Kiến thức Sinh sản http://kienthucsinhsan.vn Cổng thông tin dân số kế hoạch hóa Wed, 22 May 2024 07:29:04 +0000 vi-VN hourly 1 [Góc bạn gái] 7 cách giảm đau bụng kinh – lưu ngay cho ngày đèn đỏ http://kienthucsinhsan.vn/4219/cach-giam-dau-bung-kinh/ http://kienthucsinhsan.vn/4219/cach-giam-dau-bung-kinh/#respond Mon, 11 Dec 2023 03:00:42 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=4219 Không gì khó chịu hơn các cơn đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, “làm thế nào để giảm đau bụng kinh”, các bạn gái đã biết chưa? Cùng lưu ngay 7 cách giảm đau bụng kinh với bài viết này nhé!

Đau bụng kinh – bạn gái nào cũng bị ám ảnh

Đau bụng kinh - bạn gái nào cũng bị ám ảnh 1

Đau bụng kinh là một hiện tượng phổ biến xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Hiện tượng này là do sự co bóp của tử cung nhằm đẩy hết máu ứ trong cơ thể ra ngoài.  Mức độ đâu bụng kinh cũng có sự khác biệt ở mỗi chị em. Có bạn gái những ngày này thường đau mệt đến phải nằm nghỉ, có những bạn thì lại không biết cảm giác đau là gì. (Tham khảo: Đau bụng kinh như gãy xương sườn)

Đau bụng kinh thường có xu hướng giảm dần theo tuổi, chị em qua sinh nở cũng bớt đau hơn so với thời thiếu nữ. Đau bụng kinh có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của các bạn gái.

Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà. Cùng tham khảo 7 cách giảm đau bụng kinh ở mục tiếp theo nhé.

7 cách giảm đau bụng kinh hiệu quả

Chườm ấm vùng bụng dưới

Chườm ấm vùng bụng dưới 1

Đây là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm đau bụng kinh. Khi chườm ấm, các mạch máu ở vùng bụng dưới sẽ giãn nở, giúp cải thiện lưu thông máu và giảm co thắt tử cung. Bạn có thể sử dụng túi nước nóng, bình nước nóng, gối điện hay khăn ấm để chườm lên vùng bụng dưới . Bạn nên chườm ấm trong khoảng 15-20 phút, 2-3 lần mỗi ngày.

Massage bụng

Massage bụng 1

Massage bụng cũng là một cách giảm đau bụng kinh hiệu quả. Massage bụng sẽ giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và đau nhức. Bạn có thể massage bụng bằng tay hoặc sử dụng một số loại dầu thơm như dầu hạnh nhân, dầu hoa anh thảo, dầu bạc hà… . Bạn nên massage bụng theo hướng kim đồng hồ, nhẹ nhàng và đều đặn, trong khoảng 10-15 phút, 2-3 lần mỗi ngày.

Uống trà gừng ấm

Uống trà gừng ấm 1

Trà gừng ấm là một loại đồ uống có tác dụng giảm đau bụng kinh rất tốt. Gừng có chứa gingerol, một chất có khả năng kháng viêm, giảm co thắt tử cung và làm ấm cơ thể. Bạn có thể uống trà gừng ấm vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ để giảm đau bụng kinh . Bạn nên uống trà gừng ấm trong khoảng 3-4 ngày trước khi đến kỳ kinh nguyệt.

Ngủ sớm và ngủ đủ giấc

Ngủ sớm và ngủ đủ giấc 1

Ngủ sớm và ngủ đủ giấc là một cách giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Khi ngủ, cơ thể sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo. Ngủ đủ giấc cũng giúp cân bằng nội tiết tố, giảm căng thẳng và đau nhức. Bạn nên ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm, tránh thức khuya hoặc mất ngủ .

Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu để tránh bị đầy bụng, chướng bụng

Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu để tránh bị đầy bụng, chướng bụng 1

Đây là một cách giúp phòng ngừa đau bụng kinh. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu như thịt bò, thịt heo, bánh ngọt, sô cô la, cà phê… sẽ làm tăng sự co thắt của tử cung, gây đau bụng kinh. Bên cạnh đó, những thực phẩm này cũng gây khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, làm tăng cảm giác đau nhức. Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này trong những ngày kinh nguyệt .

Ăn canh rau ngải cứu

Ăn canh rau ngải cứu 1

Đây là một cách giảm đau bụng kinh bằng phương pháp dân gian. Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm co thắt tử cung và giảm đau bụng kinh. Bạn có thể ăn hoặc uống canh rau ngải cứu trong những ngày kinh nguyệt để giảm đau bụng kinh . Bạn nên ăn hoặc uống canh rau ngải cứu trong khoảng 3-4 ngày trước khi đến kỳ kinh nguyệt.

Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh

Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh 1

Đây là một cách giảm đau bụng kinh nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau bụng kinh có chứa ibuprofen, naproxen, paracetamol… để giảm viêm, giảm co thắt tử cung và giảm đau nhức. Bạn nên uống thuốc giảm đau bụng kinh theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn trên bao bì thuốc . Bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh vì có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, đau dạ dày, chảy máu….

Lưu ý thêm

Mặc dù đau bụng kinh là hiện tượng bình thường trong thời gian hành kinh, tuy nhiên đó cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

Bạn gái hãy đến ngay cơ sở y tế nếu:

  • Đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày.
  • Triệu chứng đau bụng kinh không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng.
  • Bị đau bụng kinh dữ dội.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên đây đã giúp bnaj biết được đau bụng kinh phải làm sao và khi nào cần thăm khám ngay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, bạn gái có thế để lại phản hồi ngay dưới bài viết này nhé!

Chúc bạn gái luôn khỏe luôn xinh!

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/4219/cach-giam-dau-bung-kinh/feed/ 0
Xem ngay: Thiếu máu khi mang thai cần bổ sung gì? http://kienthucsinhsan.vn/4207/thieu-mau-khi-mang-thai-bo-sung-gi/ http://kienthucsinhsan.vn/4207/thieu-mau-khi-mang-thai-bo-sung-gi/#respond Tue, 18 Jul 2023 09:21:37 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=4207 Bổ sung dưỡng chất cho phụ nữ có thai là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các mẹ bầu bị thiếu máu. Vậy thiếu máu khi mang thai cần bổ sung gì? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Xem ngay: Thiếu máu khi mang thai cần bổ sung gì? 1

Hiểu nhanh về tình trạng thiếu máu khi mang thai

Thiếu máu khi mang thai hay thiếu máu thai kỳ là tình trạng suy giảm lượng huyết sắc tố và lượng hồng cầu trong máu ở mẹ bầu. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, chủ yếu bao gồm sự gia tăng nhu cầu về máu, chế độ ăn không cung cấp đủ sắt, acid folic, vitamin B12…

Khi bị thiếu máu, mẹ bầu có thể gặp phải các vấn đề như mệt mỏi, khó thở, da nhợt nhạt, nhức đầu và tim đập nhanh… Tình trạng này cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, bao gồm nguy cơ sinh non và suy dinh dưỡng. Đặc biệt, thiếu máu cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và thai nhi, trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Trẻ được sinh ra từ mẹ bị thiếu máu cũng dễ bị thiếu máu, dễ mắc các bệnh lý sơ sinh, đồng thời có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, thể chất về lâu dài.

Thiếu máu khi mang thai cần bổ sung gì?

Như đã nói ở trên, thiếu máu khi mang thai có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu là điều cần thiết để cải thiện tình trạng thiếu máu trong thai kỳ.

Dưới đây là những chất cần thiết mà bà bầu nên bổ sung để đối phó với thiếu máu khi mang thai:

Sắt

Sắt 1

Sắt là khoáng chất thiết yếu, đặc biệt cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu, giúp cung cấp oxy cho cơ thể. Trong thai kỳ, cùng với sự phát triển của thai nhi nhu cầu sắt của mẹ cũng sẽ tăng lên nhanh chóng.

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu thai kỳ. Chính vì vậy phụ nữ mang thai nên tăng cường bổ sung sắt từ các thực phẩm như: thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng, rau cải, bí ngô, đậu đen, đậu nành…

Đặc biệt, chuyên gia sản khoa cũng khuyến khích mẹ bầu sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt để đáp ứng nhu cầu sắt tăng cao trong thai kỳ, hạn chế tối đa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.

☛ Tìm hiểu thêm: Tại sao mẹ bầu cần bổ sung sắt?

Acid folic

Acid folic hay folate là một loại vitamin nhóm B quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu, duy trì sức khỏe và đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi. Thiếu acid folic sẽ khiến việc sản xuất hồng cầu giảm sút, dẫn tới thiếu máu, đồng thời làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Bà bầu có thể bổ sung axit folic từ các nguồn thực phẩm như rau cải, bông cải xanh, rau chân vịt, đậu nành, đậu đỏ, đậu bắp…

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm bổ sung axit folic nếu cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung nên được thực hiện theo chỉ dẫn cụ thể từ bác sĩ để đảm bảo liều lượng phù hợp và an toàn cho thai kỳ.

☛ Xem chi tiết: Tại sao nên bổ sung acid folic cho bà bầu?

