Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á và là một trong 5 nước có tỉ lệ phá thai cao nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Daniel Goodkind năm 1994 tổng tỷ suất phá thai là 2,5 – nghĩa là mỗi phụ nữ Việt Nam đã phải trải qua 2,5 lần trong cả cuộc đời sinh đẻ của mình.
Theo kết quả điều tra Y tế quốc gia 2001-2002 gần 12% phụ nữ đang có chồng đã từng phá thai trong 5 năm qua. Phá thai thực sự là một thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang phải đối mặt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), mặc dù tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng.
Theo điều tra DHS 1997 phụ nữ nông thôn có tỷ lệ phá thai cao hơn thành thị, điều này được lý giải có thể một phần do sức ép của chương trình kế hoạch hoá gia đình và sự cung cấp phương tiện tránh thai không được thích ứng. Nhưng từ những năm 2000 trở lại đây, số liệu cho thấy xu hướng tỷ lệ NPT thành thị lại cao hơn nông thôn, 2001 tỷ lệ phá thai thành thị là 1,7% và nông thôn là 1,2%, tương ứng đến năm 2008 là 1,1% và 0,9% (Bảng 1).
Bảng 1. Tỷ lệ (%) phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt của phụ nữ 15-49 tuổi theo thành thị, nông thôn
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2010
|
Toàn quốc
|
1,3
|
1,1
|
1,7
|
1,2
|
1,0
|
1,1
|
0,7
|
1,0
|
0,8
|
Thành thị
|
1,7
|
1,1
|
1,9
|
1,3
|
1,0
|
1,4
|
0,6
|
1,1
|
0,8
|
Nông thôn
|
1,2
|
1,1
|
1,7
|
1,2
|
1,0
|
0,9
|
0,8
|
0,9
|
0,8
|
Nguồn: TCTK. Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2010.
Trong số những trường hợp phá thai cho thấy những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ phá thai cao hơn người có trình độ học vấn thấp. Theo điều tra nhân khẩu học và sức khỏe DHS năm 1997, tỷ lệ phá thai trong nhóm phụ nữ không đi học chiếm 3%, nhóm có trình độ đại học là 12,9%, tăng hơn 4 lần. Điều tra Y tế Quốc gia 2001-2002 cũng đưa ra kết luận, tỷ lệ phá thai cao nhất ở nhóm người có trình độ học vấn cao. Đây cũng được xem là xu hướng ở các nước đang phát triển.
Xét về mức sống, nhóm nghèo và cận nghèo có tỷ lệ phá thai thấp hơn so với các nhóm có mức kinh tế trung bình trở lên. Điều này đặt ra câu hỏi liệu có phải người có trình độ học vấn và thu nhập cao hơn thì khả năng chấp nhận việc phá thai cao hơn những người có trình độ học vấn và thu nhập thấp hơn.
Các vùng phía Bắc thường cao hơn các vùng phía Nam, ĐB Sông Hồng có tỷ lệ phụ nữ đã nạo thai/hút điều hoà kinh nguyệt trong 5 năm qua là 17,8% cao nhất cả nước, thấp nhất là Nam Trung bộ với 2,6%.
Điểm đáng chú ý hơn cả là tỷ lệ nạo phá thai ở nhóm tuổi từ 15-24 khá cao, trong đó tỷ lệ nạo thai trong tổng số nạo thai/hút điều hoà kinh nguyệt ở nhóm tuổi này là 36,8%, cao hơn hẳn so với 2 nhóm tuổi còn lại, nhóm tuổi từ 25-34 là 29,3%, nhóm tuổi từ 35-49 là 29,1%. (Báo cáo Y tế 2001-2002). Trong một nghiên cứu của Hội Phụ sản khoa và sinh đẻ có kế hoạch năm 2006 cho biết tỷ lệ phá thai trong nghiên cứu tập trung đông nhất ở lứa tuổi từ 20-24 với 64,74%, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 20,5% là học sinh, sinh viên đã từng phá thai trong tổng mẫu nghiên cứu. Trong một công bố năm 2008 của bệnh viện Phụ sản TƯ cho biết có hơn 31% trong tổng số 154 trường hợp phá thai từ 17-22 tuần tuổi là đối tượng học sinh, sinh viên.
