Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Wed, 27 May 2020 03:43:37 +0000 vi-VN hourly 1 Táo bón ra máu ở mẹ bầu có sao không? http://kienthucsinhsan.vn/2806/tao-bon-ra-mau-o-me-bau-co-sao-khong/ http://kienthucsinhsan.vn/2806/tao-bon-ra-mau-o-me-bau-co-sao-khong/#respond Mon, 31 Jul 2017 01:30:47 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2806 Táo bón là triệu chứng thường gặp khi phụ nữ mang bầu. Nếu không biết cách phòng chống và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những vấn đề khác gây nên hiện tượng mang thai bị táo bón ra máu. 

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị táo bón ra máu

Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ hình thành khi các mạch máu quanh trực tràng bị sưng lên, gây đau đớn trong vài tháng cuối của thai kỳ và sau khi sinh. Khi bà bầu bị táo bón, sẽ tạo thêm áp lực lên các mạch máu, khiến búi trĩ lớn hơn, có thể dẫn đến bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu. Điều này thường đi kèm với đau đớn và khó chịu.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Các vết nứt hậu môn (Anal Fissures)

Đây là các vết nứt màu đỏ, hình thành trên vùng da quanh trực tràng. Khi bị táo bón, bà bầu thường cố gắng rặn để đẩy khối phân cứng và khô ra ngoài. Kết quả là các vết nứt hậu môn xuất hiện. Nếu mẹ bầu vẫn cố gắng rặn nhiều lần, vết nứt hậu môn có thể lan rộng và thấy máu xuất hiện trong phân. Các vết nứt hậu môn này gây rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Vết rách hậu môn (Anal Tears)

Vết rách hậu môn chỉ xảy ra nếu bạn đang có vết nứt hậu môn. Khi bà bầu vẫn còn táo bón, quá trình đi tiêu sẽ gây áp lực lên các vết nứt hậu môn. Kết quả là vết nứt hậu môn trở nên to hơn và có thể dẫn đến các vết rách lớn ở vùng trực tràng, giống hình dạng giọt nước mắt. Lúc này, hiện tượng bà bầu táo bón đi ngoài ra máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, máu xuất hiện trong phân nhiều hơn.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn là căn bệnh sinh ra do nhiễm trùng tại các khe và nhú trong ống hậu môn. Sau đó làm ở các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm và tụ mủ, phá miệng da vùng xung quanh hậu môn tạo thành những lỗ rò. Trong hầu hết các trường hợp, nó sẽ thải ra chất trắng, nhưng đôi khi, nó cũng có thể gây chảy máu.

Khi nào nên lo lắng về hiện tượng bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu?

Bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu thường không phải là hiện tượng gì nguy hiểm. Miễn là bạn chắc chắn rằng máu đến từ vùng trực tràng và không phải từ âm đạo, thì đừng lo lắng nhiều, cũng sẽ không có nguy hiểm nào cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên thông báo việc ra máu này cho bác sĩ, đôi khi cũng khó để xác định máu đến từ trực tràng hay âm đạo của bạn. Các bác sĩ có thể giúp xác định chính xác tình trạng này.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Khi gặp hiện tượng đi ngoài ra máu và có kèm một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, hãy gọi cho bác sĩ:

  • Sốt
  • Đau bụng hoặc đầy bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chảy máu liên tục hoặc trầm trọng
  • Giảm cân
  • Tiêu chảy nặng hoặc kéo dài
  • Phân có dạng bút chì, rò rỉ phân, hoặc không thể đi tiêu.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng dưới đây, hãy nhập viện:

  • Phân màu đen hoặc màu nâu đỏ
  • Mất máu trầm trọng
  • Đau hoặc chấn thương trực tràng
  • Chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu
  • Nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường

Phòng tránh việc mang thai bị táo bón

Mang thai bị táo bón gây nhiều khó chịu không chỉ cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của thai nhi. Táo bón khi mang thai cũng có thể phát triển thành bệnh trĩ. Chúng có thể gây ra đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều sau khi sinh con. Chính vì vậy, đừng để bệnh xảy ra rồi mới tìm cách chữa trị, mẹ bầu nên có ý thức chủ động phòng tránh táo bón khi mang thai.

  • Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Chất xơ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, nó hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn, giúp các chất thải dễ dàng được tống ra ngoài. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất xơ cũng có thể dẫn đến táo bón. Mẹ bầu nên ăn khoảng 25-30 gam chất xơ mỗi ngày.
  • Hãy uống đủ lượng nước. Nước cực kì cần thiết với cơ thể sống. Đối với việc phòng chống bị táo bón khi mang thai, nước giúp làm mềm và di chuyển các khối chất thải dễ dàng hơn. Vì vậy mẹ bầu hãy nhớ uống đủ 10-12 ly nước mỗi ngày. Theo kinh nghiệm của một số bà mẹ, uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng rất có ích cho tình trạng táo bón.
  • Ăn nhiều sữa chua. Trong sữa chua có chứa vi khuẩn Probiotic – một loại vi khuẩn tốt, có lợi cho sức khỏe, sống trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn này giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Tránh ăn những thức ăn dễ gây ra táo bón. Bánh mì trắng và những thực phẩm từ ngô rất dễ làm cho mẹ bầu bị táo bón. Nên hạn chế những thức ăn này.
  • Tránh một số loại đồ uống và chất kích thích. Các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, coca, chất cồn có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
  • Vận động cơ thể. Việc luyện tập tích cực, vận động cơ thể thường xuyên giúp ngăn ngừa hiện tượng bị táo bón khi mang thai rất tốt, đặc biệt là khi tính chất công việc của mẹ bầu phải ngồi nhiều.
  • Không nhịn khi đi vệ sinh. Khi nhịn đi vệ sinh, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị táo rất cao. Vậy nên nếu có dấu hiệu muốn đi vệ sinh, mẹ bầu nên đi ngay.
  • Sử dụng Isilax Mamma. Isilax Mamma với các thành phần gồm:
    • Dịch chiết cây Manna chứa Mannitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.
    • Dịch chiết Mận và Kiwi: bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.
    • Inulin: cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.
    • Pectin táo: tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón đi ngoài ra máu

Isilax Mamma là một sản phẩm chống táo bón an toàn dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bởi chế phẩm này được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn. Vậy nên, Isilax Mamma là một lựa chọn an toàn và hiệu quả mà các mẹ nên thử.

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, các mẹ có thể tham khảo TẠI ĐÂY hoặc liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp thêm. Đồng thời nếu có bất kì vấn đề nào còn chưa rõ về hiện tượng bà bầu bị táo bón ra máu cũng như cách trị táo bón cho bà bầu, các bạn có thể gọi điện đến hotline tư vấn 0916 84 77 22 để được các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2806/tao-bon-ra-mau-o-me-bau-co-sao-khong/feed/ 0
Nước ép bắp cải rất có lợi cho người mang thai http://kienthucsinhsan.vn/1034/nuoc-ep-bap-cai-rat-co-loi-cho-nguoi-mang-thai/ http://kienthucsinhsan.vn/1034/nuoc-ep-bap-cai-rat-co-loi-cho-nguoi-mang-thai/#respond Sat, 26 Nov 2016 06:18:17 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1034 Trong thời gian mang thai, bạn có thể phát triển ác cảm với các loại thực phẩm mà bạn vốn yêu thích và đột nhiên lại cảm thấy có hứng thứ ăn uống với các loại thực phẩm mà trước tới giờ bạn không hề muốn ăn. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn lý do tại sao lại có những thay đổi về khẩu vị này xảy ra với các bà bầu.

Nhiều phụ nữmang thai chuyển sang thích các loại thực phẩm có hương vị mạnh mẽ, chẳng hạn như bắp cải, cho dù trước khi mang thai họ có thích ăn bắp cải hay không đi chăng nữa. Một số người không ăn được bắp cải thì chuyển sang uống nước ép bắp cải. Tuy nhiên, cũng phải công nhận là uống nước ép bắp cải cung cấp nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai.

Nước ép bắp cải rất có lợi cho người mang thai 1

Nước ép bắp cải thường không được bán sẵn trên thị trường, vậy nên, chị em có thể tự chuẩn bị từ những cây bắp cải tươi ngon, loại bỏ các phần lá bị hỏng

Bắp cải là món ăn ít calo nhưng lại chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như canxi, kali, phốt pho, iốt, sắt và lưu huỳnh. Bắp cải cũng rất giàu vitamin A, B1, B2, B6, C, K, E và axit folic. Nước ép bắp cải có một hương vị cay cay, và sẽ dễ uống hơn nếu kết hợp với nước trái cây ngọt như cà rốt hoặc táo để giúp che giấu mùi vị. Bắp cải là dễ dàng hơn cho tiêu hóa khi ăn sống. Nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi thêm nước ép bắp cải vào chế độ ăn của bạn.