Vitamin B12

Vitamin B12 1

Khi cơ thể không đủ vitamin B12, quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị gián đoạn, gây ra tình trạng thiếu máu. Do đó, vitamin B12 cũng là dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung khi bị thiếu máu.

Một số thực phẩm giàu vitamin B12 có thể kể đến gồm: Sữa, các chế phẩm từ sữa, trứng, thịt cá, thịt gia cầm, tôm, cua…

Vitamin C

Vitamin C có khả năng giúp tăng hấp thụ sắt từ thực phẩm, từ đó góp phần cải thiện chứng thiếu máu thai kỳ hiệu quả hơn. Ngoài ra, vitamin C còn có đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ hồng cầu khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giúp đảm bảo chức năng năng của các tế bào này.

Việc ăn đồng thời các thực phẩm giàu sắt và vitamin C sẽ giúp cải thiện quá trình hấp thụ và sử dụng sắt của cơ thể. Mẹ có thể bổ sung vitamin C từ trái cây và rau quả như cam, chanh, kiwi, dâu tây, ớt chuông, cà chua, rau chân vịt…

Ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm, bà bầu cũng nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để được theo dõi, đánh giá mức độ thiếu máu và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.

Thiếu máu khi mang thai tránh dùng gì?

Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các dưỡng chất có lợi cho quá trình tạo máu, mẹ bầu bị thiếu máu thai kỳ cũng cần tránh sử dụng các thực phẩm và các chất như:

Rượu bia

Rượu bia 1

Các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia… không được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu, nhất là với các trường hợp thiếu sắt.

Thường xuyên sử dụng rượu bia còn có thể khiến chức năng gan bị rối loạn, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và sử dụng sắt trong cơ thể, làm tình trạng thiếu máu thêm trầm trọng. Ngoài ra, chúng cũng làm quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể bị ảnh hưởng, gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Trà, cà phê

Chất tanin có trong trà và cà phê có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt, khiến cơ thể không nhận đủ lượng sắt cần thiết, từ đó làm tăng nguy cơ thiếu máu.

Mẹ hãy hạn chế việc uống trà và cà phê cùng với các bữa ăn giàu sắt ít nhất khoảng 2 giờ đồng hồ.

Thực phẩm chứa nhiều phytate

Thực phẩm chứa nhiều phytate 1

Phytate hay axit phytic là một chất có khả năng gắn kết với sắt trong hệ tiêu hóa, gây cản trở quá trình hấp thụ sắt. Do đó, khi thiếu máu, việc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa phytates là điều cần thiết. Nếu không, mẹ nên tránh sử dụng chúng cùng các thực phẩm giàu sắt.

Phytate này có nhiều trong các thực phẩm như lúa mỳ nguyên cám, gạo lứt, ngũ cốc… đặc biệt trong lớp cám bên ngoài của chúng.

Thực phẩm axit oxalic

Một vài thực phẩm có chứa acid oxalic như đậu phộng, rau mùi tây, chocolate… có thể cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể, do đó mẹ bầu bị thiếu máu nên hạn chế ăn các thực phẩm này hoặc tránh sử dụng chúng trong các bữa ăn giàu sắt

Không dùng sắt cùng lúc với canxi

Không dùng sắt cùng lúc với canxi 1

Canxi có thể tương tác với sắt và làm giảm sự hấp thụ sắt. Do đó mẹ nên hạn chế tiêu thụ thức ăn giàu canxi như sữa, sữa chua, sữa đậu nành và các sản phẩm từ sữa trong khi ăn thức ăn giàu sắt. Tốt nhất hãy bổ sung các chất này cách nhau khoảng 2 giờ để đảm bảo sự hấp thụ tối đa của cơ thể.

Đọc thêm: Lưu ý trong chế độ ăn uống cho bà bầu

Kết luận:

Thiếu máu khi mang thai có thể gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé. Để cải thiện, phòng ngừa tình trạng này, mẹ bầu nên chú trọng đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B12. Đặc biệt, đừng quên thăm khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt và các dưỡng chất một cách khoa học, phù hợp nhất.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/4207/thieu-mau-khi-mang-thai-bo-sung-gi/feed/ 0
Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày: Nguyên nhân & cách cải thiện http://kienthucsinhsan.vn/3581/di-ve-sinh-nhieu-lan-trong-ngay/ http://kienthucsinhsan.vn/3581/di-ve-sinh-nhieu-lan-trong-ngay/#respond Wed, 30 Dec 2020 09:24:46 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=3581 Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày khiến cuộc sống của người bệnh gặp khá nhiều phiền toái trong công việc, sinh hoạt cũng như cuộc sống. Vậy cách cải thiện thói quen đi vệ sinh nhiều lần trong ngày như thế nào để đạt hiệu quả tốt?

Triệu chứng đi vệ sinh nhiều lần trong ngày bạn cần biết

Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày (hay còn gọi là chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày) là tình trạng người bệnh hay có cảm giác mót tiểu, buồn vệ sinh, số lần tiểu nhiều hơn so với ngày bình thường.

Các triệu chứng thường gặp khi mắc chứng đi vệ sinh nhiều lần trong ngày như:

  • Số lần đi vệ sinh tăng nhiều rõ rệt trong một ngày.
  • Hay cảm giác muốn đi tiểu, không nhịn tiểu được lâu.
  • Có thể xảy ra tình trạng đi tiểu không kiểm soát được

Triệu chứng đi vệ sinh nhiều lần trong ngày bạn cần biết 1

Nếu đi vệ sinh nhiều lần gây ra bởi bệnh lý thì người bệnh có thể còn xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như:

  • Bị đi tiểu buốt kèm tiểu rắt.
  • Đi tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng thậm chí là xuất hiện cục máu đông nhỏ li ti trong nước tiểu.
  • Đau bụng dưới
  • Bàng quang căng tức
  • Đau vùng lưng, hông
  • Cơ thể bị mệt mỏi, sút cân…

Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày do nguyên nhân nào?

Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày có thể gây ra bởi các yếu tố bệnh lý hoặc do sự thay đổi thói quen sinh hoạt đột ngột của người bệnh. Cụ thể, một số bệnh lý có triệu chứng đi vệ sinh nhiều lần trong ngày như:

Bệnh đường tiết niệu gây đi vệ sinh nhiều lần trong ngày

Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày do nguyên nhân là các bệnh đường tiết niệu gây nên. Dưới đây là một số bệnh lý về đường tiết niệu thường gặp:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Tình trạng viêm nhiễm diễn ra gây kích thích lên bàng quang và niệu đạo, để làm rỗng bàng quang dẫn đến chứng buồn đi vệ sinh và hay đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Đồng thời kèm theo đó là các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu ra máu…

Hẹp niệu đạo: Hiện tượng hẹp niệu đạo có thể do chứng u xơ tiền liệt tuyến lành tính, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm niệu đạo mãn tính… gây ra. Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày là triệu chứng rất thường gặp của bệnh hẹp niệu đạo. Ngoài ra, có kèm theo các triệu chứng khác như đi tiểu đau buốt, máu trong nước tiểu, dương vật sưng to…

Viêm bàng quang kẽ: Chứng bệnh này thường không rõ nguyên nhân, các triệu chứng tiêu biểu như đau bụng dưới hoặc hố chậu, tiểu cấp, đi tiểu nhiều lần…

Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày do nguyên nhân nào? 1

Hội chứng bàng quang kích thích: Bàng quang co thắt không kiểm soát gây nên tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần ngay cả khi bàng quang ít nước tiểu và kèm theo là tiểu không kiểm soát

Ung thư bàng quang: Khối ung thư bàng quang phát triển, xâm lấn, chèn ép bàng quang dẫn tới chảy máu, đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, đi tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, khó tiểu, tiểu không hết, bị đau đớn khi rặn tiểu…

Sỏi và các dị vật đường tiết niệu: Do sự xuất hiện cảu sỏi hoặc một số dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu không hết…Kèm theo đó là một số triệu chứng như tiểu đau, nước tiểu ít, đau vùng thận và có thể có máu trong nước tiểu.

Suy tuyến thượng thận: Bệnh gây giảm tiết các hormone từ tuyến thượng thận. Ngoài bị đi vệ sinh nhiều lần trong ngày thì các triệu chứng suy tuyến thường thận khác có thể gặp như: mệt mỏi, ăn mất ngon, sụt cân, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, huyết áp thấp, hạ đường huyết và trầm cảm.

Đi vệ sinh nhiều lần do các bệnh nội tiết

Đái tháo đường: Đái tháo đường gây đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó người bệnh còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như rất khát nước, muốn uống nhiều nướ, lượng nước tiểu đi được mỗi lần rất nhiều, người mệt mỏi, chán ăn, cảm giác bị khô da, sụt cân…

Đái tháo nhạt: đi vệ sinh nhiều lần trong ngày do đái tháo nhạt thường đi kèm với tiểu số lượng nhiều (trên 2500 ml mỗi ngày).

