Người bệnh viêm loét dạ dày có thể phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khó chịu: đau bụng, ợ hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, táo bón…Vì vậy, chế độ ăn uống hằng ngày sẽ giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng của bệnh và cải thiện sức khỏe khá hiệu quả.
Mục lục
Chế độ ăn uống dành cho người bị viêm loét dạ dày
Dạ dày là bộ phận lưu trữ thức ăn để đưa vào tiêu hóa dần. Đây cũng là cơ quan đảm nhiệm nghiền nát thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa và hấp thu thức ăn tại ruột non.
Khi dạ dày có vấn đề, chế độ ăn uống và dinh dưỡng càng quan trọng bởi thức ăn đưa vào ảnh hưởng trực tiếp tới vết viêm loét của dạ dày. Vì thế, chế độ ăn uống và thực phẩm trong viêm loét dạ dày nhằm mục đích giúp giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày. Không chỉ vậy chế độ ăn, các loại thực khi đưa vào dạ dày còn giúp hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày được nghỉ ngơi và các vết tổn thương viêm loét được mau lành hơn.
Ngoài ra, tiêu chí hàng đầu của việc chọn lựa các loại thực phẩm cho người viêm loét dạ dày là không khiến bạn ợ nóng hay thúc đẩy quá trình sản xuất axit trong dịch dạ dày. Bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau khi thiết lập chế độ ăn uống tốt cho bao tử, bao gồm:
- Thức ăn cần nấu mềm, nhừ
- Bổ sung thường xuyên các loại rau củ quả và trái cây tươi
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày tránh ăn quá nhiều trong một lần.
- Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn. Nghỉ ngơi, thư giãn vài phút trước và sau mỗi bữa ăn
- Nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng
- Tránh những thức uống chứa cồn như rượu, bia…
- Cắt giảm lượng caffeine
- Tránh dùng thực phẩm có vị cay
- Hạn chế hoặc tránh ăn sô cô la và trái cây họ cam, quýt cũng như cà chua. Chúng có thể gây chứng ợ nóng ở một số người
- Tránh các thực phẩm được chiên hoặc chứa nhiều chất béo
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá, thức uống có cồn, cà phê…
☛ Bạn có thể xem thêm: Các nguyên nhân gây viêm loét hằng ngày dễ gặp
Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
1. Tinh bột
Tinh bột được xếp trong nhóm hỗ trợ chức năng bọc hút niêm mạc tránh khỏi axit, dịch vị tiết ra, ngăn ngừa tổn thương ở vết loét. Những thực phẩm chứa nhiều tinh bột mà người bệnh viêm loét dạ dày có thể bổ sung như:
- Bánh mì,
- Khoai,
- Sắn,
- Các loại gạo nếp, cơm, cháo…
Những loại thực phẩm này giúp bao bọc, làm dịu bớt các dịch tiết trong dạ dày làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
2. Nghệ
- Theo y học cổ truyền, nghệ có tính bình, vị cay và đắng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và tăng khả năng làm liền các vết thương giúp nghệ có khả năng tuyệt vời trong việc điều trị viêm loét dạ dày.
- Y học hiện đỊ cũng nghiên cứu và tìm ra khả năng chống viêm, chống ô xy hóa, kháng sinh, kháng virus trong điều trị bệnh bởi hoạt chất Curcumin có trong củ nghệ giúp phát huy khá hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày
3. Thực phẩm chứa lợi khuẩn
- Sữa chua có tính axit nhẹ, nhưng nó không làm dạ dày thêm axit khi ăn. Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn có tác dụng đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, làm sạch đường ruột. Bảo vệ dạ dày ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Hp, Ecoli.
- Ngoài ra, một số thực phẩm như: miso, kim chi, sauerkraut, kombucha hay tempeh là những thực phẩm giàu lợi khuẩn (probiotic). Những thực phẩm này tốt cho bệnh nhân loét dạ dày bởi lợi khuẩn hỗ trợ đầy lùi Helicobacter pylori, giúp quá trình điều trị lành vết loét thuận lợi hơn.
4. Khoai lang
Theo nghiên cứu, trong khoai lang có nhiều vitamin A, giúp hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày cũng như đóng vai trò nhất định đối với việc phòng ngừa xuất hiện các vết loét. Một số loại thực phẩm giàu vitamin A khác gồm có rau chân vịt, cà rốt, dưa vàng và gan bò.
5. Chuối
Theo nghiên cứu, trong chuối có các thành phần tốt cho hoạt động của dạ dày, trung hòa lượng acid quá mức để khắc phục các cơn đau, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây các bệnh dạ dày
Ngoài ra, trong chuối còn chứa Pectin có tác dụng giảm đau, kích thích tiêu hóa và cải thiện các vấn đề của dạ dày. Chất chống oxy hóa delphinidin trong chuối còn giúp phòng ngừa hình thành các khối u dạ dày, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
6. Táo
Trong thành phần của trái táo có chứa nhiều pectin giúp thúc đẩy tiêu hóa, tạo khối phân, cải thiện táo bón hay tiêu chảy. Ngoài ra, táo có tác dụng bôi trơn đường tiêu hóa, ức chế hàm lượng acid và các tác nhân dẫn đến cơn đau dạ dày. Các thành phần trong táo có khả năng kích thích hệ tiêu hóa làm việc năng suất, phân hủy và chuyển hóa nhanh thức ăn để giảm cơn đau dạ dày. Đồng thời, quá trình hấp thu các chất và bài tiết chất thải ra ngoài cùng diễn ra dễ dàng hơn.