Tác dụng của nước ép bắp cải

Nước cải bắp có chứa các đặc tính chữa bệnh có thể làm dịu dạ dày. Ngoài ra, nước cải bắp cũng là một nguồn giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, cũng như vitamin K, hỗ trợ trong việc đông máu. Nước cải bắp cũng là một nguồn chất xơ phong phú, có thể hỗ trợ giảm táo bón cho nhiều chị em trong thời kì mang thai.

Tác dụng tiêu hóa

Các axit amin glutamine có nhiều trong bắp cải có tác dụng làm sạch toàn bộ hệ thống tiêu hóa. Nước ép bắp cải có hiệu quả trong việc giảm các bệnh như viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Loét dạ dày tá tràng cũng có thể được khắc phục với nước ép bắp cải. Uống 100ml, ba lần một ngày khi dạ dày trống rỗng sẽ cho kết quả tốt nhất.
Hơn nữa, nước ép bắp cải còn có tác dụng nhuận tràng nhẹ, giảm táo bón thường gặp ở bà bầu.

Xem thêm: Chữa viêm đại tràng bằng thuốc nam

Tác dụng miễn dịch

Chất histidine tìm thấy trong nước ép bắp cải có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và có giá trị chống lại dị ứng phổ biến.

Chống oxy hóa

Khi quá trình trao đổi chất của ôxy trong các tế bào của bạn bị tổn thương, nó có thể dẫn đến “oxy hóa”, đưa đến kết quả là ung thư. Bắp cải là một nguồn phong phú của các polyphenol và chất chống oxy hóa, có thể chống lại căng thẳng do oxy hóa và giúp ngăn ngừa ung thư. Nước cải bắp cũng chứa một hợp chất gọi là sulforaphane, bảo vệ tế bào của bạn chống lại sự “xâm lược” của các chất gây ung thư.

Tránh tác dụng phụ

Một số người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa bắp cải, có thể dẫn đến đầy hơi hoặc trướng bụng. Cơ thể của bạn cần thời gian để tiêu thụ hết chỗ nước ép bắp cải này. Vậy nên, nếu vẫn muốn uống nước ép bắp cải thì chỉ nên uống một lượng nhỏ mỗi ngày hoặc có thể trộn với một loại nước rau khác để pha loãng, giảm ảnh hưởng của nó. Nước ép cà rốt, nước ép cần tây, nước ép cà chua và nước ép rau bina… tất cả trộn với nước ép bắp cải sẽ bổ sung và cung cấp các chất dinh dưỡng tốt hơn.

theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1034/nuoc-ep-bap-cai-rat-co-loi-cho-nguoi-mang-thai/feed/ 0
Trắc nghiệm kiến thức mang thai cho bà bầu http://kienthucsinhsan.vn/2148/trac-nghiem-kien-thuc-mang-thai-cho-ba-bau/ http://kienthucsinhsan.vn/2148/trac-nghiem-kien-thuc-mang-thai-cho-ba-bau/#respond Thu, 09 Feb 2012 08:52:28 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2148 Bạn đang chuẩn bị mang thai hoặc mới thụ thai? Bạn đang còn phân vân rất nhiều về kiến thức bầu bí? Hãy thực hiện bài trắc nghiệm này để bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình trong việc chăm sóc thai nhi các mẹ nhé!

Trắc nghiệm kiến thức mang thai cho bà bầu 1

Mới các mẹ bắt đầu:

1. Một thai kỳ trọn vẹn kéo dài bao lâu?
a. 39 tuần
b. 40 tuần
c. 41 tuần

2. Tình trạng ốm nghén là do:
a. Kiệt sức
b. Thiếu vitamin
c. Nội tiết

3. Nguyên tắc ăn uống hợp lý nhất trước và sau khi sinh con là:
a. Ăn nhiều đồ mang tính ấm khi mang bầu và mang tính mát sau khi sinh
b. Ăn nhiều đồ mang tính mát khi mang bầu và mang tính ấm sau khi sinh
c. Ăn đa dạng, không kiêng khem

4. Khi bạn mang thai, lượng thức ăn nên tăng cường so với lúc bình thường hợp lý nhất là:
a. Tăng thêm 1/4 lượng trong mỗi bữa
b. Tăng thêm 1/2 lượng trong mỗi bữa
c. Tăng gấp đôi lượng trong mỗi bữa

5. Mục đích của Tripple Test nhằm:
a. Xác định thai phụ bị tiểu đường
b. Xác định nguy cơ dị tật của thai nhi
c. Xác định chính xác loại dị tật của thai nhi

