Xuất tinh ra máu cần phân biệt với các trường hợp tinh dịch có lẫn máu từ ngoài vào như rách hãm quy đầu, rách, rạn rách da quy đầu, đặc biệt trong những trường hợp quan hệ mạnh.
Biểu hiện xuất tinh ra máu
Bình thường, tinh dịch (dịch xuất ra ở đầu dương vật khi xuất tinh) có màu trắng ngà. Khi tinh dịch có máu (đại thể-bằng mắt thường thấy tinh dịch có màu đỏ, hồng hoặc vi thể-khi xét nghiệm thấy có máu trong tinh dịch) thì gọi là xuất tinh ra máu.
Có nhiều người phàn nàn có xuất tinh ra máu nhưng thực ra máu ở đây là do quan hệ quá mạnh, đặc biệt khi có dùng bao cao su, sau khi xuất tinh thấy tinh dịch trong bao cao du có màu hồng.
Trong quá trình điều trị, chúng tôi yêu cầu xuất tinh lại trong điều kiện bình thường thì hoàn toàn không có máu trong tinh dịch. Những trường hợp này chỉ cần khuyên thay đổi cách quan hệ tình dục là đã có thể khắc phục được tình trạng có máu lẫn trong tinh dịch.
Xuất tinh máu thường phối hợp với các dấu hiệu đau khi đi tiểu, đau khi xuất tinh, đau khi đi ngoài, cảm giác căng vùng bìu, phù nề hoặc căng vùng háng, đau lưng, sốt hoặc rét, đái máu.
Nguyên nhân gây xuất tinh ra máu
Các bệnh của niệu đạo, tinh hoàn, mào tinh hoặc tuyến tiền liệt cũng có thể gây xuất tinh máu. Các nguyên nhân thường hay được nhắc tới là viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm lao mào tinh hoàn-tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo.
Thông thường, xuất tinh máu thường xuất hiện đột ngột và cũng mất đi đột ngột, ít để lại di chứng gì nguy hiểm.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp mà nguyên nhân không rõ ràng, triệu chừng xuất tinh ra máu xuất hiện đơn độc, không có triệu chứng khác kèm theo thì thường chúng tôi giải thích kỹ cho bệnh nhân rằng đây là lần đầu tiên, hãy theo dõi thêm và nếu có biểu hiện tiếp tục thì quay lại khám ngay.
Nếu xuất tinh ra màu máu bất thường hoặc kéo dài, tái diễn nhiều lần thì cần xét nghiệm phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu tìm vi khuẩn, xét nghiệm tinh dịch đồ, cấy tinh dịch tìm vi khuẩn, xét nghiệm tinh dịch đồ, cấy tinh dịch tìm vi khuẩn, siêu âm tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt. Trong một số trường hợp có thể phát hiện được viêm túi tinh, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt.
Nếu chấn thương nhẹ thì chỉ cần các phương pháp hỗ trợ như nghỉ ngơi, chườm đá và theo dõi các triệu chứng. Nếu chấn thương nặng có thể phải can thiệp phẫu thuật.
Có nhiều nguyên nhân gây xuất tinh máu: viêm, nhiễm khuẩn, tắc nghẽn, hoặc chấn thương bất cứ vị trí nào của đường dẫn tinh.
Điều trị xuất tinh ra máu
Việc điều trị xuất tinh ra máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Trường hợp bị viêm nhiễm phải điều trị bằng kháng sinh.
Những trường hợp viêm mạn tính cần phải điều trị lâu dài và bệnh nhân cần phải kiên trì, nhất là do lao thì phải điều trị 6-9 tháng liên tục với nhiều loại thuốc phối hợp.
Nếu tắc do u thì có thể phải điều trị u bằng phẫu thuật, tia xạ hoặc hoá trị liệu.
Vì những lý do trên nên bệnh nhân bị xuất tinh máu nhất thiết không được tự chữa ở nhà mà cần đi khám nay khi có biểu hiện bất thường.
theo hiemmuon