Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Mon, 22 May 2023 09:50:07 +0000 vi-VN hourly 1 50 điều kiêng kị của bà bầu khi mang thai http://kienthucsinhsan.vn/1655/50-dieu-kieng-ki-cua-ba-bau-khi-mang-thai/ http://kienthucsinhsan.vn/1655/50-dieu-kieng-ki-cua-ba-bau-khi-mang-thai/#respond Wed, 04 Jan 2012 03:13:09 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1655 Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bà bầu cần tránh: đi xe đạp lâu, đi giày cao gót, cảm cúm, ăn thiên lệch, ăn nhiều đường.

50 điều kiêng kị của bà bầu khi mang thai 1

  1. Bệnh nhiễm độc khi mang thai còn gọi là hội chứng cao huyết áp khi mang thai, có thể dẫn đến tình huống bất ngờ: như cuống rốn rụng sớm, xuất huyết não, suy thận cấp tính… Vì thế, phụ nữ mang thai mắc bệnh nhiễm độc khi mang thai ở tình trạng nghiêm trọng thì cần được bác sĩ theo dõi ngặt nghèo
  2. Cần hạn chế sinh hoạt tình dục, phòng gây nguy hiểm cho thai nhi
  3. Cần phòng tránh bệnh cảm cúm, vì nó có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non hoặc thai lưu, làm cho thai nhi có các dị dạng khác nhau
  4. Cần phòng tránh lây nhiễm bệnh sởi
  5. Cần phòng tránh lây nhiễm đường tiết niệu, vì lây nhiễm đường tiết niệu sẽ dẫn đến đẻ non, sảy thai, thai nhi phát triển không tốt
  6. Cần tránh các thương tích bên ngoài
  7. Để bảo vệ an toàn cho bé, chống đẻ non, sảy thai, bà bầu không nên đi xe đạp lâu
  8. Đối với phụ nữ mắc bệnh ung thư phổi, trước khi hoàn toàn khống chế được bệnh tật thì không nên mang thai, vì tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai có khối u ở phổi tương đối cao
  9. Khi đi ngủ không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng về bên trái
  10. Không chơi với động vật, đặc biệt là chó, mèo, tránh lây nhiễm giun, sán
  11. Không được hút thuốc lá
  12. Không được lạm dụng thuốc, đặc biệt là loại kháng sinh có hại cho thai và những loại thuốc khác ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi qua cuống rốn
  13. Không được tham gia các hoạt động thể thao mạnh, tránh sảy thai
  14. Không được tự ý nạo thai, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng
  15. Không nên ăn nhiều đường, vì ăn nhiều đường sẽ dẫn đến bệnh đái đường và thai nhi quá to, làm tăng thêm sự nặng nề của người mẹ, dẫn đến khó sinh con
  16. Không nên chen lẫn ở chỗ đông người như: lên xe buýt, lễ hội
  17. Không nên đi bơi ở bể bởi công cộng để chống lây nhiễm các bệnh
  18. Không nên đi du lịch
  19. Không nên đi giầy cao gót
  20. Không nên đi máy bay lâu
  21. Không nên giấu tuổi thai nhi, tránh việc dự tính sai ngày sinh nở và có thể xảy ra sự cố
  22. Không nên làm công việc phải đứng lâu
  23. Không nên lạm dụng abumin hình cầu C
  24. Không nên lạm dụng các loại vitamin
  25. Không nên lạm dụng dầu cá và viên canxi
  26. Không nên sử dụng thuốc nhuộm tóc
  27. Không nên tắm bằng bồn tắm
  28. Không nên tắm nước lạnh
  29. Không nên tắm nước nóng lâu
  30. Không nên thắt bụng, không được nịt chặt vú
  31. Không nên thường xuyên xoa bóp đầu vú, tránh kích thích đầu vú, gây ra co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai
  32. Không nên tùy tiện tiến hành mổ đẻ
  33. Không nên uống chè đặc và cà phê
  34. Không nên uống rượu, vì cồn có thể làm cho nhiễm sắc thể của thai nhi biến dạng, có thể làm cho thai nhi có dị dạng hoặc trí óc phát triển không tốt, cũng có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai nhi chết
  35. Không nên xem ti vi trong thời gian dài
  36. Những phụ nữ quá béo không nên hạn chế ăn, tránh mắc bệnh đường huyết thấp, dẫn đến thai nhi trong bụng phát triển chậm
  37. Phụ nữ mắc bệnh viêm thận thì không nên mang thai
  38. Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu hoặc giang mai thì cần được phát hiện kịp thời và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ
  39. Phụ nữ mang thai mắc bệnh mụn nhọt lốm đốm thì cần đi khám và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  40. Phụ nữ mang thai mắc bệnh vàng da, vàng mắt thì cần đi khám ngay và thực hiện một cách nghiêm ngặt những lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
  41. Tránh ăn thiên lệch các thức ăn để phòng ngừa sự thiếu hụt hoặc không đủ một chất dinh dưỡng nào đó
  42. Tránh bị bỏng, vì nếu bị bỏng có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai nhi phát triển không đều, thậm chí là bị dị dạng
  43. Tránh bị chấn động, va chạm mạnh
  44. Tránh bị trúng độc khí ga (oxit cácbon)
  45. Tránh để cân nặng tăng quá nhanh
  46. Tránh để cơ thể quá mệt mỏi
  47. Tránh táo bón
  48. Tránh thiếu hụt nguyên tố vi lượng
  49. Tránh tiếp xúc với tia X quang và chất phóng xạ
  50. Tránh xa sự kích thích của tiếng ồn