6. Trong quý 2 (từ tháng thứ 4-6), khối lượng cơ thể chỉ nên tăng tối đa:
a. 0.5 kg/tuần
b. 0.6kg/tuần
c. 0.7kg/tuần

7. Dấu hiệu bạn bị thiếu máu là:
a. Bị chuột rút, đau mình mẩy
b. Bị táo bón, mệt mỏi
c. Da xanh, mệt mỏi, chóng mặt

8. Bà bầu uống bổ sung viên sắt – axit Folic hàng ngày với hàm lượng 120mg Sắt – 1mg axit Folic là:
a. Thừa sắt, thiếu axit Folic
b. Thừa sắt, thừa axit Folic
c. Thiếu sắt, thiếu axit Folic

9. Ăn món nào dưới đây thì an toàn trong thai kỳ?
a. Sốt bơ trứng
b. Sinh tố trứng sữa tiệt trùng
Sốt sa-lát Ceasar

10. Với thể trạng bình thường, trong suốt thai kỳ bạn nên tăng cân khoảng:
a. 12 – 18 kg
b. 10 – 12 kg
c. 7 – 10 kg

11. Nhau tiền đạo là gì?
a. Nhau thai nằm dưới thấp che phủ một phần hoặc hoàn toàn cửa ra cổ tử cung
b. Nhai thai không bám hoàn toàn vào thành tử cung
Một nhau nhỏ dường như thắt lấy bào thai

12. Nút nhầy là gì?
a. Một biến chứng thai kỳ mà chất nhầy hình thành bên trong tử cung
b. Một nút chặn được hình thành để đóng cổ tử cung và ngăn chặn nhiễm trùng
c. Tiết dịch đặc ở giữa thai kỳ

13. Trong thai kỳ, thói quen tập thể dục của mẹ nên:
a. Giữ như trước khi mang thai
b. Điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ
c. Gián đoạn cho đến khi sinh bé xong

14. Trong những tháng cuối của thai kỳ, bạn sẽ cần đến bệnh viện khi:
a. Ra nước có mùi tanh
b. Ra nước có mùi khai
c. Ra nhiều dịch nhầy

15. Tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu trong những tháng gần sinh:
a. Nằm nghiêng bên phải
b. Nằm nghiêng bên trái
c. Nằm ngửa

16. Nếu không thấy sữa ra trong lần đầu tiên cho con bú, bạn sẽ:
a. Cho bé uống tạm vài thìa sữa ngoài
b. Cho bé uống tạm vài thìa nước đường
c. Cho bé tiếp tục mút vú đến khi sữa ra

Đáp án:
Câu 1: b     Câu   2: c     Câu  3: b       Câu  4: a       Câu  5: b       Câu  6: a      Câu  7: c      Câu  8: b

Câu 9: b     Câu 10: b     Câu 11: a      Câu 12: b      Câu 13: b      Câu 14: a      Câu 15: b     Câu 16: c

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2148/trac-nghiem-kien-thuc-mang-thai-cho-ba-bau/feed/ 0
Thời gian một ca sinh nở là bao lâu http://kienthucsinhsan.vn/2145/thoi-gian-mot-ca-sinh-no-la-bao-lau/ http://kienthucsinhsan.vn/2145/thoi-gian-mot-ca-sinh-no-la-bao-lau/#respond Thu, 09 Feb 2012 08:45:09 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2145 Chị em nên biết rằng, cường độ đau đẻ và độ dài mỗi ca sinh nở ở mỗi phụ nữ, thậm chí ở mỗi lần sinh của cùng một người là khác nhau. Độ dài thời gian của mỗi ca sinh nở phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như người phụ nữ ấy sinh con đầu lòng hay sinh lần thứ 2, thứ 3.

Thời gian một ca sinh nở là bao lâu 1

Nhìn chung người ta có thể tổng kết lại một ca sinh nở bình thường ở phụ nữ sinh con lần đầu cso thể kéo dài từ 12 đến 14 giờ, trong khi những lần tiếp theo sẽ ngắn hơn. Tất nhiên, không ai có thể dự đoán chính xác một ca sinh nở kéo dài trong bao lâu.
Chúng ta biết rằng, đau đẻ chính là những hoạt động chuyển tiếp liên tục giữa căng lên và thư giãn của dạ con được gây ra bởi các nội tiết tố.