Đi vệ sinh nhiều lần do các bệnh nội tiết 1

Do bệnh lý tuyến tiền liệt (ở nam giới)

U xơ tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt tăng sinh (tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt) có thể gây chèn ép vào niệu đạo, kích thích bàng quang ngay cả khi có ít nước tiểu vẫn muốn đi tiểu dẫn đến đi tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Viêm tuyến tiền liệt: Đây là căn bệnh thường xảy ra ở tuổi thanh và trung niên với các triệu chứng là đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, đi tiểu gấp, nước tiểu màu trắng, tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu chảy dạng tia nhỏ.

Do các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác cũng tác động gây tình trạng đi vệ sinh nhiều lần trong ngày như:

Do thay đổi uống nhiều nước đột ngột: Sự thay đổi thói quen uống nước nhiều nước hơn bình thường trong một ngày cũng có thể gây tình trạng đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân chủ quan (không phải do bệnh lý) nên chứng đi tiểu nhiều lần sẽ được cải thiện khi người bệnh cân bằng lại chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ.

Thần kinh tổn thương: Do tổn thương các dây thần kinh như tai biến mạch não, chấn thương tủy sống điều khiển hoạt động của bàng quang dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đi tiểu gấp…

Mệt mỏi, stress: Lo lắng mệt mỏi làm người bệnh trầm cảm, rối loạn giấc ngủ dẫn tới đi tiểu nhiều lần.

Sử dụng các loại thuốc có tác dụng lợi tiểu: Việc dùng thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp hoặc điều trị thừa dịch có thể gây tiểu nhiều lần.

Sau xạ trị khi điều trị ung thư (tuyến tiền liệt, bàng quang hay ung thư cơ quan vùng hố chậu…)

U vùng ngoài bàng quang: Xâm lấn, chèn ép kích thích bàng quang gây tiểu nhiều lần.

Cách cải thiện khi bị đi vệ sinh nhiều lần trong ngày

Trường hợp do bệnh lý gây ra

Đối với trường hợp người bệnh bị đi vệ sinh nhiều lần trong ngày do các bệnh lý gây ra, để chữa trị triệt để tình trạng đi vệ sinh nhiều lần trong ngày thì người bệnh sớm thu xếp thời gian đến thăm khám tiết niệu tại các địa chỉ Y tế uy tín để tìm chính xác các bệnh lý gây đi tiểu nhiều lần.

Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý gây đi vệ sinh nhiều lần trong ngày khác nhau, mức độ bệnh lý khác nhau và sức khỏe người bệnh khác nhau mà bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc kê đơn thuốc hoặc đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp không phải do bệnh lý gây ra

Đối với các trường hợp người bệnh bị đi vệ sinh nhiều lần trong ngày nhưng không phải do bệnh lý gây ra thì thường không cần dùng thuốc điều trị. Chứng đi vệ sinh nhiều lần trong ngày sẽ tự hết khi người bệnh cân bằng lại thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày.

Một số thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống góp phần cải thiện tình hình đi vệ sinh nhiều lần trong ngày người bệnh có thể tham khảo như:

Uống nước đầy đủ và đều đặn mỗi ngày từ 1,5 – 2 lit/ngày. Không uống quá ít hoặc quá nhiều nước. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn nên uống nước đều đặn, nên uống hơn 2 lít nước trong một ngày. Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối (sau 21h) để không bị mắc chứng tiểu đêm.

Trường hợp không phải do bệnh lý gây ra 1
Hạn chế thức uống có cồn để tránh đi tiểu nhiều lần (Nguồn: chuyeneva.vn)

Hạn chế thức uống có cồn vì nó làm tăng lượng nước tiểu như vậy sẽ đồng nghĩa với việc bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Giảm lượng caffein trong cơ thể: Caffein được biết đến như một chất lợi tiểu. Hạn chế lượng caffein sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát.

Nên hạn chế các thực phẩm có tính axit ví dụ như cam, chanh, cà phê, cà chua vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang dẫn tới đi tiểu nhiều hơn. Do đó nên hạn chế dùng các thực phẩm này để giảm thiểu tình trạng hiện tại.

Hạn chế đồ uống có gas : Những đồ uống có ga cũng rất dễ kích thích bàng quang, nếu mắc chứng đi tiểu nhiều, bạn cũng cần hạn chế uống các loại nước này.

Các gia vị nóng và chất ngọt không nên sử dụng vì chúng ảnh hưởng không tốt đến bàng quang nếu ăn nhiều.

Nên hỏi bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc để tránh tác dụng phụ do thuốc gây nên như tiểu nhiều lần…

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/3581/di-ve-sinh-nhieu-lan-trong-ngay/feed/ 0
Triệu chứng tiền mãn kinh và phương pháp điều trị http://kienthucsinhsan.vn/1245/trieu-chung-tien-man-kinh/ http://kienthucsinhsan.vn/1245/trieu-chung-tien-man-kinh/#respond Sun, 06 Dec 2020 07:43:49 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=1245 Người phụ nữ thường vào thời kỳ trước và sau khi tắt kinh xuất hiện một số triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ra mồ hôi, nóng trong người, mặt đỏ, bứt rứt trong người, cảm giác chân tay tê hoặc kiến bò ngoài da, hồi hộp hay quên, kinh nguyệt không đều, tóc hay bị rụng…

Triệu chứng tiền mãn kinh và phương pháp điều trị 1

Thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

Thời gian tiền mãn kinh trung bình là vào khoảng 4 năm, nhưng đối với một số phụ nữ, giai đoạn này có thể chỉ kéo dài một vài tháng hoặc tiếp tục trong khoảng thời gian dài hơn đến khoảng 10 năm. Thời kỳ tiền mãn kinh kết thúc khi người phụ nữ trải qua 12 tháng mà không có kinh nguyệt và bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn kinh.

Triệu chứng tiền mãn kinh

Khi đến tuổi mãn kinh, chị em thường gặp phải những triệu chứng lâm sàng như:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Bắt đầu kinh đến sớm muộn thất thường, lượng ít, hoặc nhiều có khi rất nhiều (băng huyết) hoặc ngưng đột ngột.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Nóng sốt, bừng bừng đỏ mặt, ra mồ hôi, hoa mắt, ù tai, nóng nảy, dễ tức giận hoặc lo nghĩ trầm cảm, lưng gối đau mỏi, đau đầu, họng khô nóng, miệng khô, nôn, buồn nôn, hồi h ộp, mất ngủ, hay quên, tư tưởng khó tập trung hoặc chân tay tê rần, cảm giác kiến bò.
  • Rối loạn chuyển hoá: Cơ thể mập ra, lên cân hoặc phù, tiêu chảy.
  • Vú mềm: Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sự thay đổi của các nồng độ estrogen làm cho các bộ phận sinh dục trên cơ thể của người nữ giới cũng bị tác động và giảm mất chức năng. Đặc biệt ở vùng mô vú, âm đạo… khiến nhão xệ và giảm đàn hồi hơn.
  • Tăng cân: Theo một nghiên cứu khi lượng estrogen bị giảm thấp thì cơ thể có xu hướng ăn nhiều hơn và ít hoạt động thể chất hơn. Việc lượng estrogen giảm cũng làm nguyên nhân dẫn đến tốc độ trao đổi chất giảm là một trong những nguyên nhân gây tăng cân đối với phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Tóc bị rụng nhiều: Bước vào giai đoạn này, ở một số chị em có thể rất dễ nhận thấy hiện tượng rụng tóc, tóc trở nên khô và giòn hơn (xem thêm: tóc rụng quá nhiều là bệnh gì?)
  • Đau đầu: Trong giai đoạn của tiền mãn kinh, nhiều chị em có thể cảm thấy đau nhức đầu nhiều hơn. Những cơn đau có thể kéo dài hoặc ngắn, gây ra nhiều bất lợi trong cuộc sống của chị em.
  • Giảm ham muốn tình dục: Khi phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh ít nhiều đều có sự thay đổi khiến cuộc sống bị đảo lộn. Đồng thời sự thay đổi về tâm lý, thay đổi về yếu tố nội tiết tố là những nguyên nhân dẫn đến giảm ham muốn tình dục ở chị em.
  • Khó tập trung: Biểu hiện của sự khó tập trung như mất định hướng, không thể tập trung tốt vào giải quyết được một công việc mà hay suy nghĩ hoặc lo lắng các vấn đề xung quanh.
  • Giảm trí nhớ: Khi người phụ nữ bước vào độ tuổi từ 40, 50 trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thì nồng độ hormone bị giảm mạnh. Điều này gây ra sự mất cân bằng và suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến sự tập trung và thay đổi việc lưu giữ và thu thập thông tin gặp khó khăn hơn.
  • Đau xương khớp bao gồm: đau khớp, cơ bắp và dây chằng. Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Nóng bừng: Hiện tượng nóng bừng hay còn gọi là bốc hỏa thường xuyên xảy ra ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Là những cảm giác đột nhiên bị nóng bừng ở các phần mặt và trên toàn cơ thể một cách bất thường, kéo dài từ 3 đến 5 phút sau đó giảm dần.
  • Đổ mồ hôi đêm: Có nhiều chị em thường gặp các cơn bốc hỏa vào ban ngày, tuy nhiên nhiều chị em cơn bốc hỏa lại đến chủ yếu vào ban đêm, khiến họ thức dậy cảm thấy nóng và ướt đẫm mồ hôi.
  • Lo lắng hoặc cáu kỉnh: Nhiều chị em thường cảm thấy không thoải mái, căng thẳng do sức khỏe và tinh thần thay đổi thất thường. Sự thay đổi này một phần là do đối diện với hội chứng tiền mãn kinh khiến không ít chị em có thể chấp nhận được. Mặt khác là do những sự thay đổi ở bên trong cơ thể là sự suy giảm nội tiết tố dẫn đến thay đổi tâm trạng ở chị em.
  • Mất ngủ: Giai đoạn tiền mãn kinh có thể khiến bạn bị mất ngủ hoặc phải thức dậy nhiều lần trong đêm. Nguyên nhân là do sự suy giảm của 2 nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm, bên cạnh đó là những cơn bốc hỏa đổ mồ hôi thường xuyên vào ban đêm khiến giấc ngủ của bạn trở nên khó khăn hơn.
  • Khô âm đạo: Thông thường các loại hormone estrogen là nội tiết chịu trách nhiệm chính sản xuất ra các chất dịch nhầy bôi trơn và làm ẩm ướt vùng âm đạo. Tuy nhiên đến tuổi tiền mãn kinh, nồng độ estrogen bị giảm dần làm cho âm đạo không tiết hoặc tiết ít nhầy dẫn đến độ ẩm của âm đạo không đủ, gây ra cảm giác đau và rát.
  • Da mặt, da tay khô: Khi phụ nữ chưa bước vào độ tuổi tiền mãn kinh thì lượng hormone nữ tiết ra vẫn đủ đảm bảo duy trì cho một làn da khỏe mạnh. Nhưng khi chị em bắt đầu chuyển sang giai đoạn tiền mãn kinh thì nồng độ estrogen giảm, lượng nước và lượng collagen cũng bị giảm dẫn đến da mặt, da tay bị khô.
  • Đi tiểu thường xuyên: hay không kiểm soát tiểu tiện đặc biệt khi hắt hơi, cười đều có thể dẫn đến tiểu tiện ngay. Điều này được giải thích là do bàng quang của chị em khi bước vào giai đoạn này bị giảm chức năng nên các hoạt động co bóp được diễn ra không theo ý muốn.

