Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Wed, 04 Jan 2012 09:25:36 +0000 vi-VN hourly 1 Các bước khi đi khám hiếm muộn http://kienthucsinhsan.vn/1632/cac-buoc-khi-di-kham-hiem-muon/ http://kienthucsinhsan.vn/1632/cac-buoc-khi-di-kham-hiem-muon/#respond Thu, 29 Dec 2011 02:57:33 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1632 Nếu mong con trong một thời gian từ 6 tháng – 1 năm, mà vẫn chưa có kết quả, vợ chồng bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được làm xét nghiệm, khám, tư vấn và điều trị phù hợp.

Các bước khi đi khám hiếm muộn 1

Hỏi bệnh

Lần đầu tiên khi gặp một bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn, họ sẽ hỏi bạn về tiền sử và các dấu hiệu thực thể. Các câu hỏi của bác sĩ có thể bao gồm nhiều vấn đề, đa dạng.

  • Đối với cả hai vợ chồng: tần suất quan hệ, có gặp trục trặc gì trong quá trình quan hệ không (xuất tinh sớm) và quan hệ có đúng thời gian rụng trứng hay không?…
  • Người vợ được hỏi về: tuổi, thời gian mong muốn có thai, kinh nguyệt đều hay không đều, chu kỳ kinh, trong thời gian hành kinh có đau bụng hay không, tiền sử những lần có thai trước đó, các biện pháp ngừa thai đã áp dụng, có mắc bệnh lý sản phụ khoa trước đó hay không?
  • Người chồng được hỏi về : tình trạng sức khỏe chung, tiền sử bệnh tật trước đây, phẫu thuật hoặc những chấn thương tinh hoàn, bệnh quai bị (đặc biệt sau tuổi dậy thì) có thể làm giảm sản xuất tinh trùng. Nếu bạn có đau ở tinh hoàn hay có bệnh lây truyền qua đường tình dục trước đó, cần nói cho bác sĩ biết, vì đó là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn ống dẫn tinh. Các thói quen của chồng như hút thuốc lá, uống rượu, vì những chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người chồng…

Khám lâm sàng

Khám phụ khoa

Bác sĩ sẽ khám cơ quan sinh dục ngoài, tìm xem có dấu hiệu nào về biến động của nội tiết hay viêm nhiễm. Một dụng cụ khám gọi là mỏ vịt được đưa nhẹ nhàng vào âm đạo. Dụng cụ này cho phép bác sĩ quan sát được cổ tử cung, thành âm đạo. Nếu bệnh nhân chưa làm phết tế bào âm đạo cổ tử cung thì bác sĩ sẽ dùng một que gỗ quệt nhẹ lên cổ tử cung sau đó phết lên phiến kính để đọc dưới kính hiển vi tìm tế bào viêm hoặc bất thường.
Sau khi rút mỏ vịt ra, bác sĩ đưa ngón tay trỏ và ngón tay giữa có mang găng vào trong âm đạo, và bàn tay kia để trên thành bụng dưới. Khi di động cả hai tay bác sĩ sẽ cảm thấy hình dạng, kích thước, vị trí, độ di động của tử cung và cũng có thể khám được buồng trứng hoặc xem có khối bất thường nào trong vùng chậu hay không?

Khám nam khoa

Chủ yếu là khám tinh hoàn, đặc biệt chú ý về kích thước, mật độ, có khối bất thường nào trên tinh hoàn hay không, có giãn tĩnh mạch thừng tinh không. Ngoài ra còn khám dương vật xem có dấu hiệu nhiễm trùng, niệu đạo có ở vị trí bình thường hay không?

Các xét nghiệm cận lâm sàng

Đối với người vợ

FSH
FSH là một nội tiết tố được sản xuất ở tuyến yên, chịu trách nhiệm cho sự phát triển nang noãn ở người phụ nữ cũng như tinh trùng ở nam giới. FSH thường được đo vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh.
Estradiol (E2)
E2 được tiết ra bởi những nang noãn phát triển. E2 có rất nhiều tác dụng và chịu trách nhiệm chính cho quá trình kích thích nội mạc tử cung phát triển.
Progesterone
Là một nội tiết tố do hoàng thể tiết ra sau khi rụng trứng. Đo nồng độ progesterone để xác định có phóng noãn hay không dù là phóng noãn tự nhiên hay do sử dụng thuốc. Đối với phụ nữ kinh nguyệt đều, thường chỉ định đo vào 1 tuần sau khi phóng noãn, nghĩa là ngày thứ 21 của chu ký kinh.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể cho xét nghiệm một số nội tiết tố khác để đánh giá các bất thường về nội tiết khác có liên quan đến tình trạng hiếm muộn.
Siêu âm đếm nang noãn thứ cấp
Thường được thực hiện vào những ngày đầu của chu kỳ kinh. Ở người bình thường thì 2 buồng trứng có khoảng 5-8 nang noãn. Nếu siêu âm thấy dưới 5 nang noãn ở hai buồng trứng, chứng tỏ có giảm dự trữ buồng trứng, nghĩa là chức năng của buồng trứng suy giảm.
Chụp phim X-quang tử cung vòi trứng (HSG)
Chụp HSG là sử dụng thuốc cản quang bơm vào buồng tử cung thông qua cổ tử cung, thuốc sẽ chảy qua vòi trứng vào vùng chậu. Chụp HSG cung cấp cho bác sĩ biết về hình dạng buồng tử cung và tình trạng của vòi trứng. Chụp HSG thường được thực hiện vào ngày 5 cho tới ngày 10 của chu kỳ kinh, nghĩa là sau khi sạch kinh.