Các chuyên gia đã chia đau đẻ ra làm 3 giai loại:

  • Đau hạ thấp tử cung
  • Đau mở tử cung
  • Đau thúc dồn dập

Đau hạ thấp tử cung làm cho tử cung hạ thấp, đau mở tử cung báo hiệu sinh nở và đau thúc dồn dập để đẩy em bé ra. Cơ cấu chính xác của việc bắt đầu của việc đau đẻ cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu hoàn tất. Việc cảm thấy cơn đau đẻ đau đến mức nào phụ thuộc hoàn toàn vào độ nhạy cảm của mỗi người phụ nữ mà thôi.

3 giai đoạn của một ca sinh nở

– Giai đoạn mở
Đây là giai đoạn bắt đầu, thường là giai đoạn dài nhất. Trong giai đoạn này, cổ tử cung sẽ phải mở ra được từ 9-10 cm. Các cơn đau đẻ thường được ngắt quãng, kéo dài.

– Giai đoạn đẩy bé ra
Giai đoạn 2 của ca sinh nở bắt đầu khi cổ tử cung đã mở ra hoàn toàn và kết thúc bằng sự kiện mà bà bầu mong đợi từ lâu: Em bé chào đời.

– Giai đoạn sau sinh
Giai đoạn 3 của một ca sinh nở kéo dài từ lúc em bé ra đời cho đến khi cho ra nhau thai cũng với giây rốn.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2145/thoi-gian-mot-ca-sinh-no-la-bao-lau/feed/ 0
Một số thói quen xấu bà bầu nên tránh http://kienthucsinhsan.vn/2136/mot-so-thoi-quen-xau-ba-bau-nen-tranh/ http://kienthucsinhsan.vn/2136/mot-so-thoi-quen-xau-ba-bau-nen-tranh/#respond Thu, 09 Feb 2012 08:28:56 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2136 Thể dục, thể thao quá độ

Thể dục, thể thao quá độ 1

Tập thể dục thể thao là rất tốt, song bà bầu cần có chế độ tập sao cho phù hợp với mình. Bạn nên lựa chọn các bài tập yoga để tập thở, tập cơ thư giãn nhẹ nhàng.
Đi bộ và bơi lội là hai môn thể thao tuyệt vời trong thời kì mang thai, nhưng bà bầu cũng nên nghỉ ngơi khi cơ thể thấy mệt và không nên tập quá sức.

Sử dụng thuốc chữa bệnh bừa bãi

Sử dụng thuốc chữa bệnh bừa bãi 1

Khi mang thai, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn là tốt nhất, tránh dùng thuốc theo cảm quan hay nghe người khác mách bảo. Trong quá trình mang thai, nếu bà bầu gặp phải những trở ngại về sức khoẻ thì nên đến bác sĩ để khám và tư vấn, điều trị, không nên tự mua thuốc để uống hoặc nghe người khác mách bảo.

Dùng mĩ phẩm không phù hợp

Dùng mĩ phẩm không phù hợp 1

Cho đến nay chưa có kết luận chính thức nào về tác hại của việc làm đẹp trong thời kì bầu bí đối với sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Nhưng các bà mẹ tương lai cũng nên chú ý hạn chế việc sử dụng mĩ phẩm trong thời gian này. Thuốc nhuộm tóc chứa Coaltar và một số chất hóa học rất độc khác có thể gây hỏng thai.

Gần đây, thuốc nhuộm tóc có nồng độ hóa chất nhẹ hơn nhưng bác sĩ vẫn cảnh báo các bà mẹ nên cẩn thận. Sơn sửa móng tay cũng nên cẩn thận để đảm bảo vệ sinh, tránh để nhiễm trùng và hư hại móng tay với nước sơn. Bà bầu cũng nên trang điểm cho thêm tươi tắn, nhưng hãy trang điểm thật nhẹ nhàng với các loại mĩ phẩm uy tín và chất lượng.
Những thói quen xấu, không có lợi cho sức khỏe là vô cùng nguy hiểm. Từ bỏ những thói quen xấu này, bạn sẽ tự bảo vệ bản thân và mang lại sự khỏe mạnh cho em bé yêu sắp chào đời.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2136/mot-so-thoi-quen-xau-ba-bau-nen-tranh/feed/ 0
Tác hại của hút thuốc và uống rượu khi mang thai http://kienthucsinhsan.vn/2133/tac-hai-cua-hut-thuoc-va-uong-ruou-khi-mang-thai/ http://kienthucsinhsan.vn/2133/tac-hai-cua-hut-thuoc-va-uong-ruou-khi-mang-thai/#respond Thu, 09 Feb 2012 08:23:45 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2133 Thuốc lá có hại cho sức khỏe và vô cùng nguy hiểm đối với mẹ và em bé. Nó không chỉ nguy hiểm khi bạn trực tiếp hút thuốc mà còn việc hút thuốc gián tiếp cũng làm tăng nguy cơ sinh non, em bé sẽ dễ bị hội chứng đột tử trong nôi, dễ mắc các chứng bệnh về hô hấp, chậm phát triển cả về trí não lẫn thể chất.