Làm thế nào để chẩn đoán tiền mãn kinh

Làm thế nào để chẩn đoán tiền mãn kinh 1

Thông thường để chẩn đoán hội chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ thì các bác sĩ dựa trên các triệu chứng như: hiện tượng tắc kinh, kinh nguyệt không đều, các thay đổi về hình dáng hoặc tâm sinh lý bên trong của chị em có các dấu hiệu như bốc hỏa, vã mồ hôi, mặt nóng bừng, mất ngủ, lo âu hoặc trầm cảm…

Ngoài ra, các bác sĩ có thể chẩn đoán giai đoạn tiền mãn kinh bằng phương pháp khác xét nghiệm nồng độ estrogen trên cơ thể nữ giới thông qua các cách như định lượng estrogen máu, định lượng Progesterol máu, định lượng FSH, LH máu hoặc siêu âm phụ khoa.

Các cách làm giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Đối với nhiều chị em khi bước vào giai đoạn này sẽ gặp phải những cú sốc tinh thần khá nặng nề và hoang mang. Để cải thiện những triệu chứng khó chịu này gây ra họ đã tìm đến với các phương pháp điều trị bằng cách uống cá loại thuốc tránh thai nhằm giảm các cơn bốc hỏa do hội chứng tiền mãn kinh gây ra. Một số chị em dùng phương pháp điều trị hocmone trực tiếp… tuy nhiên những phương pháp này về lâu dài sẽ không phải là phương pháp hữu hiệu nhất. Mà thay vào đó, chị em cần thực hiện thay đổi những thói quen sinh hoạt để cải thiện sức khỏe và đẩy lùi các triệu chứng của tiền mãn kinh gây ra nhanh hơn như:

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống và lối sống có thể không phải là liều thuốc chữa bệnh hữu hiệu nhất nhưng nếu chúng ta biết thực hiện đúng cách và phù hợp sẽ giúp cải thiện được tình trạng chất lượng trong cuốc sống. Về chế độ ăn uống để giúp cải thiện làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh bạn cần bổ sung vào chế độ ăn uống của mình thêm các chất như: chất đạm, axit béo omega-3, chất xơ, canxi.

  • Chất đạm: Thời kỳ mãn kinh là thời kỳ cơ thể của người phụ nữ phải trải qua nhiều sự thay đổi. Vì những sự thay đổi đó, cơ thể phải sử dụng thêm các chất dinh dưỡng nhất định cho nên bạn phải cần bổ sung thêm các chất protein cần thiết để giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể.

Các loại thực phẩm giúp bổ sung protein tự nhiên như: các loại thịt và cá, tôm, bạch tuộc, khô bò, các loại đậu, yến mạch, sữa đậu nành, các loại rau bông cải xanh, măng tây, nấm, …

  • Axit béo omega-3: Axit béo omega-3 có liên quan đến việc giảm viêm, cũng như cải thiện tâm trạng trầm cảm, lo lắng… là một trong những triệu chứng mà nhiều phụ nữ thường gặp phải trong thời kỳ tiền mãn kinh. Ngoài ra, bổ sung axit béo Omega-3 cũng giúp phụ nữ tiền mãn kinh có mái tóc dài nhanh, mềm mượt và giảm khô xơ, gãy rụng.

Các loại thực phẩm: Các loại cá hồi, cá trích, cá mòi; các loại dầu đậu nành và dầu hạt cải; quả óc chó; các loại rau có màu xanh đậm.

  • Chất xơ: Theo một số chuyên gia bạn nên cần ăn ít nhất khoảng 21gram chất xơ mỗi ngày. Các loại trái cây và rau quả là một trong những thực phẩm cung cấp lượng chất xơ cao cho cơ thể. Đặc biệt chất xơ cũng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lão hõa, giảm các triệu chứng căng thẳng, lo âu cho chị em trong giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Canxi: Khi độ tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương của bạn càng tăng lên. Để giữ sức khỏe xương của bạn trong tầm kiểm soát, hãy tăng lượng canxi lên khoảng 1.200 miligam mỗi ngày. Ngoài lượng Canxi thì vì lượng vitamin D cũng rất cần thiết và quan trọng cho xương trong giai đoạn này.

Các loại thực phẩm giàu canxi tốt cho sức khỏe: phô mai, sữa chua, cá mòi, cải xoăn, đậu bắp, hạnh nhân…

Thay đổi thói quen

Thay đổi thói quen 1

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, bạn cũng cần thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt để giúp giữ gìn sức khỏe và giảm các triệu chứng như:

Bỏ hút thuốc lá, rượu bia và các thực phẩm chứa các chất kích thích hoặc chất cồn gây ảnh hưởng không tốt tới sức cũng như sinh lý của chị em.

  • Ngủ đủ giấc và cố gắng sắp xếp giấc ngủ theo thời gian đồng hồ sinh học cố định.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
  • Ăn nhiều protein, axit béo omega-3, chất xơ và canxi
  • Hạn chế các chất béo bão hòa, các loại thực phẩm cay chứa nhiều chất bảo quản và đường.
  • Gặp các Bác sĩ tư vấn về các vấn đề liên quan đến tâm lý

Bổ sung sản phẩm Maxxhair

Viên uống Maxxhair là sản phẩm chăm sóc sức khỏe mái tóc từ bên trong được hàng triệu phụ nữ Việt tin dùng. Viên uống Maxxhair với thành phần gồm hoạt chất POLYKATIV chiết xuất từ mầm lúa gạo Nhật Bản được chứng minh có tác dụng gần tương đương với thuốc trị rụng tóc Minoxidil giúp hỗ trợ giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc hiệu quả cho phụ nữ nói chung và phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh nói riêng.

Ngoài ra, Maxxhair cũng chứa thành phần kẽm, L’arginin, vitamin B, Biotin, bột nấm tai mèo, Hà thủ ô đỏ đều là các hoạt chất có lợi giúp trị rụng tóc và bổ sung dinh dưỡng kích thích mọc tóc nhanh dài từ bên trong hiệu quả.

Để tìm nhà thuốc Maxxhair chính hãng mời bấm Ở ĐÂY

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các phương pháp giúp làm giảm triệu chứng tiền mãn kinh. Hy vọng với những thông tin trên giúp chị em vượt qua thời kỳ tiền mãn kinh một cách thoải mái và nhẹ nhàng nhất. Chúc chị em sức khỏe và hạnh phúc!