Câu hỏi khác:

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1655/50-dieu-kieng-ki-cua-ba-bau-khi-mang-thai/feed/ 0
8 loại thực phẩm không nên ăn khi mang thai http://kienthucsinhsan.vn/1644/8-loai-thuc-pham-khong-nen-an-khi-mang-thai/ http://kienthucsinhsan.vn/1644/8-loai-thuc-pham-khong-nen-an-khi-mang-thai/#respond Wed, 04 Jan 2012 01:21:10 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1644 Bên cạnh một số trái cây, đồ uống như rượu bia, đu đủ xanh… còn rất nhiều loại thực phẩm khác thai phụ nên cẩn trọng khi ăn uống. Dưới đây là 8 loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng liệt kê vào danh sánh thực phẩm bà bầu cần kiêng kị:

1. Phomat

Phomat là thực phẩm thự sự không an toàn cho bà bầu. Các loại phomat nên tránh trong thời kì bầu bí bao gồm: phomat camembe, phomat rôcơpho, phomat feta, phomat gorgonzola và các loại phomat có nguồn gốc từ Mehico. Trong thành phần của các loại phomat này có chứa các loại vi khuẩn có thể gây sảy thai ở bà bầu. Bạn chỉ nên ăn các loại phomat được chế biến từ các loại sữa tươi tiệt trùng.

2. Thực phẩm chưa qua khử độc

Trong thời gian bầu bí, bạn cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất có trong hoa quả cũng như các loại rau nhưng không phải vì thế mà bạn xem nhẹ việc vệ sinh các loại thực phẩm này. Để an toàn cho cả mẹ và bé, trước khi sử các loại hoa quả, bạn cần cho chúng qua máy khử độc để loại bỏ hết những cặn bẩn và chất độc từ vỏ thực phẩm.

3. Thịt tái, sống

3. Thịt tái, sống 1

Trong tất cả các loại thịt sống bao gồm thịt lợn, bò, gia cầm… đều có chứa các loại vi khuẩn coliform, toxoplasmosis, và salmonella… rất có hại cho bà bầu. Lời khuyên từ các chuyên gia là trong thời gian mang bầu bạn đặc biệt không nên ăn bất kì loại thịt đang còn sống hoặc tái chín.

4. Gan động vật

Gan động vật giàu sắt và vitamin A. Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai. Ngoài ra, gan làbộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật. Một số chất độc đó khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu tới phụ nữ mang thai và thai nhi.

5. Thức ăn xông khói, nướng

Các thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ tán phát ra một loại chất độc làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Chất độc này có thể gây ra ung thư. Cứ mỗi kg cá xông và thịt nướng có tới mấy chục mg chất độc này, cứ mỗi kg bánh thịt nướng có 79 mg chất độc.

6. Trứng sống

Nếu salad caesar là món khoái khẩu của bạn thì bạn phải kiểm tra lại thành phần trong món ăn trước khi sử dụng. Thông thường, salad caesar được làm với trứng sống – một thành phần vô cùng có hại cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, đối với tất cả những món ăn được làm với trứng sống, bạn cần tránh xa.

