Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Wed, 27 May 2020 03:43:17 +0000 vi-VN hourly 1 Cách cho con bú sữa mẹ http://kienthucsinhsan.vn/2871/cho-con-bu/ http://kienthucsinhsan.vn/2871/cho-con-bu/#respond Tue, 19 Jun 2018 09:50:04 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2871  1

Cách cho con bú sữa mẹ

Trước khi cho con bú nên rửa sạch hai tay

Nên lựa cho mình một tư thế thoải mái, nằm hoặc ngồi. Nếu ngồi thì lựa chọn tư thế thoải mái trên một cái ghế, tốt nhất là ghế có tay vịn, phía sau có tấm lót đệm, độ cao thấp thích hợp để gác chân v..v.

Người mẹ ôm con vào lòng, để phần ngực và bụng của con áp vào phần ngực bụng của mẹ. Miệng môi của con với bầu vú mẹ giữ ở vị trí thẳng hàng.

Để con ngậm cả đầu vú và một phần quầng vú của mẹ. Khi cần thiết có thể dùng một tay nâng bầu vú, lấy ngón cái và ngón trỏ giúp trẻ dễ dàng ngậm bầu vú mẹ được sâu hơn.

Khi bầu vú mẹ căng cứng, con sẽ khó ngậm quầng vú. Mẹ có thể nặn sữa ra một ít trước để bầu vú mềm, con sẽ dễ bú hơn.

Khi con bú no rồi, con sẽ tự động nhả bầu vú ra. Nếu con ngủ thiếp đi nhưng chưa nhả bầu vú ra, mẹ có thể dùng ngón tay của một tay kia từ góc miệng của bé nhẹ nhàng đẩy xuống, để bé ngưng bú, rồi nhẹ nhàng kéo đầu vú ra.

Sau khi cho con bú xong, nếu con có tình trạng ợ hơi nôn sữa, thì nên bế con lên, vỗ nhẹ vào lưng, để con ợ ra không khí mà khi bú con đã nuốt vào. Vỗ lưng con hơn 10 phút vẫn không thấy con ợ hơi, thì không cần làm tiếp.

Xem thêm:

Làm thế nào để biết bé đã bú đủ lượng sữa

Dạ dày của bé kích cỡ như thế nào?

Dạ dày của trẻ sơ sinh sẽ tăng dần qua các giai đoạn:

Ngày thứ nhất: khoảng 5-7 c.c, cỡ như một trái nhãn, ngày đầu tiên dạ dày của trẻ sơ sinh không có tính đàn hồi, cho bé bú quá nhiều thì bé sẽ dễ bị nôn sữa ra ngoài .

Ngày thứ ba: khoảng 22-30c.c, cỡ như một trái vải.

Ngày thứ bảy: khoảng 45-60c.c, cỡ như một trái đào.

Làm thế nào xác định bé đã bú đủ lượng sữa

a. Xác định bé bú đủ chưa qua trọng lượng

– Sau khi sinh mấy ngày đầu thể trọng giảm xuống không quá 7-10%. Trong hai tuần sau đấy thì thể trọng bé sẽ trở lại như lúc mới sinh.

– 4 tháng đầu: 1 tuần tăng lên khoảng 150-210 gram.

– 4 đến 6 tháng: 1 tuần tăng khoảng 120-150 gram.

– Sau 6 tháng : 1 tuần tăng lên 60-120 gram.

– Thông thường từ 5 đến 6 tháng thì thể trọng sẽ nặng gấp đôi so với lúc mới sinh, khi được một tuổi thì thể trọng sẽ nặng hơn gấp 3 lần so với khi mới sinh.

b. Xác định bé bú đủ chưa qua lượng nước tiểu

– Khi sinh ra từ 1-5 ngày: tùy theo số ngày sau khi sinh, cứ mỗi ngày tăng thêm một miếng tã lót ướt nước tiểu.

– 5 ngày sau khi sinh: mỗi ngày từ 5 đến 6 miếng tã lót ướt đẫm nước tiểu (lượng nước tiểu khoảng 45c.c/ lần)

– 6 tuần sau khi sinh: mỗi ngày 4 đến 5 miếng tã lót ướt đẫm nước tiểu (lượng nước tiểu khoảng 100c.c/ lần), màu nước tiểu vàng nhạt.

c. Xác định bé bú đủ chưa qua việc đi tiêu

Sau 4 ngày, một ngày bé đi 3 đến 5 lần, cỡ khoảng một đồng xu và có màu vàng.