Theo suckhoesinhsan

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/1245/trieu-chung-tien-man-kinh/feed/ 0
Cách chữa bệnh đái dắt ở người lớn hiệu quả tại nhà http://kienthucsinhsan.vn/3543/cach-chua-benh-dai-dat-o-nguoi-lon/ http://kienthucsinhsan.vn/3543/cach-chua-benh-dai-dat-o-nguoi-lon/#respond Sat, 05 Dec 2020 04:48:21 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=3543 Đái rắt đái buốt là chứng rối loạn tiểu tiện hay gặp ở người lớn (cả nam giới và nữ giới) gây không ít rắc rối bất tiện cho sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh. Vậy có cách chữa bệnh đái dắt ở người lớn nào hiệu quả mà ít gây tái phát bệnh nhất? Hãy cùng kienthucsinhsan.vn điểm danh các cách chữa bệnh đái dắt ở người lớn hiệu quả ngay dưới đây nhé.

Bệnh đái dắt là gì?

Đái dắt còn được gọi là chứng bệnh đái dắt, là hiện tượng người bệnh rất buồn tiểu nhưng khi đi tiểu thường chỉ rặn được rất ít nước tiểu (dưới 100ml/lần). Khi vừa đi tiểu xong lại có cảm giác mót tiểu và cần phải đi tiểu tiếp. Người bệnh đái dắt thường có mức độ nhịn tiểu rất thấp. Trong trường hợp nặng sẽ không thể nhịn tiểu được và cần đi vào nhà vệ sinh liên tục.

Bệnh đái dắt là gì? 1
Tiểu rắt gây nhiều rắc rối cho người bệnh

Nguyên nhân gây đái rắt có thể do: Người bệnh bị nóng trong; do thay đổi thói quen sinh hoạt bất thường; hoặc do các bệnh lý gây ra như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, do phì đại tuyến tiền liệt (ở nam giới); do viêm âm đạo (ở nữ giới)…

Cách chữa bệnh đái dắt ở người lớn bằng hiệu quả tại nhà

Chữa đái dắt bằng râu ngô

Râu ngô là vị thuốc Nam có tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thông tiểu rất tốt. Uống nước ngô chữa trị đái dắt là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu đời.

Cách làm:

Dùng râu ngô tươi (hoặc khô đều được) đem rửa sạch và vẩy ráo nước. Sau đó cho râu ngô vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi khoảng 15 phút thì ngừng. Dùng nước râu ngô uống trực tiếp trong ngày, uống thay nước lọc hàng ngày.

Chữa đái dắt bằng bột sắn dây

Bột sắn dây từ lâu đã được biết đến là thức uống có tính mát, vị ngọt thanh, rất có lợi cho bàng quang và tiết niệu. Dùng bột sắn dây uống hàng ngày là cách phòng ngừa và chữa trị đái dắt hiệu quả mà chúng ta không nên bỏ qua.

Chữa đái dắt bằng bột sắn dây 1
Chữa đái dắt bằng bột sắn dây

Cách làm:

Cách 1: Tìm mua bột sắn dây (tại các địa chỉ uy tín). Sau đó đem pha với nước mát dùng uống trực tiếp. Mỗi lần uống 1 – 2 muỗng cafe bột sắn dây. Nếu người bệnh uống không quen có thể pha thêm đường để thức uống có vị ngon hơn.

Cách 2: Tự làm bột sắn dây bằng cách lấy củ sắn dây rửa sạch, thái thành lát mỏng rồi đem phơi khô. Sau đó đem giã nát và lọc lấy bột mịn. Dùng bột sắn dây dùng uống hàng ngày.

Chữa đái dắt bằng kim tiền thảo

Trong Đông y, kim tiền thảo là vị thuốc mang tính mát, hay được sử dụng trong các bài thuốc giúp thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, thông tiểu, điều trị các chứng rối loạn tiểu tiện như đái dắt, đái buốt, đi đái nhiều lần… hoặc dùng khi người bệnh bị viêm đường tiết niệu sẽ thấy hiệu quả khả quan.

Cách làm:

Dùng 30g kim tiền thảo + 10 ô dược + 15g xa tiền tử + 12g đào nhân cho vào nồi đun với 700ml nước. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun đến khi còn khoảng 400 – 500ml nước thuốc thì ngừng. Dùng nước thuốc chia thành 2 bữa và dùng uống 2 lần sáng – tối trong ngày, uống sau ăn khoảng 30 phút. Áp dụng đều đặn hàng ngày sẽ thấy chứng đái dắt giảm đi.

Uống nước cốt bí xanh chữa bệnh đái dắt

Uống nước cốt bí xanh chữa bệnh đái dắt 1
Uống nước cốt bí xanh chữa bệnh đái dắt

Cách 1:

Lấy 300g – 500g bí xanh (tùy vào khả năng ăn của người bệnh) nạo vỏ, rửa sạch rồi sắt thành miếng. Sau đó đem ép lấy nước cốt bí xanh. Dùng nước này uống trực tiếp, có thể pha thêm vài hạt muối tinh để thức uống ngon hơn. Ngày uống từ 1 – 2 cốc bí xanh sẽ dần thấy chứng đái dắt giảm đáng kể.

Cách 2:

Lấy 300g bí xanh gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành miếng nhỏ. Đem luộc chín với 100ml nước. Dùng ăn trực tiếp và uống hết cả nước.

Dùng phượng vĩ thảo chữa đái dắt

Theo nền Y học Cổ truyền, phượng vĩ thảo có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có khả năng điều trị viêm đường tiết niệu, trị đái buốt, đái rắt hoặc một số bệnh liên đến rối loạn tiểu tiện.

Cách làm:

Lấy khoảng 150g phượng vĩ thảo, rửa sạch rồi đem sắc với 1 lit nước vo gạo. Khi nồi sôi đun thêm 15 phút nữa sau đó dùng nước thuốc uống trực tiếp trong ngày. Kiên trì áp dụng khoảng 10 – 15 ngày sẽ thấy chứng đái dắt giảm dần.

Chữa đái dắt bằng rau mồng tơi

Trong Y học cổ truyền, rau mùng tơi là vị thuốc có tính mát, không độc, giúp nhuận tràng và có lợi tiểu, dùng điều trị chứng đái dắt đái buốt rất tốt.

Chữa đái dắt bằng rau mồng tơi 1
Chữa đái dắt bằng rau mồng tơi

Cách làm:

Dùng rau mồng tơi (lấy cả phần cẳng và lá) đem rửa sạch rồi để ráo nước cho vào đun với nước sạch (nên đổ nước ngập rau). Dùng nước sắc thu được uống thay nước lọc hàng ngày.

Lưu ý: Người bệnh bị lạnh bụng, đang bị đi ngoài không nên áp dụng cách chữa đái dắt này vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Chữa tiểu rắt bằng da vàng mề gà

Theo Đông y, mề gà có vị ngọt, tính bình có tác dụng tiêu thủy cốc, đi vào tỳ vị. Nhiều thầy thuốc Đông Y đã áp dụng cách da vàng mề gà khô vào điều trị tiểu buốt, tiểu rắt và tình trạng kiết lỵ,…

Cách làm:

Lấy khoảng 20 cái da vàng mề gà rửa sạch để ráo nước rồi ranh trên chải cho cháy rồi giã nhỏ. Sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản dùng dần, mỗi ngày uống với nước sôi để nguội sẽ không thấy tiểu buốt nữa.

Lưu ý

Trên đây là một số bài thuốc có tác dụng điều trị đái dắt có nguyên nhân do cơ thể bị nóng trong, người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt đột ngột; do người bệnh ăn nhiều đồ ăn cay nóng; chế độ sinh hoạt không hợp lý… hiệu quả. Ngoài ra, đây cũng là các bài thuốc dân gian có thể áp dụng hàng ngày để phòng ngừa tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, bí tiểu… và nhiều chứng rối loạn tiểu tiện khác do các nguyên nhân không phải bệnh lý gây ra.

Lưu ý 1
Đi thăm khám để có hướng chữa trị tiểu rắt do bệnh lý

Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh mắc đái dắt do các bệnh lý như: viêm bàng quang; sỏi hệ tiết niệu; viêm bao quy đầu; hẹp bao quy đầu; viêm tinh hoàn; viêm tuyến tiền liệt; u xơ tiền liệt tuyến; ung thư tuyến tiền liệt (ở nam giới); viêm âm đạo; viêm tử cung; u xơ tử cung (ở nữ giới); bệnh lậu… thì việc áp dụng các bài thuốc dân gian trên có thể không đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn do các chất kháng sinh trong cây lá dân gian không đủ mạnh để điều trị khỏi các bệnh lý.

Vì vậy, trong trường hợp người bệnh thấy chứng đái dắt kéo dài không khỏi hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian dài thì nên xếp thời gian đến thăm khám tại các cơ sở Y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe cũng như phát hiện sớm bệnh lý (nếu có), để từ đó có hướng điều trị kịp thời và phù hợp nhất.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/3543/cach-chua-benh-dai-dat-o-nguoi-lon/feed/ 0
Lãnh cảm sau sinh do đâu? Làm gì để cải thiện? http://kienthucsinhsan.vn/3338/lanh-cam-phu-nu-sau-sinh/ http://kienthucsinhsan.vn/3338/lanh-cam-phu-nu-sau-sinh/#respond Sun, 05 Jul 2020 03:42:16 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=3338 Lãnh cảm sau sinh là nỗi lo thầm kín của rất nhiều chị em. Do tâm lý e ngại nên chị em không biết giãi bày cùng ai và không có biện pháp giải quyết triệt để khiến tình trạng ngày càng nặng hơn. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây lãnh cảm sau sinh và cách khắc phục hiệu quả cho chị em nhé.