Với tuổi kết hôn trung bình hiện nay là 23,2 ở phụ nữ và 26,6 ở đàn ông cùng với tuổi quan hệ tình dục lần đầu có xu hướng giảm dần (18,6 tuổi theo SAVY 2) thì rõ ràng vị thành niên và thanh niên có một khoảng thời gian khá dài mong muốn quan hệ tình dục không mang thai. Trong khi đó vấn đề quan hệ tình dục không an toàn trong thanh, thiếu niên hiện nay lại hết sức đáng lo ngại, điều này làm tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn cũng như phá thai trong lứa tuổi này. Phân tích số liệu từ điều tra SAVY cho thấy có 79% VTN, TN quan hệ tình dục lần đầu trước hôn nhân là không an toàn và 71% VTN, TN không sử dụng bao cao su khi quan hệ.
Biến chứng của phá thai
Biến chứng của phá thai có thể biểu hiện ngay sau nạo hút hoặc sau này, các biểu hiện có thể là rách, thủng cổ tử cung, băng huyết, sót rau, nhiễm khuẩn, dính buồng tử cung, chửa ngoài dạ con thậm chí vô sinh. Theo thống kê phá thai là nguyên nhân của 5% số ca tử vong ở sản phụ. Theo điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ sinh sản 1997 ước tính có 32,2% phụ nữ nạo hút thai cho biết là sức khoẻ của họ có bị ảnh hưởng sau khi nạo hút thai. Còn trong điều tra Y tế 2001-2002 có chỉ ra chi tiết dấu hiệu bất thường mà phụ nữ gặp phải sau phá thai, theo đó 21,4% là đau bụng kèm dịch hôi, 21,0% chảy máu kéo dài, 14,5% sốt. Tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ nghèo hơn, trình độ thấp hơn, người dân tộc, người theo đạo và ở khu vực nông thôn
Bảng 2. Tỷ lệ % có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ sau lần nạo thai gần nhất
|
Sốt
|
Chảy máu kéo dài
|
Đau bụng kèm dịch hôi
|
Khác
|
Dân tộc
|
|
|
|
|
Kinh – Hoa
|
13,4
|
21,0
|
26,7
|
7,8
|
Thiểu số
|
19,5
|
21,1
|
32,6
|
4,9
|
Tôn giáo
|
|
|
|
|
Thiên chúa
|
20,6
|
28,5
|
43,3
|
12,3
|
Phật giáo
|
17,2
|
33,9
|
34,1
|
11,2
|
Không tôn giáo
|
14,5
|
20,2
|
27,2
|
6,9
|
Khác
|
0,0
|
18,2
|
18,2
|
7,6
|
Mức sống
|
|
|
|
|
Nghèo
|
18,3
|
25,4
|
32,0
|
7,8
|
Cận nghèo
|
19,3
|
21,9
|
26,8
|
8,5
|
Trung bình
|
11,3
|
20,3
|
30,6
|
7,4
|
Khá
|
13,9
|
18,3
|
26,0
|
6,6
|
Giàu
|
4,9
|
16,3
|
18,1
|
4,2
|
Khu vực
|
|
|
|
|
Thành thị
|
8,2
|
13,6
|
21,5
|
7,0
|
Nông thôn
|
16,0
|
22,7
|
29,2
|
7,3
|
Nguồn: Bộ Y tế, Điều tra y tế quốc gia, 2001-2002.
Với lứa tuổi VTN, phá thai làm tăng nguy cơ vô sinh ở tuổi trưởng thành và nếu thực hiện tại các cơ sở y tế tư nhân thì nguy cơ cũng cao hơn so với tại bệnh viện “Nạo hút thai tại các nơi khác bị vô sinh thứ phát gấp 3,7 lần nạo hút thai tại bệnh viện”. Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khoẻ phá thai nó còn ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần, ảnh hưởng đến kinh tế, việc làm và học tập của người phụ nữ. Theo những số liệu có được về biến chứng sau phá thai có thể nói tỷ lệ này ở Việt Nam tương đối cao, điều này thể hiện dịch vụ này đang thiếu an toàn ở Việt Nam. Sự chênh lệch về tai biến sau phá thai đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý, làm chương trình nên chú ý, đặc biệt là vấn đề tôn giáo.