7. Quẩy

Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, mà phèn chua chứa nhôm – một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500 g bột mì phải dùng 15 g phèn chua. Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3 g phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.

8. Đồ biển

Nếu gia đình bạn đang có một kì nghỉ thú vị và thưởng thức những món ăn đặc sản biển, bạn cần phải cân nhắc trước khi thưởng thức để đảm bảo an toàn nhất cho em bé trong bụng. Đối với các loại hải sản như nghêu, sò, ốc… dù được chế biến rất kỹ lưỡng thì nguy cơ nhiễm khuẩn từ tảo biển trong đó vẫn có thể xảy ra. Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn chỉ nên ăn ở một mức độ nhất định, không nên ăn quá nhiều.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1644/8-loai-thuc-pham-khong-nen-an-khi-mang-thai/feed/ 0
10 điều kiêng cữ để tránh sảy thai http://kienthucsinhsan.vn/1538/10-dieu-kieng-cu-de-tranh-say-thai/ http://kienthucsinhsan.vn/1538/10-dieu-kieng-cu-de-tranh-say-thai/#respond Fri, 23 Dec 2011 09:31:20 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1538 Làm thế nào để hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai là điều mà tất cả mẹ bầu đều quan tâm? Dưới đây chúng tôi xin mách các bạn những “chiêu” nhỏ để hạn chế nguy cơ bị sảy thai. Thực hiện đúng 10 điều này, nguy cơ sảy thai sẽ giảm đáng kể cho bạn.

1. Không hút thuốc

1. Không hút thuốc 1

Hút thuốc luôn gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người nói chung và đôí với thai phụ nói riêng. Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, hút thuốc chính là nguy cơ hàng đầu khiến bạn dễ bị sảy thai.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ hút nhiều hơn 14 điếu thuốc mỗi ngày sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao gấp 2 lần. Nguy cơ sảy thai sẽ tỷ lệ thuận với số điếu thuốc lá mà thai phụ thu nạp vào trong cơ thể.

2. Không đồ uống có chứa caffeine

2. Không đồ uống có chứa caffeine 1

Các minh chứng khoa học đã chỉ ra rằng việc sử dụng các loại đồ uống có cồn 2 lần/tuần sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai gấp 3 lần so với bình thường.

Tương tự như vậy nếu phụ nữ trong giai đoạn mang thai, thai phụ thu nạp một lượng lớn cafein (nhiều hơn 4 cốc mỗi ngày) cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai.

3. Không tiếp xúc chất phóng xạ và những độc tố

Việc để cho cơ thể nhiễm phải những chất phóng xạ hay những độc tố gây hại cho sức khoẻ, sẽ khiến bà bầu phải “đối mặt” với nguy cơ cao bị sảy thai. Những chất độc đầu bảng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé là Asen, chì, formaldehit, benzen, và độc tố ethylen.

4. Tránh sự tăng nhiệt quá nhanh

Làm việc căng thẳng trong điều kiện thời tiết quá nóng sẽ khiến cho bà bầu dễ bị ngất và choáng. Bởi lẽ trong thời điểm mang thai, nhất là trong 12 tuần đầu mang thai, nhiệt độ trong cơ thể người phụ nữ có những lúc có thể tăng lên và dao động ở khoảng 38,5o C, cộng thêm với nhiệt độ bên ngoài tăng sẽ làm tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi.

5. Tránh các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm

Những loại bệnh viêm nhiễm nguy hiểm hàng đầu như viêm gan B, HIV/AIDS, cảm cúm, rubella chính là những “kẻ thù” hàng đầu không chỉ gây nên những dị tật bẩm sinh mà còn khiến cho thai nhi sau khi sinh ra sẽ chỉ sống được một thời gian ngắn.

Các chuyên gia khuyên bạn nếu trong giai đoạn mang thai phải làm việc ở những nơi công cộng, bệnh viện, làm những nhiệm vụ nguy hiểm, tiếp xúc với động vật… cần phải đeo găng tay và các thiết bị bảo hộ để tránh để vi rút,vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể.

6. Không chụp X-quang và siêu âm quá nhiều

6. Không chụp X-quang và siêu âm quá nhiều 1

Siêu âm thường được thực hiện ở giai đoạn mang thai đầu tiên để đảm bảo thai nhi đang phát triển tốt và xác định nhịp tim đầu tiên. Bạn không nên tự ý đi siêu âm quá nhiều và kiên nhẫn đến thời gian hẹn siêu âm của bác sĩ lần 2 và lần 3.