Lãnh cảm sau sinh do đâu? Làm gì để cải thiện? 1

Phụ nữ sau sinh bị lãnh cảm do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến chị em bị lãnh cảm sau sinh, cùng điểm qua những nguyên nhân chính khiến nhiều chị em rơi vào tình trạng này:

Nuôi con bằng sữa mẹ: Khi cho con bú, tuyến yên sẽ tiết ra một lượng lớn chất prolactin làm ức chế buồng trứng, giảm hàm lượng estrogen khiến âm đạo ít bài tiết dịch nhờn. Lượng chất nhờn tiết ra ít gây đau mỗi khi quan hệ tình dục gây giảm ham muốn. Nhiều chị em cảm thấy sợ và mất cảm hứng do quan hệ âm đạo bị co thắt mạnh, mỗi lần “gần gũi” cũng không được như mong muốn.

Ngoài ra, sự gia tăng hormone prolactin và sụt giảm estrogen còn được cho là nguyên nhân chính tác động gây hiện tượng rụng tóc sau sinh ở phụ nữ.

Một số chị em sử dụng thuốc tránh thai gây tiết chế sản sinh lượng testosterone trong cơ thể tương đương với việc chị em bị giảm ham muốn. Tốt nhất để cải thiện tình trạng, chị em nên dùng cách tránh thai an toàn, không gây tác dụng phụ để đảm bảo sức khỏe sinh lý cho mẹ sau sinh.

Lãnh cảm sau sinh còn xuất phát từ tâm lý bản thân luôn căng thẳng, mệt mỏi kéo dài do phải chăm con nhỏ, áp lực từ công việc, nhà cửa, đối nội đối ngoại…khiến nhiều chị em không còn tâm trí để dành cho “chuyện yêu”. Ham muốn cũng dần giảm đi, lâu dần dẫn tới lãnh cảm.

Phụ nữ sau sinh bị lãnh cảm do đâu? 1

Chăm sóc em bé vất vả khiến chị em không có tâm trí nghĩ tới “chuyện ấy”

Lãnh cảm do chị em tự ti về cơ thể sau sinh, tình trạng tăng cân khiến chị em mất đi dáng vẻ quyến rũ. Thêm vào đó, những vết rạn da, thâm nám trên cơ thể là tình trạng mà nhiều chị em phải đối mặt. Những tổn thương sau sinh chưa phục hồi được như vết khâu tầng sinh môn, vết mổ…khiến chị em không tự tin khi làm chuyện ấy. Thường thì chị em tìm cách né tránh quan hệ mặc cho chồng mời gọi đi chăng nữa.

Một số chị em mắc bệnh lý phụ khoa gây viêm nhiễm, khô rát vùng kín. Mỗi khi quan hệ cảm thấy đau và khó chịu nên không có ham muốn gần gũi bạn đời.

Tình cảm của chồng thay đổi là điều dễ hiểu, không có sự cảm thông và chia sẻ với phụ nữ càng khiến họ tăng thêm áp lực chuyện chăn gối. Vì vậy mà nhiều phụ nữ càng cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng thậm chí sợ thân mật với chồng.

Dấu hiệu của chứng lãnh cảm sau sinh

  • Ít hoặc không có hứng thú với quan hệ tình dục
  • Không có suy nghĩ hay tư tưởng về sex
  • Mỗi lần quan hệ khó đạt cực khoái
  • Mỗi lần được kích thích không có ham muốn, bộ phận sinh dục không có cảm giác hào hứng
  • Quan hệ đau rát khiến nhiều phụ nữ cảm thấy khó chịu
  • Sợ đụng chạm lên những vùng nhạy cảm, những cử chỉ âu yếm từ bạn đời

Ngoài ra, ở những nhóm chị em bị lãnh cảm do suy giảm nội tiết tố có một số dấu hiệu như: thân hình chảy xệ, vòng 2 to ra và đường cong kém hấp dẫn cùng với đó là hàng loạt vấn đề về da như nám, sạm, thâm, da thô ráp, giấc ngủ kém, tinh thần khó chịu, bứt rứt. Ở chị em tiền mãn kinh thì gặp phải những cơn bốc hỏa, bệnh rối loạn chuyển hóa.

Làm gì để khắc phục lãnh cảm sau sinh?

“Chuyện yêu” là yếu tố rất quan trọng trong đời sống vợ chồng giúp vợ chồng hiểu nhau hơn, yêu thương và hàn gắn những khúc mắc trong cuộc sống. Để lấy lại ham muốn là điều vô cùng cần thiết không chỉ giúp tình cảm vợ chồng bền vững, hạnh phúc gia đình êm ấm. Dưới đây là một số cách cải thiện:

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn: Cho dù bận bịu tới mức mức chị em cũng phải nhớ dành thời gian để chăm chút cho bản thân và lấy lại năng lượng. Hãy cố gắng xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp tập luyện bằng các bài tập thể dục…

Thực hiện các bài tập thể dục giúp lấy lại vóc dáng vốn có, cải thiện cân nặng từ đó giúp xóa bỏ tự ti về cơ thể sau sinh của phụ nữ.

Với chồng cần quan tâm, giữ tinh thần lạc quan, chia sẻ với vợ về những khó khăn trong cuộc sống. Không nên trách móc, nặng lời với vợ mỗi khi vợ từ chối quan hệ. Chia sẻ bớt việc nhà để vợ có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Nên quan tâm tới cảm xúc của vợ nhiều hơn để cảm thông cho cô ấy giúp cô ấy vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Làm gì để khắc phục lãnh cảm sau sinh? 1

Chồng cần quan tâm, chia sẻ với vợ giúp vợ giảm bớt áp lực, sát cánh cùng vợ điều trị

Lãnh cảm sau sinh do thay đổi nội tiết tố cần có biện pháp cải thiện sinh lý bằng chế độ ăn uống, tập luyện. Có thể kết hợp sử dụng sản phẩm bổ sung nội tiết tố nữ từ thảo dược thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe sinh lý tốt nhất. Chú ý, sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Chị em lãnh cảm do tác dụng phụ của thuốc cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra biện pháp khác hợp lý hơn. Nếu lãnh cảm do bệnh lý cần thăm khám cụ thể và có biện pháp điều trị triệt để.

Lãnh cảm gây khô rát khi quan hệ, chị em có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm bôi trơn giúp cải thiện tình trạng ngay lập tức khiến cho “cuộc yêu” không còn trở thành nỗi ám ảnh của chị em. Mặt khác, tìm những tư thế quan hệ phù hợp tránh gây tổn thương âm đạo. Nên quan hệ khi cơ thể khỏe mạnh, không gian riêng tư để cuộc yêu trở nên hoàn hảo hơn.

Trên đây là những chia sẻ về chứng lãnh cảm sau sinh ở phụ nữ và cách lấy lại ham muốn. Hi vọng, qua những thông tin trên chị em có thể tìm lại hứng thú chăn gối cho bản thân sau khi làm mẹ.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/3338/lanh-cam-phu-nu-sau-sinh/feed/ 0
Tổng hợp mẹo chữa khô hạn ở phụ nữ tại nhà http://kienthucsinhsan.vn/3335/meo-chua-kho-han-phu-nu/ http://kienthucsinhsan.vn/3335/meo-chua-kho-han-phu-nu/#respond Sat, 04 Jul 2020 08:11:29 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=3335 Khô hạn hay còn gọi là khô âm đạo gặp khá phổ biến ở nữ giới đặc biệt ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh và sau sinh. Do “thiếu nước” nên mỗi lần quan hệ đều cảm thấy đau đớn, khó chịu và không cảm nhận được khoái cảm. Có nhiều chị em sợ chồng mất hứng nên vẫn gắng chịu mặc dù bản thân không muốn. Để cải thiện tình trạng khô hạn, chị em có thể tham khảo một số mẹo sau.

Tổng hợp mẹo chữa khô hạn ở phụ nữ tại nhà 1

Dấu hiệu nhận biết khô hạn ở phụ nữ

Những dấu hiệu dưới đây cảnh báo tình trạng “khô hạn” mà nhiều chị em đang phải đối mặt:

  • Đau khi quan hệ tình dục: Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất nếu bị khô âm đạo. Khi cơ thể phụ nữ được kích thích, âm đạo tiết ra chất nhờn để giao hợp dễ dàng. Tuy nhiên, khi âm đạo bị khô sẽ không đủ tiết nhờn gây cảm giác đau khi quan hệ. Tình trạng này kéo dài gây tâm lý sợ quan hệ dẫn tới lãnh cảm.
  • Nóng rát âm đạo: Âm đạo bình thường có độ pH nhất định giúp duy trì độ ẩm và ngăn chặn một số vi khuẩn và nấm men gây hại. Khi môi trường pH mất cân bằng, âm đạo không đủ độ ẩm cần thiết dẫn tới khô, nóng rát âm đạo.
  • Ngứa âm đạo: Âm đạo khô tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ngứa âm đạo, đôi khi có dịch xanh, dịch vàng và có mùi hôi khó chịu nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.