 

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2871/cho-con-bu/feed/ 0
Thành phần sữa mẹ trong sữa non, sữa già http://kienthucsinhsan.vn/2868/sua-me/ http://kienthucsinhsan.vn/2868/sua-me/#respond Tue, 19 Jun 2018 09:44:10 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2868  1

1. Những ích lợi của việc cho con bú bằng sữa mẹ

  1. Sữa mẹ tươi, thơm ngon, phù hợp với khẩu vị trẻ và rất rẻ, cho bé bú rất dễ dàng và tiện lợi.
  2. Bé dễ tiêu hóa, hấp thụ
  3. Trong năm đầu, bé không dễ bị bệnh về đường ruột vì sữa mẹ an toàn và cung cấp nhiều kháng thể cho bé.
  4. Bé it gặp hiện tượng bị dị ứng và các bệnh về đường hô hấp ,và da .
  5. Sữa mẹ có đầy đủ các chất cần thiết để cung cấp sự phát triển thích hợp cho não bộ của trẻ.
  6. Sữa mẹ giúp phòng ngừa sâu răng (mục xương răng), tăng sự hoạt động của khoang miệng, khiến cằm của trẻ dài và đẹp.
  7. Kiến lập một quan hệ tốt giữa mẹ và con.
  8. Thúc tiến việc co rút của tử cung.
  9. Tiêu hao nhiệt lượng, giúp giữ thân hình thon gọn.
  10. Giảm tỷ lệ bị mắc bệnh ung thư vú.

Xem thêm:

2. Thành phần sữa mẹ trong sữa non, sữa già

Thành phần sữa mẹ không phải cố định bất biến, tùy theo việc ăn uống của người mẹ thay đổi, thì sữa mẹ cũng có chút ít thay đổi.

Thỉnh thoảng, người mẹ phát hiện sau khi họ ăn một vài thứ không thường ăn, thì trẻ sơ sinh cũng tỏ ra bất an.

Nhưng đa phần các bà mẹ khi cho con bú, vẫn có thể tiếp tục giữ việc ăn uống vốn có của họ. Cho dù là các gia vị có mùi vị nồng, như tiêu, tỏi v..v, thông thường không ảnh hưởng đến chất lượng sữa, không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Sữa non

Sau khi sinh một vài ngày đầu, bầu vú người mẹ sẽ tiết ra sữa non, so với sữa tiết ra ở những ngày sau thì hơi vàng, đặc, và lượng sữa ít. Nhưng một trẻ sơ sinh chỉ cần một lượng sữa này cũng đủ để cho trẻ bú rồi. Sữa non chính là thức ăn quý giá mà trẻ sơ sinh cần trong những ngày đầu.

Sữa non chứa nhiều chất kháng thể và bạch huyết cầu hoạt tính, giống như cho trẻ chích một mũi thuốc phòng ngừa, bảo vệ bé chống lại những vi khuẩn và virus độc bệnh mà ngày sau sẽ gặp phải.

Sữa non đồng thời giàu nhân tố sinh trưởng, kích thích đường ruột chưa thành thục của trẻ phát triển. Nhân tố sinh trưởng này giúp đường ruột của trẻ chuẩn bị sẵn sàng tiêu hóa và hấp thụ sữa mẹ, đồng thời tránh hấp thụ những chất đạm chưa tiêu hóa.

Nếu bé sơ sinh trước khi bú sữa non đã tiếp cận với sữa bột hoặc các thức ăn khác, những thức ăn này sẽ phá hoại đường ruột gây ra việc dị ứng.

Sữa non là một loại thuốc gây tiêu chảy nhẹ, giúp bé thải ra phân thai, phòng ngừa được bệnh vàng da.

Sữa trưởng thành (Sữa già)

Sau khi sinh một đến hai tuần, lượng sữa mẹ sẽ tăng lên đáng kể, màu sữa và thành phần cũng thay đổi, nên gọi là “Sữa già”.

Sữa già trong hơn sữa bột, cho nên có một số bà mẹ lo lắng nó không đủ dinh dưỡng. Trên thực tế nó chứa đựng tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ cần khi sinh trưởng. Cho dù là trong bầu không khí nóng nực, trẻ vẫn nhận được tất cả lượng nước mà trẻ cần thông qua sữa mẹ.

 

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2868/sua-me/feed/ 0
5 nguyên nhân đau ngực khi cho con bú http://kienthucsinhsan.vn/1560/5-nguyen-nhan-dau-nguc-khi-cho-con-bu/ http://kienthucsinhsan.vn/1560/5-nguyen-nhan-dau-nguc-khi-cho-con-bu/#respond Tue, 27 Dec 2011 04:19:22 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1560 Rất nhiều bà mẹ, nhất là trường hợp sinh con lần đầu rơi vào hoàn cảnh ‘khóc dở, mếu dở’ vì quá đau ngực khi cho con bú. Một vài nguyên nhân dẫn đến đau ngực và những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu cơn đau và không sợ hãi mỗi lần bé “ti mẹ”.