7. Không tự ý dùng thuốc

Việc sử dụng thuốc có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai. Bởi vậy nên các bà bầu cần đặc biệt thận trọng mỗi khi sử dụng thuốc.

An toàn hơn cả là bạn nên hỏi và thực hiện theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước mỗi khi muốn dùng bất cứ một loại thuốc nào, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc theo ý kiến cá nhân hay những lời mách bảo.

8. Không sử dụng rượu

8. Không sử dụng rượu 1

Chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng tỏ rượu an toàn với phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu khi tất cả các bộ phận quan trọng của bé đang hình thành.

9. Không vận động mạnh và nguy hiểm

Khi đang mang bầu bạn không nên tham gia vào những trò chơi hay những môn thể thao vận động mạnh, mạo hiểm như trượt tuyết, leo núi… Những môn thể thao càng nguy hiểm càng dễ khiến bạn bị thương và điều này đặc biệt nguy hại đến sức khoẻ của thai nhi nhất là trong giai đoạn thứ 2 khi mang bầu.

Luyện tập luôn đem lại những ích lợi với sức khoẻ chúng ta và đối với thai phụ cũng vậy. Tuy nhiên để tránh sảy thai bạn cần phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn môn thể thao thích hợp. Theo các chuyên gia môn thể thao thích hợp nhất với thai phụ là yoga và đi bộ.

10. Tránh những cú sốc về mặt tinh thần

Việc phải chịu đựng những cú sốc về mặt tinh thần, thay đổi áp suất hay những biến đổi lớn trong cuộc sống sẽ khiến cho thai phụ dễ bị xảy thai và tăng nguy cơ sinh sớm. Ví như việc đi máy bay làm thay đổi áp suất hay bơi lặn dưới đáy biển sâu sẽ làm cho cơ thể thai phụ bị thiếu hụt hàm lượng oxy, tăng nguy cơ bị sảy thai và thậm chí là thai chết lưu.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1538/10-dieu-kieng-cu-de-tranh-say-thai/feed/ 0
Một số món nên kiêng khi ốm nghén http://kienthucsinhsan.vn/1466/mot-so-mon-nen-kieng-khi-om-nghen/ http://kienthucsinhsan.vn/1466/mot-so-mon-nen-kieng-khi-om-nghen/#respond Tue, 20 Dec 2011 09:11:00 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1466 Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, có đến 90% phụ nữ trong giai đoạn mang thai phải chịu đựng cảm giác khó chịu do ốm nghén hoành hành. Ốm nghén diễn ra phổ biến trong ba tháng đầu thai kì và không có loại thuốc đặc trị để chữa khỏi. Tuy nhiên, thay đổi chế độ ăn hàng ngày cũng giúp các mẹ bầu hạn chế phần lớn những cơn ói, nôn.

Một số món nên kiêng khi ốm nghén 1

Dưới đây là những loại thực phẩm bà bầu nên tránh khi ốm nghén:

Khoai tây chiên

Khoai tây chiên 1

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Mayo, các loại thực phẩm béo ngậy như khoai tây chiên có thể ảnh hưởng đến dạ dày bạn, gây cảm giác buồn nôn. Thực phẩm nhiều mỡ thường rất khó tiêu hóa, làm mất nhiều thời gian di chuyển qua hệ tiêu hóa xuống dạ dày càng làm bạn có cảm giác buồn nôn.

Ford-Martin và Aron còn cho biết thêm rằng, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ thường có mùi nặng, hay gây nôn, ói. Bên cạnh koai tây chiêm, bà bầu trong thời gian ốm nghén cũng không nên ăn những loại bánh nhiều mỡ như bánh mì kẹp thịt, bánh hành tây…

Gia vị cay, hạt tiêu

Gia vị cay, hạt tiêu 1

Gia vị cay, hạt tiêu là một trong những thủ phạm hàng đầu gây chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai, theo nghiên cứu của hai tiến sĩ Paula Ford-Martin và Elisabeth A. Aron – tác giả cuốn sách “những điều cần biết về mang thai”. Hạt tiêu được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm ăn sẵn bao gồm cả nước sốt salsa và nước tương. Những thực phẩm này còn là thủ phạm hàng đầu gây bệnh dạ dày nếu ăn chúng với mức độ nhiều và liên tục.