Cách trị khô âm đạo ngay tại nhà vô cùng đơn giản

Vitamin E

Vitamin E không chỉ tốt cho cơ thể phụ nữ mà còn có tác dụng cải thiện khô hạn từ bên trong. Ngoài bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E bạn có thể kết hợp sử dụng vitamin E để matxa vùng kín mỗi ngày. Lưu ý vệ sinh sạch sẽ sau khi matxa để cảm nhận được hiệu quả nhanh nhất.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, nó có mặt ở hầu hết các cơ quan đặc biệt là điều kiện cơ bản giúp phụ nữ tạo chất tiết làm trơn âm đạo mỗi khi quan hệ. Do đó, để cải thiện tình trạng khô rát vùng kín chúng ta nên bổ sung nước mỗi ngày. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp cải thiện khô âm đạo, giảm các triệu chứng đau rát khi quan hệ, giúp âm đạo mềm và ẩm hơn.

Chế độ ăn uống hợp lý

Để cải thiện tình trạng khô hạn, chị em nên bổ sung các thực phẩm dưới đây giúp “cô bé” nhiều nước:

Thực phẩm chứa vitamin A, C, E:  Những vitamin này có khả năng cải thiện khô âm đạo một cách hiệu quả. Hãy bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, C, E vào thực đơn mỗi ngày như bí ngô, cà rốt, rau lá xanh đậm như bông cải, rau chân vịt, các loại trái cây giàu vitamin C như kiwi, bưởi, ổi…

Các thực phẩm giàu probiotics là bổ sung các vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật. Ngoài ra, chúng còn giúp cân bằng pH trong âm đạo, chống viêm nhiễm từ bên ngoài.

Bổ sung các thực phẩm tăng cường estrogen: Một trong những nguyên nhân gây khô âm đạo do cơ thể giảm sút estrogen một cách rõ rệt. Vì vậy, nên bổ sung các thực phẩm tăng cường estrogen để cải thiện tình trạng như các loại đậu, đậu nành, các chế phẩm đậu nành như giá đỗ, sữa đậu nành…

Tham khảo chi tiết: 6 nhóm thực phẩm chống khô hạn phụ nữ cần bổ sung

Tinh thần vui vẻ, giảm stress

Stress là nguyên nhân khiến nhiều chị em bị khô hạn, đau rát mỗi khi quan hệ. Để cải thiện tình trạng, hãy giữ tinh thần vui vẻ, tránh xa căng thẳng giúp phụ nữ giải tỏa áp lực. Tham gia những hoạt động có lợi cho sức khỏe tinh thần như yoga, thiền, đọc sách, nghe nhạc, thư giãn…

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh chứa hóa chất khiến cô bé mất cân bằng pH, mất đi độ ẩm vốn có và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do đó, nên lựa chọn sản phẩm vệ sinh an toàn, có độ ph phù hợp, có thành phần thiên nhiên lành tính để khắc phục tình trạng khô âm đạo. Không nên thụt rửa quá sâu dễ dẫn tới viêm nhiễm.

Sử dụng các chất bôi trơn phù hợp

Có thể lựa chọn sản phẩm bôi trơn để khắc phục tình trạng khô rát khi quan hệ. Tuy nhiên, đây là phương án tạm thời chứ không giải quyết triệt để vấn đề. Thậm chí, nếu sử dụng loại gel kém chất lượng có thể gây hại cho “cô bé” nhiều hơn.

Dành nhiều thời gian cho màn dạo đầu

Trong mỗi cuộc yêu, màn dạo đầu rất quan trọng. Nếu bỏ qua màn dạo đầu, cơ thể phụ nữ chưa được kích thích đủ sẽ khó đạt khoái cảm, âm đạo cũng không tiết đủ nhờn sẵn sàng cho việc quan hệ. Do đó, hãy chú ý màn dạo đầu chất lượng giúp cơ thể phụ nữ thoải mái, tiết đủ hormone cần thiết khắc phục tình trạng khô âm đạo.

Bổ sung nội tiết tố

Trong nhiều trường hợp, cơ thể bị thiếu hụt nội tiết tố khiến âm đạo bị khô. Để giải quyết tận gốc vấn đề này chị em bổ sung nội tiết tố đầy đủ cho cơ thể. Bổ sung thông qua thực phẩm hàng ngày, thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Tuy nhiên, sử dụng bất kì sản phẩm hay thuốc bổ sung nội tiết tố cần theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về sử dụng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo thêm: 5 bài tập yoga giúp điều trị rối loạn nội tiết tố ngay tại nhà

Lưu ý khi tự ý điều trị khô âm đạo tại nhà:

Bất kì phương pháp điều trị khô hạn ở phụ nữ cũng tiềm ẩn những rủi ro đặc biệt là những phương pháp chưa được nghiên cứu và kiểm chứng. Do đó, dùng bất cứ loại thuốc nào hay đặt vào trong âm đạo cũng có khả năng làm thay đổi độ pH và có nguy cơ bị nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng nấm men. Tốt nhất, người bệnh nên tới gặp bác sĩ để có thể nhận được lời khuyên phù hợp từ các liệu trình điều trị khô âm đạo chuyên sâu.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/3335/meo-chua-kho-han-phu-nu/feed/ 0
Những kinh nghiệm mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh http://kienthucsinhsan.vn/3315/mang-thai-giai-doan-tien-man-kinh/ http://kienthucsinhsan.vn/3315/mang-thai-giai-doan-tien-man-kinh/#respond Thu, 28 May 2020 07:28:40 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=3315 Bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, nhiều chị em vẫn còn mong muốn với “thiên chức làm mẹ”. Tuy nhiên, đối với nhiều người mang thai trong giai đoạn này quả thật không hề dễ dàng. Dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho các mẹ khi mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh cần chú ý những gì? Các chị em cùng tham khảo.

Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là gì? 1

Tiền mãn kinh là giai đoạn trong cơ thể của người phụ nữ có những sự thay đổi về nội tiết tố estrogen, suy giảm bộ phận sinh dục, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, lão hóa cơ thể…

Tiền mãn kinh có thể đến sớm hoặc có thể xảy ra muộn khác nhau ở mỗi người và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến di truyền, chế độ ăn uống và sinh hoạt, nghề nghiệp hay cơ địa…

Phụ nữ khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh thường cảm thấy cơ thể bị uể oải, suy nhược thần kinh, da trở nên mỏng và khô, sạm nám, tóc bị rụng nhiều, tóc khô xơ gãy rụng kèm theo đó là hàng loạt các vấn đề liên quan đến sức khỏe như xương khớp, bệnh đường sinh dục hay vấn đề tim mạch, thần kinh. Đặc biệt ở một số chị em thường cảm thấy nóng nảy, gắt gỏng, mệt mỏi, khó ngủ, toát mồ hôi đêm hoặc dễ bị trầm cảm nhẹ… Tuy nhiên tùy thuộc vào từng người mà những dấu hiệu này biểu hiện khác nhau. Có người bị ít hoặc bị nhiều, hoặc mức độ các triệu chứng nặng nhẹ là khác nhau.

Mang thai tuổi tiền mãn kinh

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ vẫn có khả năng mang thai. Tuy nhiên khả năng mang thai trong giai đoạn này là rất thấp. Bởi vì trong giai đoạn này là lúc chị em chưa hết kinh nguyệt hẳn, buồng trứng vẫn hoạt động. Trước khi ngừng hẳn, buồng trứng có thể sẽ hoạt động hết công suất, một vài nang trứng sẽ chín và rụng bất chợt. Do vậy ở giai đoạn này, nếu chị em không muốn có thai ngoài ý muốn thì cần phải thực hiện một số biện pháp tránh thai hợp lý.

Những rủi ro có thể gặp khi mang thai giai đoạn tiền mãn kinh

  • Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh đồng nghĩa với sức khỏe của chị em bị giảm sút, cơ thể hình dạng bên ngoài bị thay đổi khá nhiều.
  • So với phụ nữ trẻ tuổi, thì những chị em mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có nguy cơ đối diện với nhiều bất cập như:
  • Thai yếu hoặc khả năng thụ tinh thấp.
  • Bị đái tháo đường thai kỳ, từ đó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Phụ nữ lớn tuổi thường không đủ sức để sinh thường mà phải sinh môr
  • Huyết áp cao, đây là một trong những nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi mãn kinh. Nếu trong quá trình thai kỳ mà mẹ gặp phải hiện tượng này, các bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi và cho dùng thuốc để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
  • Dễ mắc phải tình trạng nhau tiền đạo gây chảy máu cho mẹ.
  • Sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, dị tật cơ xương hoặc các bệnh liên quan đến phổi hoặc tim mạch.
  • Trẻ dễ bị chậm phát triển hoặc gặp các vấn đề về nhận thức.

Kinh nghiệm mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh

Kinh nghiệm mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh 1

Mang thai là một giai đoạn quan trọng và đòi hỏi chị em phải cần chuẩn bị và chăm sóc kỹ lưỡng. Đặc biệt đối với những chị em trong giai đoạn độ tuổi tiền mãn kinh thì gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Dưới đây là một số kinh nghiệm cho các mẹ giảm thiểu rủi ro khi mang thai tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.