Thuốc lá làm tăng nồng độ monoxide trong máu người mẹ, cản trở việc vận chuyển oxi tới bào thai. Nicotin trong thuốc lá làm co mạch máu ở bên nhau thai, tổn thương đến chức năng của nhau thai. Tốt nhất bạn nên bỏ thuốc nếu nghiện và tiết giảm tối đa việc hút thuốc thụ động để đảm bảo cho thai nhi có một môi trường tốt nhất để phát triển.

Tác hại của hút thuốc và uống rượu khi mang thai 1

Nếu bạn uống rượu trong lúc mang thai, chất cồn trong rượu sẽ thấm vào máu và truyền vào lá nhau gây ảnh hưởng cho em bé. Hiện nay chưa có ý kiến thống nhất về lượng rượu gây nguy hại cho bào thai và mức sử dụng an toàn đối với rượu trong thời kì mang thai. Để bảo vệ cho đứa con của mình, tốt nhất bạn nên tránh xa rượu.

Bạn cũng đừng quên là ngay cả bia và rượu táo cũng vẫn chứa cồn, vì thế nên tránh dùng chúng. Lạm dụng hay uống rượu thường xuyên khi mang thai là nguyên nhân gây nên hội chứng “thai nhi nghiện rượu”, em bé sẽ mắc tình trạng tâm thần đờ đẫn, thiểu năng trí tuệ. Sử dụng rượu vang ở mức thấp có liên quan tới những ca sảy thai sớm và khó thụ thai.

Các loại nước ngọt có gas đều không tốt cho người mẹ, chúng chứa ít chất dinh dưỡng nhưng lại quá nhiều chất phụ gia không có lợi cho sức khỏe. Cà phê và trà đặc gây ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa của bạn. Lượng cafein và axit tannic quá nhiều sẽ cản trở quá trình hấp thu thức ăn, không tốt cho sức khỏe của bé.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2133/tac-hai-cua-hut-thuoc-va-uong-ruou-khi-mang-thai/feed/ 0
Bà bầu ăn quá nhiều chưa chắc đã tốt http://kienthucsinhsan.vn/2130/ba-bau-an-qua-nhieu-chua-chac-da-tot/ http://kienthucsinhsan.vn/2130/ba-bau-an-qua-nhieu-chua-chac-da-tot/#respond Thu, 09 Feb 2012 08:20:29 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2130 Trong cuộc sống hằng ngày, bà bầu có vô số thói quen, có những thói quen tốt và cũng có những thói quen xấu, không có lợi cho cả mẹ và bé. Vì thế, hiểu biết và phòng tránh, loại bỏ các thói quen xấu sẽ giúp thai phụ có một thai kì thuận lợi hơn.

Ăn càng nhiều càng tốt

Khi mang thai, người phụ nữ vẫn thường được khuyên là phải ăn cho cả hai người và bà mẹ cứ ăn càng nhiều thì càng tốt? Điều đó chưa hẳn đã đúng. Cơ thể của thai phụ chỉ cần thêm 200 – 300 calori so với người bình thường. Trong giai đoạn mang thai, sản phụ chỉ cần tăng thêm 11 – 12kg là vừa đủ. Nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu hợp lí và không cân bằng, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng thừa cân.

Ăn càng nhiều càng tốt 1

Khi bà bầu tăng cân quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì, xác suất sinh con bất thường, sảy thai tự phát hoặc thai nhi chết sau khi sinh sẽ tăng và nguy hiểm. Để tránh tình trạng này, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng tốt cho bản thân và em bé sắp chào đời.

Trong quá trình mang thai, bạn cũng nên tránh các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe. Bạn không nên ăn các thức ăn chứa chất bảo quản và màu thực phẩm. Pate và phô mai rất dễ nhiễm khuẩn listeria có thể khiến bạn bị sảy thai, đẻ non. Salmonella trong trứng tươi, trứng lòng đào không đi qua nhau thai, không làm hại thai nhi nhưng lại khiến bạn mệt mỏi, buồn nôn dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy.

