Bên cạnh phương pháp điều trị đau dạ dày bằng Tây Y thì các bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Đông y cũng rất được mọi người ưa chuộng tính hiệu quả và lành tính. Vậy các bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Đông y như thế nào? Bạn đã biết chưa? Dưới đây là một số bài thuốc bạn có thể tham khảo nhé.
Mục lục
Có nên dùng Đông y chữa đau dạ dày?
Theo Đông y, nguyên nhân gây ra đau dạ dày chủ yếu là do lối sống không lành mạnh dẫn đến tỳ, phế và can suy yếu, khí lưu thông không thuận, dịch vị trào ngược bất thường. Để khắc phục từ nguyên nhân sâu xa, người bệnh cần phải cân bằng lại các chức năng của cơ quan nội tạng và thúc đẩy lưu thông khí huyết, cần phải điều hòa lại chức năng của các cơ quan nội tạng, thúc đẩy lưu thông khí huyết.
Các bài thuốc Đông y điều trị đau dạ dày được nhiều người áp dụng bởi ưu điểm của các bài thuốc Đông y an toàn, không gây tác dụng phụ và bồi bổ, tăng cường sức khỏe.
Các bài thuốc Đông y trị đau dạ dày từ việc khắc phục nguyên nhân gây bệnh chứ không chỉ điều trị các triệu chứng như thuốc Tây y
Tuy nhiên, khi sử dụng các bài thuốc Đông y, người bệnh cần tuân thủ theo lộ trình, kiên trì mới mong đạt được hiệu quả nhé.
Các bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Đông y
1. Dùng lá mơ lông
Theo y học cổ truyền, lá mơ lông có tính mát giúp kháng khuẩn, tiêu sưng, giảm viêm, đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Sử dụng lá mơ lông giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây đau dạ dày, chống tiêu chảy, đồng thời giảm viêm loét ở niêm mạc, kích thích lưu thông máu đến chữa lành khu vực bị tổn thương.
Cách 1: Uống nước lá mơ lông
- Lá mơ lông 40g rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng
- Cho vào xay sinh tố cùng 200ml nước đun sôi để nguội
- Lọc lấy nước cốt
- Chia làm 2 phần uống sáng và tối
- Có thể thêm chút đường nếu khó uống
Cách 2: Dùng lá mơ lông và trứng gà
- 1 nắm lá mơ lông rửa sạch ngâm cùng nước muối pha loãng.
- Đem thái nhỏ và đập thêm 3 quả trứng gà, nêm chút muối cho vừa miệng.
- Cho vào hấp cách thủy hoặc áo chảo cho chín vàng 2 mặt.
- Mỗi tuần nên ăn 2 lần.
Bài thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị dạ dày.
2. Sử dụng nghệ
Theo Đông y, nghệ có tác dụng kháng viêm, tiêu thũng, giảm đau. Ngoài ra, Y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra trong nghệ chứa thành phần curcumin khá dồi dào giúp chống oxy hóa mạnh, tiêu diệt vi khuẩn Hp và một số chủng vi khuẩn, vi nấm gây bệnh khác, làm tổn thương ở niêm mạc dạ dày nhanh kéo da non. Ngoài ra, nghệ còn giúp trung hòa axit dạ dày, ngăn ngừa hiện tượng trào ngược axit lên trên thực quản, xoa dịu kích ứng bên trong.
Cách 1: Uống nước cốt nghệ tươi
- 1 củ nghệ tươi đem rửa sạch, gọt hết vỏ
- Xay nhuyễn với 50ml nước
- Lọc lấy nước cốt và uống trực tiếp
- Ngày uống 2 lần cho đến khi các đơn đau dạ dày chấm dứt.
Cách 2: Dùng hỗn hợp bột nghệ và mật ong
- Sử dụng bột nghệ và mật ong trộn cùng nhau theo tỉ lệ 1:1
- Vo thành viên tròn bằng đầu ngón tay
- Cho các viên vào hũ thủy tinh có nắp đậy
- Mỗi ngày dùng 2-3 viên, ngày dùng 3 lần
- Uống liên tục trong 2 tuần để thấy triệu chứng cải thiện.
3.Sử dụng dừa và nghệ
Theo Dân gian, nước dừa bổ sung nhiều khoáng chất và các vitamin thiết yếu giúp làm loãng nồng độ axit trong dạ dày, ngăn ngừa mất nước và chất điện giải với các trường hợp có tiêu chảy, nôn mửa nhiều lần trong ngày.
Bên cạnh đó, nước dừa còn chứa thành phần axit lauric giúp kháng khuẩn tự nhiên, giảm sưng viêm ở niêm mạc dạ dày và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi dừa được kết hợp với nghệ giúp điều trị đau dạ dày hiệu quả tốt hơn.
- 1 quả dừa xiêm chặt đầu, tạo thành một lỗ thủng, giữ nguyên nắp đậy đem bỏ lên bếp đun khoảng 30 phút.