  • Trước tiên trong giai đoạn mang thai, các mẹ cần chú ý đến chăm sóc sức khỏe của bản thân. Chị em nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc nặng nhọc, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Bổ sung các loại vitamin và axit folic trước ba tháng dự định có thai để tăng khả năng thụ thai.
  • Chị em cần chú ý trong vấn đè quan hệ tình dục, tốt nhất nên kiêng trong 3 tháng đầu và những tuần cuối của thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé được an toàn nhất.
  • Duy trì chỉ số khối cơ thể BMI ở mức thích hợp từ 18,5 – 24,9% trước khi muốn mang thai. Chị em cũng cần chú ý tránh dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và các loại thức ăn nhanh điều này gây không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Ngoài ra, để tham bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, các chị em cần thực hiện một số xét nghiệm như chụp X- quang tuyến vú, xét nghiệm PAP, hemoglobin, lipid, xét nghiệm đái tháo đường… những xét nghiệm này rất hữu ích trong việc tìm ra các yếu tố nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho các chị em. Đối với những chị em khi có các dấu hiệu của việc mang thai, cần khẩn trương đi khám để có những biện pháp bảo vệ thai nhi được tốt nhất.

Chúc các chị em có sức khỏe tốt và luôn hạnh phúc!

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/3315/mang-thai-giai-doan-tien-man-kinh/feed/ 0
Đừng để nguội lạnh “chuyện vợ chồng” đến giai đoạn tiền mãn kinh http://kienthucsinhsan.vn/3302/dung-de-nguoi-lanh-chuyen-vo-chong-giai-doan-tien-man-kinh/ http://kienthucsinhsan.vn/3302/dung-de-nguoi-lanh-chuyen-vo-chong-giai-doan-tien-man-kinh/#respond Thu, 28 May 2020 01:59:54 +0000 http://kienthucsinhsan.vn/?p=3302 Mãn kinh là giai đoạn thay đổi lớn nhất của người phụ nữ về cả hình dáng bên ngoài lẫn sức khỏe và tâm sinh lý ở bên trong. Đặc biệt là trong chuyện ấy chị em thường bị mặc cảm hoặc lãnh cảm không còn cảm giác mong muốn, dẫn đến mối quan hệ vợ chồng ít nhiều bị nguội lạnh.

Thực hư về sự ham muốn tình dục ở tuổi mãn kinh

Thực hư về sự ham muốn tình dục ở tuổi mãn kinh 1

Khi phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh thì bộ phận sinh dục bắt đầu ngừng hẳn việc sản sinh ra các nội tiết tố estrogen và progesterone. Điều này khiến chị em phụ nữ không còn ham muốn chuyện vợ chồng nhiều.

Lý giải về sự thay đổi ham muốn quan hệ này là do:

Do thay đổi nồng độ Progesterone

Đây là một trong những hocmon quan trọng trong việc thúc đẩy ham muốn quan hệ tình dục ở người phụ nữ. Đặc biệt ở thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh thì hocmon Progesteron sẽ không còn được tiết ra nữa, nên mức độ ham muốn tình dục ở phụ nữ gần như không còn nữa.

Do thay đổi nồng độ Estrogen

Tương tự như hormone Progesterone, sự thay đổi nồng độ estrogen của người phụ nữ đến giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cũng bị giảm dần.

Sự thiếu hụt hai loại hormone này làm cho người phụ nữ khi quan hệ tình dục không tiết ra được chất nhầy làm cho cuộc yêu trở lên đau rát và khó chịu. Mặt khác, khi đến độ tuổi này một số thay đổi bên trong của cơ quan sinh dục tuổi tiền mãn kinh làm chị em tự ti và không thoải mái trong việc quan hệ.

Các cách hâm nóng chuyện ấy cho phụ nữ mãn kinh

Một số cách dưới đây giúp chị em có thể cải thiện chuyện ấy trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh như:

1. Bổ sung thêm nhiều thực phẩm làm tăng ham muốn

Bí quyết để cải thiện tình trạng tăng ham muốn ở nữ giới là chị em bôt sung một số thực phẩm lành mạnh như socola đen, hàu, đậu nành, quả lựu, bơ…

Socola đen: Socola đen là thực phẩm có tác dụng tăng ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới. Việc chị em thường xuyên bổ sung loại thực phẩm này sẽ giúp cho cơ thể được cung cấp một lượng trytophan lớn – đây là chất đóng vai trò khá quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh cho cơ thể luôn cảm thấy hưng phấn và lạc quan.

Đồng thời trong thành phần của Socola còn chứa nhiều chất khác như flavonoid, catechin và phenol có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy hoạt động của não bộ và giảm tình trạng căng thẳng thần kinh.

Hàu: Hàu là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin D, vitamin B1, B12, b3, Sắt, Kẽm, Đồng, Magie, Phốt pho, selen, mangan… Hàu là thực phẩm chứa nhiều sắt – nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu và giảm nguy cơ thiếu sắt. Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất trong hàu cũng là các vi chất cần thiết giúp tóc mọc nhanh dài, hỗ trợ cải thiện tình trạng rụng tóc thường gặp ở chị em tuổi trung niên.

Chính vì vậy, đừng quên bổ sung từ 3 – 4 bữa hàu/ 1 tuần để cải thiện được tình trạng sống lượng hồng cầu, cải thiện thiếu máú, làm tóc khỏe đẹp và tăng cường ham muốn của nữ giới đối với “chuyện ấy”.

Qủa bơ: Bơ là loại trái cây bổ dưỡng, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Giúp nữ giới nâng cao sức khỏe, cải thiện vóc dáng và tăng ham muốn ở nữ giới.

Chuối: Chuối có chứa nhiều kali và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Việc bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp chị em giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, đặc biệt cải thiện tình trạng sinh lý ở nữ giới.

Bên cạnh đó, loại quả này còn kích thích não bộ phóng thích serotonin có tác dụng tạo cảm giác hưng phấn, lạc quan và kích thích cảm xúc thăng hoa khi “ái ân”.

2. Thay đổi thói quen, chế độ tập luyện

2. Thay đổi thói quen, chế độ tập luyện 1

Song song với việc bổ sung các loại thực phẩm làm tăng ham muốn chị em cần kết hợp với chế độ tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt và lối sống lành mạnh. Một số bài tập dành cho phụ nữ mãn kinh như yoga, dưỡng sinh, thiền, đi bộ…

3. Liệu pháp tâm lý

Yếu tố tâm lý ở phụ nữ mãn kinh là một trong những rào cản dẫn đến quan hệ tình dục khó khăn hơn. Do đó việc cải thiện tâm lý là một biện pháp rất quan trọng để giúp chị em tăng ham muốn và hâm nóng chuyện vợ chồng.

Một số cách để cải thiện tâm lý cho chị em trong giai đoạn này như:

  • Nói chuyện với chuyên gia trị liệu. Nếu chị em bị gặp tình trạng này có thể gọi điện cho các bác sĩ tâm lý về tình trạng các vấn đề mà mình đang gặp phải và sau đó nhờ các chuyên gia tư vấn đưa ra những lời khuyên thích hợp để cải thiện.
  • Giao tiếp với bạn đời cởi mở hơn và thử nghiệm những cái mới như: dùng toys, xem phim, đọc sách… để cả hai cùng hiểu nhau hơn và đồng cảm giúp cuộc yêu được thăng hoa.

4. Sử dụng chất bôi trơn

Ở giai đoạn tiền mãn kinh phụ nữ không còn khả năng sản sinh ra các nồng độ estrogen khiến âm đạo trong tình trạng khô hạn. Do đó việc sử dụng một số chất bôi trơn có thể giúp chị em tận hưởng niềm vui.

5. Liệu pháp hormon HRT

Liệu pháp hormone HRT cũng là một trong những phương pháp được dùng để cải thiện sự thay đổi nồng độ estrogen và progestogen trong cơ thể nữ giới.

Một số tác dụng chính của liệu pháp HRT

  • Bổ sung trực tiếp các estrogen để làm giảm các triệu chứng vận mạch của cơ thể, đẩy lùi lão hóa da, và ngăn ngừa loãng xương, tim mạch…
  • Giúp đẩy lùi sự lão hóa da và giảm thiểu các triệu chứng teo khô ở sinh dục của phụ nữ.
  • Giúp tăng các dịch nhầy ở âm đạo, làm tăng ham muốn tình dục cho chị em.

Tuy nhiên trong quá trình điều trị phương pháp này cũng có một số nhược điểm như tăng nguy cơ bị ung thư nội tử cung và các bệnh ở vú, tăng huyết áp và tăng các bệnh huyết khối… do đó phương pháp này chỉ được bác sĩ chuyên khoa điều trị chỉ định trong từng trường hợp.

]]>
http://kienthucsinhsan.vn/3302/dung-de-nguoi-lanh-chuyen-vo-chong-giai-doan-tien-man-kinh/feed/ 0