Ford-Martin và Aron khuyên bạn nên trung thành với một số loại thức ăn tự nhiên như cà chua, rau hơn là sử dụng salsa và nước tương trong thời kì ốm nghén. Tỏi và hành tây là những loại thực phẩm có thể bổ sung được gia vị cay và giúp bạn giảm bớt triệu chứng buồn nôn khi ốm nghén.

Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo 1

Kem pho mát có nhiều chất béo, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nôn ói ở bà bầu thời kì ốm nghén. Theo các bác sĩ đại học Mayo, thực phẩm giàu chất béo là nguyên nhân chủ yếu làm phức tạp thêm căn bệnh ốm nghén vì vậy, bà bầu nên tránh những loại thực phẩm này trong suốt ba tháng đầu mang thai. Loại thực phẩm này mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa trong dạ dày của bạn làm bạn càng có cảm giác khó chịu.

Bà bầu nên tránh những loại thực phẩm giàu chất béo như bánh bơ đậu phộng, váng sữa, sữa nguyên pho mát… để giảm bớt triệu chứng ốm nghén. Bạn có thể bổ sung thêm các dạng thực phẩm giàu chất xơ vào cơ thể như bánh quy khô, bánh mì nướng, ngũ cốc… để giảm triệu chứng buồn nôn.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1466/mot-so-mon-nen-kieng-khi-om-nghen/feed/ 0
Rượu gây biến chứng nguy hiểm tới thai nhi http://kienthucsinhsan.vn/1210/ruou-gay-bien-chung-nguy-hiem-toi-thai-nhi/ http://kienthucsinhsan.vn/1210/ruou-gay-bien-chung-nguy-hiem-toi-thai-nhi/#respond Wed, 30 Nov 2011 07:39:48 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1210 Rượu là một chất độc hại có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm với thai nhi nếu người mẹ khi mang thai sử dụng rượu hoặc người cha sử dụng rượu trong thời gian trước khi thụ thai diễn ra.

Thai nhi tiếp nhận rượu khi mẹ uống như thế nào?

Khi mang thai người mẹ uống bao nhiêu rượu thì con cũng uống bấy nhiêu, vì rượu theo máu lưu chuyển sang con với cùng nồng độ. Nếu trong máu mẹ có mức rượu là 0.3% thì ở thai nhi cũng là 0.3%. Nhưng, nhờ cơ thể to lớn hơn với các chức năng hoàn hảo của lá gan nên người mẹ phân hủy rượu nhanh chóng hơn so với thai nhi. Vì thế, nếu người mẹ say rượu chỉ trong vài giờ thì thai nhi vẫn còn tiếp tục “li bì” đến vài ngày. Uống say khướt trong thời gian ngắn lại càng nguy hại hơn là uống lai rai kéo dài trong nhiều năm.

Thai nhi tiếp nhận rượu khi mẹ uống như thế nào? 1

Càng ngày càng có nhiều chứng minh chắc chắn rằng, tác hại của rượu lên thai nhi tùy thuộc vào số lượng: uống nhiều, hại nhiều. Vì thế, nhiều người dễ dàng đi đến kết luận là uống ít, hại ít. Nhưng ý kiến chung của các giới chức y tế vẫn là: khi người mẹ mang thai thì không có một liều lượng nào có thể xem là an toàn cho thai nhi cả. Đặc biệt chỉ cần có một đôi lần uống say mềm cũng đã quá đủ để gây hại nghiêm trọng cho thai nhi.

Tác hại của rượu

Sau khi uống, chất rượu ethanol được chuyển thành acetaldehyde, gây độc hại lên tế bào thai nhi. Các nhà chuyên môn đã đưa ra một số giải thích ảnh hưởng này như sau:

  • Rượu tương tác với chất prostaglandin, một chất có liên hệ rất nhiều tới sự tăng trưởng và các chức năng của thai nhi.
  • Rượu làm giảm sự lưu thông máu từ mẹ qua con, do đó chất dinh dưỡng, dưỡng khí giảm và tế bào thai nhi bị suy yếu, kém tăng trưởng.
  • Rượu cũng có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ khoáng chất kẽm và magnesium, hoặc làm thay đổi các yếu tố (enzymes), lượng kích thích tố như corticosteroid, kích thích tố tăng trưởng. Mỗi người, mỗi chủng tộc có những enzyme khác nhau để phân hủy rượu, nên ảnh hưởng của rượu thay đổi tùy người và tùy giống nòi.
  • Rượu làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào, đưa đến thay đổi hình dạng, kích thước, làm chậm tăng trưởng và chậm phân bào. Mọi tế bào đều bị ảnh hưởng, nhất là tế bào thần kinh vào giai đoạn đầu của thời kỳ có thai.
  • Rượu cũng giảm khả năng tổng hợp các chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh cho nên các hoạt động trí não bị ảnh hưởng rất nặng.
  • Rượu cũng gây nhiều tác hại cho chính bản thân những người mẹ nghiện rượu trong thời gian mang thai. Họ dễ bị băng huyết, nhau tách sớm, sẩy thai…