Thói quen ăn thịt tái, sữa chưa tiệt trùng, trái cây chưa gọt vỏ… sẽ khiến bạn nhiễm kí sinh trùng toxoplasma, khiến bé có thể bị vàng da, mù mắt hoặc chậm phát triển trí não. Phụ nữ có thai thường được khuyên ăn gan để có thêm sắt và vitaminA. Nhưng bạn cũng nên biết lượng vitamin quá nhiều cũng gây ngộ độc cho thai nhi, vì thế bà bầu nên tránh dùng các nội tạng của động vật.

Xem thêm: Bà bầu có nên dùng mỹ phẩm không?

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2130/ba-bau-an-qua-nhieu-chua-chac-da-tot/feed/ 0
Bà bầu nên nằm nghiêng khi ngủ http://kienthucsinhsan.vn/2054/ba-bau-nen-nam-nghieng-khi-ngu/ http://kienthucsinhsan.vn/2054/ba-bau-nen-nam-nghieng-khi-ngu/#respond Fri, 03 Feb 2012 02:10:50 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2054 Giấc ngủ của bà bầu không những bị những rắc rối trong thai kì làm phiền mà còn mệt mỏi vì ngủ không đúng tư thế. Dĩ nhiên, khi bạn ngủ, bạn không thể điều khiển cơ thể ở vị trí mà bạn muốn. Nếu bạn thức dậy mà thấy mình đang nằm ngửa thì điều đó có nghĩa rằng, bạn nên thay đổi tư thế nằm của mình.

  • Trong quý I, bạn có thể nằm ngửa. Tư thế này hoàn toàn an toàn đối với bạn và thai nhi.
  • Sang quý II, bạn nên hạn chế nằm ngửa và chọn lựa tư thế tốt nhất cho hai mẹ con.
  • Vào quý III của thai kì, bạn không nên nằm ngửa hoặc nằm ở bất kì tư thế nào quá lâu. Khi bạn nằm ngửa, trọng lượng của cơ thể sẽ làm cho máu từ chân trở về tim. Tư thế này ngăn cản máu lưu thông và ngăn cản các chất dinh dưỡng truyền qua nhau thai.

Cách nằm thoải mái nhất là bạn nên nằm nghiêng về một bên. Bạn có thể đặt chiếc gối ở phía dưới đầu gối giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Bà bầu nên nằm nghiêng khi ngủ 1Nằm nghiêng là tư thể ngủ tốt nhất cho bà bầu

Đặc biệt, khi bạn bị ảnh hưởng bởi chứng cao huyết áp thì tư thế này cũng tác động tới lượng ôxy và dinh dưỡng truyền tới thai nhi. Nếu bạn ở trong tình trạng trên, hầu hết các bác sĩ đều khuyên bạn nên nằm nghiêng.

Không phải lúc nào bạn cũng nằm nghiêng mãi được mà thỉnh thoảng nên thay đổi tư thế làm sao cho bạn cảm thấy dễ chịu nhất và không ảnh hưởng tới thai nhi.

Còn các bà bầu đang mang thai, họ chia sẻ gì về điều này?

  • Vào lần khám thai cách đây vài tuần, khi đó thai nhi của tôi được 21 tuần tuổi. Tôi và chồng đợi bác sĩ ở phòng khám. Ngồi quá mỏi lưng, tôi quyết định nằm xuống một chút trong lúc chờ đợi bác sĩ. Thực ra tôi biết rằng, nằm ngửa sẽ ảnh hưởng tới thai nhi nhưng tôi nghĩ nằm một lúc thì không sao. Sau đó, bác sĩ tới và kiểm tra nhịp tim của thai nhi thì thấy nó đập rất chậm. Bác sĩ bảo tôi ngồi lên. Khi tôi ngồi dậy thì tim thai bình thường và nhanh trở lại. Bác sĩ khuyên tôi không nên nằm ngửa trong bất cứ thời gian nào (chia sẻ của bạn có nickname lannhi84).
  • Tôi là một người thích nằm ngửa. Tôi đã hỏi bác sĩ riêng xem nằm ngửa có được hay không . Bác sĩ bảo được miễn là tôi cảm thấy thoải mái. Bác sĩ nói rằng, nếu có khó chịu thì cơ thể sẽ khiến tôi thức giấc và lúc đó nên đổi tư thế. Tôi nghĩ, ngủ theo tư thế nào thì tùy người, miễn là bạn cảm thấy thoải mái là được (chia sẻ của bà bầu có nickname Bunga29).
]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2054/ba-bau-nen-nam-nghieng-khi-ngu/feed/ 0
10 cách tránh cảm cúm cho bà bầu http://kienthucsinhsan.vn/2046/10-cach-tranh-cam-cum-cho-ba-bau/ http://kienthucsinhsan.vn/2046/10-cach-tranh-cam-cum-cho-ba-bau/#respond Fri, 03 Feb 2012 02:03:07 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=2046 Tránh dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi; ăn sữa chua và rau quả hàng ngày; thường xuyên đi bộ, hít thở không khí trong lành… có thể giúp thai phụ ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm.