5 nguyên nhân đau ngực khi cho con bú 1

1. Bé bú sai tư thế

  • Tình trạng: Cho bé bú sai tư thế dẫn đến việc bé bám ti mẹ không đúng, thường nhay mỗi đầu ti mẹ khiến mẹ cảm thấy đau tức ngực.
  • Giải pháp: Khi cho bé bú, tốt nhất bạn nên chọn tư thế ngồi thoải mái trên ghế. Nếu sức khỏe còn yếu, bạn có thể chọn kiểu nằm trên giường, với bé nằm bên cạnh. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tư thế này, bởi vì, việc bú nằm có thể khiến sữa từ khoang miệng tràn vào tai bé, gây nên chứng viêm tai giữa.

2. Căng sữa

  • Tình trạng: Sau sinh 2-5 ngày, phần nhiều người mẹ có cảm giác căng ngực, đi kèm những cơn đau nhẹ. Căng ngực có thể chuyển thành dạng căng sữa nếu bé không bú đủ hoặc người mẹ không tìm cách vắt sữa kịp thời. Khi đó, tuyến sữa sưng lên khiến bầu ngực của bạn có cảm giác cứng, vùng da xung quanh trở nên căng bóng, bạn có thể bị sốt nhẹ và xuất hiện cảm giác tê hoặc ngứa bàn tay.
  • Giải pháp: Người mẹ cần cho con bú ít nhất 8-12 lần/ngày. Có thể mặc áo ngực (kiểu thể thao hoặc kiểu dành cho người mẹ sau sinh) suốt 24 giờ trong ngày nếu bạn có cảm giác bầu ngực trở nên nặng nề. Đặt khăn sạch, ấm vừa đủ và ẩm lên trên cả hai vú khoảng 3-5 phút trước khi cho bú; hoặc dùng vòi nước ấm và để nước rất ấm chảy tràn từ hai vai xuống dưới ngực của mẹ. Làm ấm đều hai bên ngực sẽ giúp sữa chảy dễ dàng hơn. Sau đó, hãy xoa bóp hai vú theo hình tròn hướng về vùng có quầng và núm vú, giúp sữa chuyển xuống. Xoa bóp thêm bên dưới cánh tay nếu vùng này cứng và khó chịu. Ngoài ra, bạn cần làm cho ngực mềm hơn bằng cách dùng bàn tay ấn nhẹ hoặc vắt sữa. Massage đều ngực để làm mềm vùng thâm quầng, giúp bé thuận lợi hơn khi bú.

3. Ống dẫn sữa bị tắc

  • Tình trạng: Đôi khi sữa mẹ không được lưu thông tốt, do một ống dẫn sữa bị tắc.
  • Giải pháp: Hãy thử tắm vòi sen bằng nước ấm và nhẹ nhàng xoa bóp ngực. Bạn vẫn nên cho con bú ở bên vú bị tắc, đau.

4. Do lạnh

  • Tình trạng: Một số người mẹ có cảm giác nóng rát, đau nhói khi chuẩn bị kết thúc quá trình cho bé bú. Núm vú có màu hơi trắng, sau đó chuyển sang đỏ (hoặc màu xanh) trước khi quay lại với màu sắc bình thường. Đó có thể là nguyên nhân “ti mẹ” phản ứng với không khí lạnh ngoài trời, sau khi rời môi trường ấm áp là khoang miệng của bé. Hoặc dấu hiệu này còn do miệng của bé siết chặt núm vú mẹ, gây cản trở sự lưu thông máu ở khu vực này.
  • Giải pháp: Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng một chiếc khăn mềm, ấm chườm lên ngực sau khi cho bé bú. Cách này giúp núm vú được xoa dịu. Nếu dấu hiệu bị đau trở nên nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

5. Viêm ngực

  • Tình trạng: Viêm ngực có thể coi là một chứng bệnh nhẹ, gây ra do tắc ống dẫn sữa lâu.
  • Giải pháp: Để hạn chế cơn đau, nên dùng cách tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen, nhẹn nhàng xoa bóp ngực. Đồng thời, nên tiếp tục cho con bú bên vú bị viêm. Nếu cơn đau không giảm, nhất là khi bạn bị sốt hoặc ớn lạnh, bạn nên đi khám. Nhiều trường hợp, viêm ngực cần được điều trị bằng kháng sinh.
]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1560/5-nguyen-nhan-dau-nguc-khi-cho-con-bu/feed/ 0