Lý do phá thai
Việc thực hiện chính sách dân số Việt Nam với việc khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con và khoảng cách sinh nên từ 3-5 năm đã góp phần quan trọng vào nâng cao ý thức của người dân về việc sinh ít con để nuôi dạy cho tốt. Theo báo cáo nghiên cứu của tác giả Đức Vy và Tiến Hoà thì số lượng con, khoảng cách sinh và lựa chọn giới tính thai nhi có tác động đến phá thai, đáng lưu ý là lý do giới tính chiếm 10,47%. Báo cáo “Nạo hút thai ở Việt Nam: một phân tích về chính sách và thực tiễn” có đưa ra những số liệu để chứng minh cho cùng nhận định này 70,7% số phụ nữ nạo hút thai được hỏi cho biết nguyên nhân nạo hút thai là “không muốn đẻ nhiều”, 13,4% “không muốn đẻ dày”, 6,3% “không muốn vi phạm chính sách 2 con”; và chỉ có 1,6% vì lý do “kinh tế khó khăn” (Sở Y tế Thái Bình, 2001: 54). Báo cáo này cũng chỉ rõ hơn về việc phá thai liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi, trong đó đưa ra kết quả điều tra người dân tại 4 tỉnh cho thấy 24,6% số người ủng hộ “siêu âm để lựa chọn giới tính thai nhi” và 3,9% đồng ý với việc “loại bỏ thai nhi nếu giới tính thai nhi không như mong đợi”. Mặc dù Việt Nam đã nghiêm cấm việc chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi nhưng đây rõ ràng vẫn là một thực tế tồn tại không dễ xoá bỏ.
Việc sử dụng BPTT nhưng vẫn mang thai ngoài ý muốn chiếm một tỷ lệ tương đối cao đối với phụ nữ đã có chồng, điều tra DHS năm 1997 có 51% số trường hợp nạo hút thai trước đó đã sử dụng ít nhất một biện pháp tránh thai, theo đó BPTT truyền thống là 27%, vòng tránh thai 11%, bao cao su 8% và thuốc tránh thai là 5%. 4 năm sau, điều tra Y tế quốc gia cũng cho thấy tỷ lệ thất bại trong sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống có tỷ lệ cao hơn cả 29,9%, biện pháp hiện đại là 5,9%. Hiện nay những quy định về vấn đề nạo hút thai cũng giúp các cơ sở y tế công hay tư nhân và khách hàng tiếp cận dịch vụ này một cách khá dễ dàng cả về mặt hành chính lẫn kinh phí, có người tìm đến dịch vụ này như một cách để tránh thai. Đáng lo ngại hơn cả là ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên có hành vi tình dục không an toàn và việc thiếu hiểu biết về thời điểm mang thai điều này dễ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và làm tăng nguy cơ nạo phá thai cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở lứa tuổi này, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ sinh sản, hạnh phúc gia đình của các em về sau.
Khuyến nghị
Để giảm thiểu số ca nạo hút thai cách tốt nhất là phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn. Nâng cao chất lượng công tác truyền thông DS-KHHGĐ, cần có cách thức và nội dung phù hợp, đúng đối tượng, đúng vấn đề, tập trung vào các đối tượng ở vùng nông thôn, vùng có mức sinh, tỷ lệ không sử dụng BPTT cao. Đặc biệt quan tâm tới đối tượng VTN, TN.
Nâng cao chất lượng dịch vụ sức khoẻ sinh sản-KHHGĐ. Dịch vụ này không chỉ đảm bảo phục vụ khách hàng cần tư vấn mà đảm bảo an toàn cho phụ nữ trong nạo hút thai và điều trị.
Nâng cao hiệu lực của chính sách pháp luật đối với việc thực hiện Pháp lệnh dân số, đặc biệt là nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi và giám sát chất lượng các dịch vụ y tế công và tư nhân, đảm bảo dịch vụ thực hiện đúng quy định, đúng phạm vi cho phép.
Theo gopfp.gov.vn