1. Hít thở không khí trong lành

1. Hít thở không khí trong lành 1

Thời tiết mùa đông khô lạnh khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở thai phụ do virus gây cảm và các loại vi khuẩn độc hại khác có khả năng sống sót trong những căn phòng khô hoặc những nơi ẩm thấp trong nhà. Trừ những ngày quá lạnh, nếu không, bạn cũng nên duy trì hoạt động đi bộ ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm.

2. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Nghỉ ngơi là cách để cơ thể phục hồi năng lượng và sức khỏe. Mỗi ngày, bạn dành 30 phút thư giãn, không làm gì cả, cũng không suy nghĩ tới bất kỳ điều gì, khẽ nhắm mắt lại và trò chuyện yêu thương với em bé trong bụng.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng 1

Các loại virus gây cảm có khả năng lây lan và phát tán mạnh mẽ. Nếu bạn chạm tay vào điện thoại, bàn phím máy tính, nắm cửa… chứa virus thì nguy cơ mắc bệnh khá cao. Bởi vì các loại virus này có thể sống hàng giờ, thậm chí, cả ngày trên bàn tay con người. Vì vậy, bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý chà xát các kẽ ngón tay trong vòng một vài phút và lau khô tay bằng khăn sạch.

4. Không dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho

Bởi vì thời điểm bạn hắt hơi hoặc ho, miệng và mũi bạn ở cơ chế mở nên dễ bị lây nhiễm virus từ bàn tay nếu bạn lấy tay che miệng. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị một chiếc khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, bạn nên vứt chiếc khăn giấy ấy ngay lập tức. Trường hợp không có khăn giấy, bạn nên quay mặt về phía không có người khi cơn hắt hơi hoặc cơn ho chuẩn bị xuất hiện.

5. Uống nhiều nước

5. Uống nhiều nước 1

Bạn nên uống tối thiểu 6-8 cốc nước mỗi ngày khi mang thai. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết cơ thể thiếu nước hay không được phân biệt qua màu sắc của nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu vàng trong, chứng tỏ bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, bạn cần bổ sung thêm nước uống. Nước có tác dụng “súc rửa” và thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.

6. Bổ sung rau quả

6. Bổ sung rau quả 1

Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm.

7. Ăn sữa chua

7. Ăn sữa chua 1

Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nhóm thai phụ mỗi ngày ăn một hộp sữa chứa ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cảm. Những loại vi khuẩn có lợi tự nhiên trong sữa chua giúp tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể.

8. Tránh xa khói thuốc

Các thống kê về sức khỏe kết luận, khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm và các chứng bệnh về hô hấp khác cho thai phụ. Hơn nữa, khói thuốc lá còn là môi trường độc hại cho sự phát triển của thai nhi. Những chất hóa học được tìm thấy trong khói thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, làm khô đường hô hấp… và khiến virus cảm dễ xâm nhập vào cơ thể.

9. Nói không với đồ uống chứa cồn

9. Nói không với đồ uống chứa cồn 1

Các loại đồ uống có cồn “tiêu diệt” sức khỏe thai phụ và thai nhi một cách từ từ. Nó khiến cơ thể luôn trong tình trạng bị mất nước và gây suy giảm hệ miễn dịch.

10. Tránh sờ tay lên mặt

Virus gây cảm (bao gồm cảm lạnh và cảm cúm) có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm.

Khi đưa tay lên mặt, vô tình, bạn đã giúp các loại virus này lại gần mũi, miệng và khiến chúng dễ có cơ hội gây bệnh cho cơ thể hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ôm, bế và cho bàn tay các bé chạm vào mặt mình để đề phòng cảm.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/2046/10-cach-tranh-cam-cum-cho-ba-bau/feed/ 0