Chào chương trình,
Cho em hỏi đau bụng có thai và đau bụng kinh khác nhau như thế nào? Làm sao để nhận biết chính xác? Em xin cảm ơn ạ.
(Bùi Phương Thảo, Nam Định)
Trả lời
Chào bạn Phương Thảo,
Lời đầu thư, kienthucsinhsan.vn xin cảm ơn Thảo đã dành thời gian gửi câu hỏi tới chương trình. Với thắc mắc "đau bụng có thai và đau bụng kinh khác nhau như thế nào? Làm sao để nhận biết chính xác?" của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào?
Để biết cơn đau bụng vừa xảy ra là đau bụng kinh hay đau bụng có thai, My có thể dựa vào các đặc điểm sau:
Cơn đau bụng kinh:
- Đau bụng kinh là cơn đau bụng co thắt hoặc âm ỉ liên tục ở vùng bụng dưới khi tử cung co bóp tống máu kinh ra bên ngoài. Cơn đau bụng kinh thường đau lan ra sau lưng (gây mỏi lưng) và đau xuống bắp đùi.
- Cơn đau bụng kinh thường xuất hiện ngay ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài từ 2 - 3 ngày. Mức độ đau bụng càng giảm dần khi càng về cuối chu kỳ kinh.
Đau bụng có thai:
- Đau bụng khi có thai là cơn đau bụng lệch hẳn về một bên, phần bụng dưới sẽ có cảm giác hơi tức nhẹ. Chị em có thể bị đau bụng lâm râm, đau bụng khi hắt hơi, đau bụng khi cười lớn hoặc ngay cả khi đứng quá lâu... Đau bụng có thai sẽ kết thúc nhanh, không kéo dài trong nhiều ngày.
- Cơn đau bụng khi có thai thường xuất hiện trong tháng đầu tiên - thời gian bào thai di chuyển về tử cung và làm tổ. Những bà bầu bị nghén sớm ngay từ tháng đầu cũng có thể bị đau bụng.
Phân biệt dựa vào dấu hiệu đi kèm của đau bụng có thai và đau bụng kinh
Bên cạnh sự khác nhau giữa cơn đau bụng có thai và đau bụng kinh, một số dấu hiệu đi kèm khác cũng giúp nhận biết bạn sắp đến kỳ kinh hay là đang có thai.
Xuất hiện máu
Ở phụ nữ có thai sẽ xuất hiện máu báo thai: chị em sẽ thấy một chút máu ở "chip chip", máu thường có màu nâu đậm hoặc màu hồng. Máu báo thai chỉ kéo dài 1 - 2 ngày, lượng máu không nhiều, không tiết kèm nhiều dịch, không vón cục và không có mùi.
Máu báo thai thường xuất hiện sau khi thụ thai thành công khoảng 7 -14 ngày. Nhiều chị em không biết (chủ yếu là các chị em mang thai lần đầu) dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng tắc kinh.
Chị em bị đau bụng kinh sẽ thấy máu kinh trước hoặc sau cơn đau bụng kinh vài giờ. Lượng kinh máu chảy nhiều, màu đỏ đậm hoặc đỏ thẫm, có lẫn dịch nhầy, có thể bị vón cục... Máu kinh ra nhiều trong khoảng 3 ngày đầu tiên và giảm dần ở những ngày sau đó.
Cảm giác ngực thay đổi
Ở phụ nữ mang thai, đây là thay đổi sớm nhất của cơ thể khi bắt đầu mang thai mà chị em tự cảm nhận được (khiến nhiều chị em bị nhầm lẫn với hiện tượng ngực to hơn khi sắp đến kỳ kinh). Chị em có cảm giác phần ngực nhạy cảm hơn, ngực đầy đặn, nặng và to hơn và kèm theo cảm giác hơi đau ngực.
Khi gần đến chu kỳ kinh (trước khoảng 7 - 10 ngày), chị em có cảm giác ngực to hơn, khi ấn nhẹ có cảm giác hơi đau. Nhưng khi kết thúc chu kỳ kinh, ngực hết đau tức và quay trở về "size thường".
Chuột rút
Bà bầu thường bị chuột rút từ thai kỳ tháng thứ 3. Mức độ chuột rút sẽ nhiều dần khi bầu to hoặc khi mẹ bầu bị thiếu canxi. Nhưng cũng có nhiều mẹ bầu không bị chuột rút.
Với chị em không mang thai, trước hoặc trong kỳ kinh có thể bị chuột rút từ 1 - 2 ngày và sẽ tự hết sau đó.