Đối với người chồng

Tinh dịch đồ
Tinh dịch đồ là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất và không thể thiếu khi thăm khám một cặp vợ chồng vô sinh. Thông qua tinh dịch đồ, người ta có thể đánh giá sơ bộ khả năng sinh của người chồng, hướng tới những xét nghiệm cần làm tiếp theo và đưa ra phương cách điều trị.
Để thu được mẫu tinh trùng tốt nhất và phản ánh đúng nhất chất lượng tinh trùng, cần tuân theo các hướng dẫn cụ thể sau:

  • Thời gian kiêng quan hệ là từ 2 – 5 ngày trước khi lấy tinh trùng.
  • Trước khi lấy tinh trùng cần chuẩn bị tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Khi đến bệnh viện bạn sẽ được nhận 1 lọ vô trùng đặc biệt để đựng tinh trùng
  • Chú ý đi tiểu, rửa tay, và vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước khi lấy tinh trùng.
  • Lấy tinh trùng tại phòng lấy tinh trùng của khoa: thực hiện bằng tay theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Không dùng biện pháp giao hợp gián đoạn vì có thể gây thất thoát và nhiễm bẩn tinh trùng.

Tinh dịch đồ bao gồm nhiều chỉ số khác nhau. Các chỉ số quan trọng bao gồm mật độ tinh trùng trong 1 ml tinh dịch, tỉ lệ hình dạng bình thường và độ di động của tinh trùng.
Ngoài ra, tùy theo các kết quả khám và xét nghiệm ban đầu, bác sĩ có thể cho bạn thực hiện một số các xét nghiệm hoặc thủ thuật khác nhằm giúp chẩn đoán nguyên nhân hiếm muộn.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1632/cac-buoc-khi-di-kham-hiem-muon/feed/ 0
Khi nào cần khám hiếm muộn? http://kienthucsinhsan.vn/277/khi-nao-can-kham-hiem-muon/ http://kienthucsinhsan.vn/277/khi-nao-can-kham-hiem-muon/#respond Fri, 21 Oct 2011 08:46:01 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=277 Nam giới khỏe mạnh thì hàng ngàn tinh trùng được tạo ra mỗi phút. Có khoảng 3 triệu tinh trùng ở đầu dương vật mỗi khi cương dương và chờ đợi để được phóng ra. Chỉ mất khoảng 90 giây để tinh trùng đến được cổ tử cung nhưng hành trình đi qua tử cung để đến vòi trứng và gặp được trứng thì phải mất từ 5 phút đến 1 giờ.

Để thụ tinh, chỉ cần một tinh trùng lọt vào bên trong trứng nhưng phải có đến 500 triệu tinh trùng tham gia vào cuộc đua tìm vận may này.

Khi nào cần khám hiếm muộn? 1

Sáu tháng chưa bầu: Không sao

Thường sau 1 năm chung sống và không dùng các biện pháp tránh thai mà không có dấu hiệu có thai thì nên đi gặp thầy thuốc. Những cặp vợ chồng đã quá tuổi 30 thường nóng lòng muốn có thai sớm nên sau 6 tháng ở với nhau mà chưa thấy gì thì đã muốn được chạy chữa.

Nhưng thường trong trường hợp này, các thầy thuốc vẫn trì hoãn đến sau 1 năm mới chữa vì thực tế chỉ có 25% số cặp vợ chồng thụ thai ngay trong tháng đầu tiên chung sống, 60% phải mất 6 tháng, 80% sẽ có thai trong vòng 1 năm. Thầy thuốc chỉ coi tỉ lệ 20% không có thai sau 12 tháng mới là hiếm muộn.

Những người đi khám hiếm muộn thường được chỉ định làm tinh dịch đồ để biết chất lượng tinh dịch thế nào. Vì thiếu hiểu biết nên nhiều người khi nghe kết quả tinh dịch đồ của mình không hoàn hảo thì rất hoang mang. Thực ra trong điều trị hiếm muộn, tinh dịch đồ chưa hoàn hảo cũng chưa phải là đã hết cách.

Rất cần kiểm soát stress

Muốn khả năng sinh sản không bị ảnh hưởng thì phải lưu ý về dinh dưỡng và lối sống. Cụ thể: Không dùng quá nhiều vitamin hay giảm ăn đột ngột; chế độ ăn cần cân đối giữa lượng đường, mỡ, đạm, tinh bột, muối khoáng, chất xơ; thức ăn giàu chất kẽm, folic acid, vitamin C và cả L-carnitine. Nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, kể cả nước chè xanh, để loại trừ các chất độc, giúp các cơ quan trong cơ thể luôn hoạt động tốt.

Nam giới kiểm soát stress kém có thể là nguyên nhân giảm khả năng sinh sản. Cần giữ cho tinh hoàn mát bằng cách mặc đồ lót bằng vải, tránh sợi tổng hợp; thời tiết nóng, hoạt động thể thao làm tinh hoàn nóng hay đụng chạm nhiều đến tinh hoàn cũng đều không tốt. Với người nam có số lượng tinh trùng thấp, cần hạn chế giao hợp hằng ngày mà nên 2 ngày một lần trong thời gian vợ dễ có thai của chu kỳ kinh.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/277/khi-nao-can-kham-hiem-muon/feed/ 0