Bữa ăn sáng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, ngoài việc bổ sung năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài thì bữa ăn sáng cũng giúp cho dạ dày làm việc hiệu quả hơn.Với người đau dạ dày, bữa ăn sáng lại càng quan trọng, nhất là lựa chọn những món ăn phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số gợi ý món ăn sáng cho người đau dạ dày bạn có thể tham khảo.
Mục lục
Nguyên tắc ăn bữa sáng cho người đau dạ dày
Người bị đau dạ dày cần có chế độ ăn uống vô cùng cẩn thận, kiêng khem nhiều loại thực phẩm trong quá trình điều trị. Việc lựa chọn đâu là món ăn tốt cho tiêu hóa, chế biến món ăn hợp với bệnh là điều không dễ dàng. Ngoài ra, bữa sáng cho người đau dạ dày cũng cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, các món ăn lành mạnh, không gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Cụ thể, để tránh sai lầm khi chuẩn bị bữa sáng, người đau dạ dày chú ý những vấn đề dưới đây:
Tuân thủ chế độ ăn chín uống sôi:
Những người đau dạ dày có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cao hơn những người khỏe mạnh khác. Chính vì thế, dù bữa ăn sáng hay bất cứ bữa ăn nào trong ngày cũng nấu thức ăn chín để tiêu diệt hoàn toàn, vi khuẩn, virus, nấm và các loại ký sinh trùng tồn tại trong thức ăn.
Thói quen ăn uống lành mạnh:
Nên ăn đầy đủ các bữa trong ngày, nhất là không nên bỏ bữa sáng. Khi ăn nên nhai kĩ, ăn chậm. Không nên ăn quá no, không vận động hay đi nằm ngay khi mới ăn xong.
Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa:
Người bệnh đau dạ dày nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu như: rau xanh, ngũ cốc, cá, trứng… để hạn chế gây áp lực lên dạ dày đang tổn thương. Bên cạnh đó, các nhóm thực phẩm này còn chứa hàm lượng dưỡng chất cao, mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan tiêu hóa và sức khỏe.
Ăn nhiều calo:
Bữa sáng rất quan trọng cho sức khỏe, nhất là với người bệnh đau dạ dày, bữa sáng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một khoảng thời gian dài ngủ nghỉ. Đặc biệt, khi bị đau dạ dày, khả năng tiêu hóa thường kém đi. Chính vì vậy cần chú ý ăn nhiều calo trong bữa sáng để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Tránh xa thức uống có cồn, thực phẩm gây kích thích:
Người bệnh đau dạ dày chú ý kiêng cữ một số loại thực phẩm và thức uống có thể sẽ hỗ trợ quá trình điều trị. Đồng thời ngăn ngừa những cơn đau dạ dày phát sinh một cách đột ngột.
Đau dạ dày nên ăn gì vào bữa sáng?
1. Ăn canh, cháo, súp mềm
Cháo, hay súp, canh là sự lựa chọn hoàn hảo vào buổi sáng cho những người đang trong quá trình điều trị đau dạ dày. Bởi cháo là thực phẩm lỏng, dễ ăn, dễ tiêu hóa, làm giảm áp lực lên dạ dày, giúp dạ dày không phải co bóp mạnh để tiêu hóa và hạn chế sự xuất hiện của những cơn đau.
Các món canh, sup, chất lỏng, nhiều nước giúp cơ thể bù nước, muối khoáng cải thiện triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy nếu có. Ngoài ra, cháo, súp có thành phần chính là gạo nên món ăn có tác dụng tạo lớp màng tráng dạ dày, ngăn ngừa axit trong dịch vị tiếp xúc và atcs động đến những vết viêm, thương tổn, giúp các vết thương này mau lành và hạn chế phát triển hơn.
2. Thực phẩm giàu tinh bột
Ngoài các món dạng nước, cháo, canh hay súp, người bệnh có thể ăn những loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, khoai, bánh quy… Đây là những thức ăn dạng đặc rất tốt cho hệ tiêu hóa nhất là vào buổi sáng. Những thức ăn giàu tinh bột giúp hệ tiêu hóa nhẹ nhàng hơn, giúp cơ thể bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể.
3. Bột yến mạch
Trong bột yến mạch có chứa lượng chất xơ dồi dào giúp phòng tránh xơ vữa động mạch, tăng cảm giác no lâu. Đây cũng là loại thực phẩm bổ dưỡng và phù hợp với những người mắc hcuwnsg đau dạ dày.
4. Trứng
Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều protein, không có chất béo, có lợi cho tim mạch và đồng thời giúp cho niêm mạc dạ dày khỏe mạnh hơn. Đây là loại thực phẩm mà người bệnhđau dạ dày không nên bỏ qua. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng trứng quá nhiều trong các bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng. Theo khuyến cáo, bạn nên ăn 1 quả trứng/ ngày là đủ.
5. Sữa
Theo các nhà nghiên cứu, sữa rất tốt cho niêm mạc dạ dày, bởi sữa lỏng, không gây áp lực nhiều cho dạ dày. Sữa giúp dày dày hấp thu nhanh dưỡng chất. Những người đau dạ dày có thể sử dụng sữa ấm vào buổi sáng. Tuy nhiên cũng lưu ý, đau dạ dày nên sử dụng sữa khi bụng không đói, nên kết hợp sữa với bánh quy hoặc ăn thực phẩm mềm kết hợp cùng sữa.
6. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm khuyên được sử dụng sau bữa sáng hoặc giữa giờ sáng. Sữa chua có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp cho tình trạng dạ dày được cải thiện một cách tốt nhất.Đây được coi là thực phẩm không thể nào thiếu được đối với hệ tiêu hóa đang gặp phải nhiều vấn đề.
7. Bột yến mạch
Bột yến mạch được xem là thực phẩm khá bổ dưỡng và phù hợp với bệnh nhân mắc chứng đau dạ dày. Bởi trong bột yến mạch có chứa lượng lớn chất xơ có tác dụng phòng tránh xơ vữa động mạch, tăng cảm giác no lâu. Người đau dạ dày lưu ý nên sử dụng bột yến mạch đã được làm mềm với sữa để có bữa ăn sáng đủ chất nhưng lại không làm ảnh hưởng đến dạ dày.
8. Nước ép trái cây
Nước ép trái cây là loại không thể thiếu, nó cung cấp hàm lượng vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể và đặc biệt là làm tăng hệ miễn dịch cho dạ dày. Người bệnh dạ dày có thể uống nước ép trái cây vào buổi sáng sau khi ăn sáng giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, người bệnh cũng lưu ý, tránh sử dụng các loại nước ép có tính acid nhiều như cam, chanh, cóc, dứa, quýt…. cho đến khi triệu chứng dạ dày được cải thiện.
9. Rau củ quả có ít chất xơ
Thành phần của rau củ có chứa nhiều loại vitamin, hàm lượng anethole cao và nhiều khoáng chất. Đây đều là những dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, kích thích tăng cường dịch tiêu hóa, kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, giảm đau dạ dày và khó tiêu. Với người đau dạ dày, nên ăn các loiaj rau củ ít chất xơ, những loại rau củ nhiều chất xơ có thể khiếp áp lực lên hệ tiêu hóa, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động mạnh hơn, nhanh hơn và mất một khoảng thời gian để nghiền trộn.
Xem thêm: Đau dạ dày nên- không nên ăn rau gì?
Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày
Ngày 1:
- 1 tô cháo thịt băm
- 1 cốc nước ép trái cây
- 1 hũ sữa chua không đường
Ngày 2:
- Bánh mì kẹp thịt
- 1 bát rau củ hấp
- 1 cốc sữa ấm
Ngày 3:
- 1 tô cháo cá
- 1 hũ sữa chua không đường
- 1 cốc nước ép trái cây.
Ngày 4:
- 1 tô súp gà
- 1 quả táo
- 1 cốc sữa ấm
Ngày 5:
- Một tô cháo thịt bí đao
- Một hũ sữa chua không đường
- Một nắm nhỏ cherry tươi.
Ngày 6
- Một tô ngũ cốc dinh dưỡng
- Một ly sữa tươi
- Một chùm nho nhỏ.
Ngày 7
- Một tô súp tôm nấm
- Một ly nước hoa quả
- Một đĩa đu đủ nhỏ.
Xem thêm: Một số thực đơn cho người đau dạ dày
Đau dạ dày không nên ăn gì?
Các món cay nóng, nhiều dầu mỡ
Những món cay nóng nhiều dầu mỡ dễ khiến dạ dày tăng tiết acid, co bóp quá mức và làm nghiêm trọng thêm tổn thương gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đau rát thượng vị và dạ dày, đầy hơi, khó tiêu…Chính vì vậy, người bệnh nên tránh các món ăn cay nóng, nhiều gia vị, chiên xào, nhiều dầu mỡ….
Thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy hơi
Những thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu bao gồm: Bánh quy, kẹo, socola, đồ ngọt, đồ nướng… gây tăng tiết acid, dạ dày co bóp quá mức và làm bùng phát các cơn đau đột ngột. Nếu muốn giảm tình trạng đau dạ dày và có bữa sáng hoàn hảo, người bệnh nên tránh xa nhóm thực phẩm trên.
Rượu bia, cà phê và trà đặc
Các loại đồ uống gây kích thích như bia rượu, cà phêm thuốc lá hay trà đặc có thể gây kích thích lên vùng niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương. Đồng thời còn khiến cơ thể bị mất nước, tăng nồng độ acid trong dạ dày và tăng nguy cơ táo bón. Vì thế, trong thực đơn ăn uống hằng ngày, bạn nên loại bỏ những nhóm thực phẩm này nhé.
Thực phẩm có chứa hàm lượng acid cao
Thực phẩm có chứa hàm lượng acid cao có thể àm tăng nồng độ acid trong dịch vị và kích thích các triệu chứng bùng phát mạnh. Những thực phẩm có hàm lượng acid cao bao gồm chanh, xoài, cóc, nước ngọt có gas…Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ăn những món thực phẩm lên men trong bữa ăn hằng ngày như kim chi, dưa muối, cà muối….
Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp. Tuy nhiên, ta có thể cải thiện và phòng ngừa bằng cách thiết lập chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe dạ dày, phòng ngừa cảm giác khó chịu và cơn đau tái phát. Hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ lựa chọn được cho mình một chế độ ăn cùng những loại thức ăn phù hợp nhất cho tình trạng bệnh của bản thân. Chúc các bạn luôn khỏe!