Tác hại lâu dài

Tác hại lâu dài 1

Tác hại của rượu lên thai nhi không chỉ trong một thời gian ngắn, mà còn kéo dài hầu như mãi mãi về sau. Tùy theo độ tuổi của đứa trẻ khi lớn lên, các tác hại này có những biểu hiện khác nhau:

  • Các em có tiếng nói lơ lớ, âm thanh nằm lại trong cuống họng, đều đều, cứng nhắc, phát âm không rõ dù ý nghĩa và nội dung bình thường.
  • Thời gian phản ứng chậm, kém tập trung; không phân biệt được mầu sắc; khó nhớ tên người và sự vật; kém phán xét, không biết hậu quả hành động của mình; không ý thức được tương lai; không phân biệt khen chê, ơn nghĩa; kém phối hợp các hành động.
  • Khi tuổi còn thơ, trẻ hay bồn chồn, dễ kích thích, ăn ngủ khó khăn, chậm lớn, chậm phát triển, cử động không nhịp nhàng, trẻ ngang ngược, hay đòi hỏi và gây bực mình cho người khác. Lớn lên các em thích cô đơn, bất cần đời, không chơi với ai, không nghe ai, lười biếng, thụ động, buồn vô cớ, ăn cắp vặt, xâm phạm tình dục, lạm dụng rượu.
  • Hầu hết các em có chỉ số thông minh (IQ) thấp, khoảng 68 so với chỉ số bình thường là 100. Khả năng đọc, hiểu và khả năng toán học phát triển không đồng đều và cả hai đều chậm chạp. Về phương diện giáo dục, mặc dù vẫn “có thể dạy dỗ được”, nhưng 90% các em kém khả năng tiếp thu và diễn tả ngôn ngữ, 95% không học biết được cách sử dụng tiền. Vào tuổi đi học thì trẻ không thể tập trung sự chú ý, quá hoạt động, học hỏi chậm, kém tiếp thu, hành động không tự chủ.
  • Khi lớn lên, trẻ kém trí nhớ, kém suy luận, nhận xét, không biết cách sử dụng tiền bạc, không biết hậu quả việc làm, có hành động dục tính không hợp lý, nghiện rượu và thuốc cấm, có vấn đề trong hành vi, cư xử…

Hội chứng này là một tàn tật vĩnh viễn, vì không thể chữa trị dứt cũng như cơ thể trẻ không thể tự vượt qua khi lớn lên như một số bệnh tật khác. Lý do là vì tế bào thần kinh hư hỏng không phục hồi được. Nhiều tế bào thần kinh không phát triển, không tăng trưởng, bỏ trống, thiếu giây thần kinh nối kết nên các chức năng bị rối loạn. Đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe nạn nhân cũng như có nhiều hậu quả xấu cho cả gia đình và xã hội.

Dấu hiệu của khuyết tật

Một hội nghị vào năm 1980 của các chuyên gia về Hội Chứng Alcohol Fetal Syndrome đã đề nghị là để định bệnh, phải có một trong các dấu hiệu của ba loại sau đây:

  1. Chậm tăng trưởng trước và sau khi sinh với thiếu cân, thiếu chiều cao, đầu nhỏ so với tuổi.
  2. Rối loạn về hệ thần kinh trung ương với các dấu hiệu bất bình thường các chức năng thần kinh, chậm phát triển về hành vi có hoặc có hư hao trí tuệ.
  3. Có ít nhất hai dấu hiệu bất thường về đầu – mặt như đầu nhỏ, mắt ti hí, mép trên rộng, môi trên mỏng, mũi ngắn, gò má dẹp.
]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1210/ruou-gay-bien-chung-nguy-hiem-toi-thai-nhi/feed/ 0