc có thể gây dị dạng thai.

4. Căng thẳng thần kinh khi mang thai

4. Căng thẳng thần kinh khi mang thai 1

Tâm trạng của con người bị điều khiển của hệ thần kinh trung ương và hệ thống nội bài tiết. Một trong những hệ thống nội bài tiết có liên quan mật thiết đến sự thay đổi của tâm trạng con người là tuyến thượng thận. Khi bà bầu căng thẳng, hoocmon sản sinh từ vỏ tuyến thượng thận có thể cản trở vai trò hòa hợp của lớp tế bào phôi mô của thai nhi. Nếu căng thẳng xảy ra trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai thì sẽ gây ra dị tật cho thai nhi như sứt môi hoặc hở hàm ếch.

5. Uống nhiều rượu

5. Uống nhiều rượu 1

Phụ nữ uống nhiều rượu, chất cồn sẽ len lỏi qua nhau thai đi vào phôi thai đang phát triển, gây ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển của thai nhi.

Trong thời gian mang bầu nếu mỗi ngày uống trên 2 ly rượu thì sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Mỗi ngày uống từ 2-4 ly thì sẽ khiến thai nhi phát triển dị dạng, ví dụ như não, tai mũi kém phát triển, môi trên dày rộng vv…

6. Ăn phải thực phẩm có độc

6. Ăn phải thực phẩm có độc 1

Chuyên gia chỉ ra rằng, nếu phụ nữ có thai ăn phải thực phẩm bị vi khuẩn ô nhiễm (thực phẩm mốc, lên men), chất độc tố, vi khuẩn có thể thông qua nhau thai gây hại cho thai nhi, làm biến đổi tế bào nhiễm sắc thể.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1200/tranh-nhung-nguy-co-dan-toi-di-tat-o-bao-thai/feed/ 0
Xác định thông số xương chậu trước khi sinh http://kienthucsinhsan.vn/1148/xac-dinh-thong-so-xuong-chau-truoc-khi-sinh/ http://kienthucsinhsan.vn/1148/xac-dinh-thong-so-xuong-chau-truoc-khi-sinh/#respond Tue, 29 Nov 2011 08:37:57 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1148 Xương chậu là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo đường sinh. Hình dạng và kích cỡ của xương chậu góp phần quan trọng trong quyết định xem thai phụ có thể sinh theo đường sinh tự nhiên hay không và là nhân tố quan trọng trong việc sinh đẻ thuận lợi. Vì thế, xác định xương chậu là một việc làm quan trọng không thể thiếu trong công tác kiểm tra trước khi sinh.

Xác định thông số xương chậu trước khi sinh 1

Trường hợp thông thường chúng ta thường tiến hành đo ngoài xương chậu, chủ yếu tiến hành đo những đường kính, những thông số về xương chậu phản ảnh như sau:

  • Đường kính gai chậu: Là khoảng cách bờ ngoài gai trên trước hai xương chậu, bình thường khoảng 23 – 25 cm.
  • Đường kính màu chậu: Là khoảng cách bờ ngoài rộng nhất của hai xương chậu, bình thường khoảng 25 – 28 cm. Hai đường đo trên có thể gián tiếp giúp ước lượng độ rộng chiều ngang lối vào xương chậu.
  • Đường kính mấu chuyển: Là khoảng cách giữa mấu chuyển hai xương đùi, bình thường khoảng 29 – 31 cm. Đường đo này có thể gián tiếp giúp ước lượng độ rộng chiều ngang xương chậu giữa.
  • Đường tiếp hợp bên ngoài xương cùng và xương mu: Là khoảng cách từ đốt sống thắt lưng thứ năm dưới gai nổi đến điểm chính giữa bờ trên liên hợp xương mu. Bình thường khoảng 18 – 20 cm. Đường đo này có thể gián tiếp ước lượng đường gián tiếp trước sau lối vào xương chậu.
  • Đường kính của mấu đốt háng: Cũng gọi là chiều ngang lối ra, là khoảng cách bờ bên trong mấu đốt háng. Bình thường khoảng 9 cm, thường giữa mấu đốt háng có thể chứa một nắm tay của người trưởng thành. Nếu đường này nhỏ hơn 8cm, phải làm kiểm tra thêm bước nữa: Đo đường kính dạng mũi tên phía sau lối ra, từ đường kính mấu đốt háng có thể trực tiếp đo chiều ngang lối ra của xương chậu.
  • Độ cong của xương mu: Bình thường khoảng 90 độ, nhưng nhỏ hơn 80 độ là khác thường, độ cong của xương mu có thể phản ánh độ rộng chiều ngang lối ra của xương chậu.

Nếu đo ngoài xương chậu nhỏ hơn mức bình thường cần phải đo trong xương chậu. Đo trong xương chậu có thể biết được đường kính lớn nhỏ mấu xương chậu tương đối chính xác. Chủ yếu đo hai sợi dọc: tiếp hợp bên trong bình thường lớn hơn 12 cm, đường giữa gai đốt háng, bình thường khoảng 10 cm.

Lưu ý với thai phụ

Thai phụ mắc bệnh còi xương, chứng nhuyễn xương, lao khớp hông và thai phụ có vóc dáng nhỏ thấp thường kèm theo kích thước và hình dáng xương chậu khác thường dễ gây ra sinh khó, nên đặc biệt chú ý tăng cường kiểm tra trước khi sinh.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1148/xac-dinh-thong-so-xuong-chau-truoc-khi-sinh/feed/ 0