Buồn nôn
Phụ nữ mới mang thai đa phần đều xuất hiện buồn nôn sau khi có máu báo thai vài tuần. Các cơn buồn nôn, nôn khan hay còn gọi chung là ốm nghén xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ (có thể sớm hoặc muộn hơn). Buồn nôn có thể kéo dài vài tháng làm bà bầu khó ăn, sợ ăn, người mệt mỏi, xanh xao...
Đau bụng kinh thông thường không xuất hiện buồn nôn. Nếu chị em biết chính xác mình không mang thai nhưng lại thấy đau bụng kinh dữ dội kèm theo cảm giác buồn nôn, ngất xỉu... Đây là trường hợp đau bụng kinh bất thường. Chị em cần chủ động thăm khám phụ khoa kiểm tra sức khỏe cũng như giúp phát hiện các bệnh lý (nếu có) một cách sớm nhất.
Nguyên nhân gây đau bụng có thai và đau bụng kinh
Đau bụng có thai và đau bụng kinh xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
Nguyên nhân gây đau bụng có thai:
- Do những thay đổi đột ngột trong cơ thể khi cơ phụ nữ khi bao bọc thêm một "baby" nữa như: thai nhi di chuyển xuống tử cung và làm tổ, xuất hiện chứng táo bón, đi tiểu nhiều lần, giãn dây chằng...
- Do các nguy cơ tiềm ẩn như: mang thai ngoài tử cung, sảy thai, dọa sinh non, tiền sản giật, rau bong non...
- Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả bé và mẹ, chị em cần thăm khám thai khi bị đau bụng với những triệu chứng bất thường.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh:
- Do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung trong quá trình tống máu kinh ra ngoài.
- Do hormone prostaglandin (PG) được cơ thể tiết ra nhiều trong kỳ kinh.
- Do cổ tử cung bị hẹp khiến máu khó thoát ra ngoài, gây hiện tượng tắc kinh và thống kinh (đau bụng kinh).
- Do tử cung bị tật bẩm sinh như: tử cung ngả ra phía sau hoặc ngả phía trước, từ đó làm cản trở quá trình lưu thông kinh nguyệt.
- Do các bệnh lý thực thể như: bệnh lạc nội mạc tử cung, lạc tuyến nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu hoặc do các dụng cụ tránh thai.
Mẹo chăm sóc khi bị đau bụng có thai và đau bụng kinh
Chăm sóc khi bị đau bụng có thai
- Xoa bụng nhẹ nhàng theo hình tròn để phần bụng được nóng lên, tắm nước nóng.
- Uống nước ấm và ăn các thực phẩm ấm nhằm làm giảm cơn đau.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như các loại rau xanh, chất xơ và hoa quả giúp tăng cường sức khỏe, làm hạn chế chứng táo bón, rối loạn tiêu hóa... thường gặp ở mẹ bầu.
- Khi ngồi, nhớ kê chân bằng một chiếc ghế thấp.
- Không đứng quá lâu.
- Vận động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày, hãy tham khảo các bài tập yoga cho mẹ bầu hoặc các cách thiền định.
- Ngủ đủ giấc, tránh stress, căng thẳng, áp lực.
- Trong trường hợp cơn đau bụng kéo dài và kèm theo các biểu hiện bất thường, các mẹ bầu cần đi thăm khám nhanh chóng tại các cơ sở uy tín.
Cách làm giảm đau bụng kinh khi đến tháng
- Áp dụng một số cách làm nóng phần bụng dưới giúp làm giảm cơn đau bụng kinh như: chườm bụng bằng một chai nước ấm được bọc vải; chườm bằng túi sưởi, massage bụng, ngâm mình trong bồn nước ấm...
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, axit béo Omega-3, magie... để làm giảm cơn đau bụng kinh.
- Uống các thức uống có tính nóng giúp làm giảm đau bụng kinh như: trà gừng mật ong, trà quế, nước ngải cứu, nước sắc ích mẫu...
- Không dùng các đồ uống kích thích, đồ uống chứa cồn như: rượu, bia, cafe... khi bị đau bụng kinh.
- Dùng thuốc giảm đau bụng kinh trong trường hợp đau bụng nhiều khó chịu.
- Nếu bị đau bụng kinh dữ dội trong nhiều tháng không tự khỏi, cần đi thăm khám nhằm phát hiện các bệnh lý nếu có.
Đọc thêm:
Với câu hỏi "đau bụng có thai và đau bụng kinh khác nhau như thế nào? Làm sao để nhận biết chính xác?" của bạn Thảo, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hi vọng gửi đến bạn được những thông tin hữu ích.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và bình an!