7. Ớt chuông đỏ
Trong ớt chuông đỏ chứa rất nhiều vitamin C giúp bảo vệ dạ dày khỏi các vết loét ở các khía cạnh khác nhau, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình liền vết thương. Những người thiếu vitamin C dễ xuất hiện các vết loét hơn những người khác. Ngoài ớt chuông đỏ, nhiều loại thực phẩm khác cũng giàu vitamin C, như các loại trái cây thuộc chi cam chanh, dâu tây, kiwi, và cả bông cải xanh.
8. Thịt và thực phẩm giàu protein
Bác sĩ khuyên những người đang trong giai đoạn điều trị viêm loét dạ dày nên bổ sung protein bằng những thực phẩm sau:
- Thịt nạc
- Cá
- Trứng
- Bơ
- Các sản phẩm từ đậu nành
- Đậu Hà Lan
9. Bổ sung nước đầy đủ
- Nước là thành phần trông thể thiếu bởi nó giúp thanh lọc cơ thể. Với những người mắc viêm loét dạ dày, những triệu chứng của bệnh như: Ợ chua, ợ nóng, mệt mỏi, buồn nôn càng cần bổ sung nước. Chính vì vậy, ngườ bệnh nên bổ sung đầy đủ nước từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Có thể bổ sung thêm các loại nước ép, trà thảo dược để ngăn ngừa các triệu chứng khó tiêu và giúp tăng sức đề kháng. Có thể bổ sung thêm trà xanh giúp kháng viêm, giảm đau và ngăn ngừa chứng đầy hơi khó tiêu cho dạ dày.
10. Những loại thực phẩm chứa flavonid
Nghiên cứu chỉ ra, các loại thực phẩm chứa Flavonid có tác dụng ngăn cản vi khuẩn Hp phát triển bởi Flavonid có chứa chất oxy hóa cao. Flavonid có nhiều trong các loại thực phẩm như: Rau cần tây, táo, hành tây và các loại quả như: Việt quất, anh đào. Người bệnh viêm loét dạ dày nên sử dụng những loại thực phẩm chứa flavonid thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn Hp sinh sôi và phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát.
Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?
1. Tránh ăn đồ sống, lạnh
Những loại thực phẩm sống, tái, lạnh ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày. Chính vì vậy, người viêm loét dạ dày nên tránh xa
2. Rượu và đồ uống có cồn
Nếu là người có nguy cơ cao bị loét dạ dày hoặc đã có vết loét, tốt nhất là nên tránh rượu và đồ uống có cồn hoàn toàn, hoặc hạn chế tối đa, bởi các nghiên cứu đã chứng minh chúng gây kích thích và thậm chí gây tổn hại tới ống tiêu hóa, và khiến các vết loét trầm trọng hơn.
3. Các đồ ăn giàu chất béo
Các đồ ăn giàu chất béo tốn nhiều thời gian để tiêu hóa hơn, dẫn tới tình trạng đau và chướng bụng, và tình trạng càng tệ hơn ở người bị loét dạ dày. Tốt nhất là hãy hạn chế tiêu thụ các đồ ăn này. Các thực phẩm nhiều chất béo còn gây khó tiêu hóa làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể gây máu nhiễm mỡ không tốt cho sức khỏe.
4. Đồ ăn gia vị cay nóng
Trong một thời gian dài đồ ăn cay bị coi là thủ phạm gây loét dạ dày, nhưng thực tế điều này là không đúng. Tuy nhiên ở một số người, đồ ăn cay khiến các triệu chứng trở nên tệ hơn, do đó những người bị loét dạ dày không nên sử dụng đồ ăn cay.
5. Trái cây nhiều acid
Những trái cây có tính acid cao như cam, chanh gây kích thích các vết loét. Tuy nhiên hiện nay không có bằng chứng đủ thuyết phục cho vấn đề này. Dù vậy phản ứng của mỗi người trước mỗi loại thực phẩm là khác nhau, do đó nếu sau khi sử dụng mà các triệu chứng trở nên tệ hơn thì tốt nhất không nên dùng.
6. Chocolate
Đây là một đồ ăn ngon và có nhiều ích lợi cho sức khỏe, tuy nhiên một số người bị loét dạ dày cho biết sau khi ăn xong họ thấy khó chịu. Do đó nếu sau khi ăn chocolate mà không cảm thấy thoải mái thì không nên tiếp tục sử dụng.
7. Caffeine
Kết quả các nghiên cứu về caffeine trên bệnh nhân loét dạ dày hiện nay đang có sự trái chiều, vì thế chưa thể kết luận chính xác về vấn đề sử dụng caffeine (mà tiêu biểu là cà phê) ở người loét dạ dày. Lời khuyên hạn chế tiêu thụ caffeine là khá phổ biến, và để an toàn nhất, hãy nghe theo cho đến khi các vết loét lành hẳn.
8. Hạn chế các thực phẩm ngâm muối
Một số thực phẩm như dưa, cà, mắm muối, cá khô có chứa nhiều muối làm cho dạ dày khó xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn.
☛ Nên xem: Gợi ý một số thực đơn cho người viêm loét dạ dày
Kết luận
Bệnh viêm loét dja dày là bệnh thường gặp, người bệnh có thể hoàn toàn kiểm soát được bệnh bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc viêm loét dạ nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho bạn đọc ý thức tốt hơn về chế độ dinh dưỡng để giúp cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Hãy thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng dạ dày cũng như các vấn đề về sức khỏe để tránh những biến chứng khó lường.