- Chắt lấy nước chia thành 3 phần uống trước các bữa ăn sáng, trưa, tối 30 phút. Nhớ là uống nước và lấy thìa nạo cả phần cơm dừa bên trong ăn.
- Lấy 1 củ nghệ giã nát, vắt kỹ để lấy nước cốt bỏ vào chén, đậy lại. Trước khi đi ngủ và để đến khoảng 4 giờ sáng dậy lấy nước nghệ uống. Sau đó dùng 1 cái gối kê ngang thắt lưng và tiếp tục đi ngủ.
- Áp dụng bài thuốc dân gian này trong 3 ngày liên tục các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.
Xem chi tiết: Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
4. Cỏ nhọ nồi
Nhọ nồi là thảo dược tự nhiên có tính chống oxy hóa mạnh nhờ chứa các hoạt chất quý như tanin hay flavonozit. Nhọ nồi có tác dụng cầm máu, tiêu độc, chống viêm nên có thể hữu ích cho các trường hợp bị đau dạ dày có biểu hiện xuất huyết, viêm loét ở niêm mạc. Chính vì thế, nhọ nồi giúp chống lại cơn đau dạ dày bằng cách làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm loét, giảm thiểu tổn thương ở niêm mạc dạ dày khi bị axit, vi khuẩn và các gốc tự do tấn công.
Cách 1: Dùng cỏ nhọ nồi độc vị
- 1 nắm cỏ nhọ nồi, rửa sạch và ngâm nước muối loãng 10-15 phút
- Vớt ráo nước và xay nhuyễn
- Lọc lấy nước cốt chia thành 2 phần, uống 2 lần sáng và chiều tối.
Cách 2:
- Cỏ nhọ nồi: 50g
- 4 quả táo tàu
- Tuyết như lai: 25g
- Cam thảo: 15g
- Tất cả rửa sạch và cho vào ấm sắc cùng 500ml đến khi còn 200ml thì tắt bếp
- Chắt lấy nước chia làm 2 phần uống sáng, tối trong ngày. ( Uống trước khi ăn 30 phút)
Bài thuốc này chữa đau dạ dày có xuất huyết khá hiệu quả.
5.Cây khôi tía trị đau dạ dày
Cây khôi tía bao gồm các thành phần tanin và glucosid giúp ức chế sự phân chia tế bào của vi khuẩn Hp và khiến tác nhân gây bệnh này dần bị tiêu diệt. Ngoài ra, các hoạt chất này còn có khả năng làm giảm tăng lượng acid ở dạ dày và chống viêm, giảm thương tổn ở niêm mạc. Từ đó, giảm triệu chứng đau dạ dày và các dấu hiệu khác như tiêu hóa kém, đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…
- Lá khôi tía: 60g, lá khổ sâm: 12g, lá bồ công anh ( diếp hoang): 40g, tương tư đằng: 20g
- Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc bao gồm các vị ở trên sắc cùng với 1,5 lít nước
- Đun sôi, vặn lửa nhỏ tiếp tục sắc đến khi nước trong nồi cô đặc còn 500ml
- Chắt lấy nước, chia là 3 lần uống trước các bữa ăn chính trong ngày 30 phút.
Một số bài thuốc Đông y khác
Giảm triệu chứng buồn nôn, kích thích tiêu hóa và bồi bổ sức khỏe
- Nhân sâm: 15g, Thục tiêu: 10g, Di đường: 100g, Can khương: 30g
- Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm rồi chế ngập nước. Sắc đến khi còn khoảng 300ml
- Chắt lấy nước, chia làm 4 lần uống, dùng trong 2 ngày, mỗi ngày 2 lần.
Diều khí, tiêu thực, giảm trào ngược
- Đan bì, chi tử, thược dược: 20g mỗi loại, Thanh bì: 8g, Bối mẫu: 12g, Trần bì: 10g, Trạch tả: 16g
- Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm và chế nước ngập. Sắc đặc tới khi còn khoảng 250ml.
- Chắt lấy nước, chia thành 5 lần uống trong ngày (mỗi lần 50ml).
Chữa trào ngược dạ dày
- Sa nhân: 8g. Hương phụ, Ô dược: Mỗi loại 20g. Diên hồ sách, Cam thảo, Trần bì, Cam thảo: Mỗi loại 12g.
- Rửa sạch, đun cùng 1,5 ml nước
- Chắt lấy nước được 150ml chia làm 4 lần uống trong ngày.
Điều trị trào ngược dạ dày, điều hòa khí huyết, bổ tỳ vị, tiêu thực
- Bạch truật, sâm đại hành, lá đắng, biển đậu, tía tô, ngũ sắc:16g mỗi loại. Lá lốt, đương quy, xương bồ: 16g mỗi loại. Trần bì và chỉ xác: 10g mỗi loại. Hoàng kỳ: 15g. Sinh khương: 4g
- Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm, chế nước ngập rồi sắc đặc
- Chắt lấy nước, chia làm 4 lần, dùng trong 2 ngày, mỗi ngày 2 lần sau khi ăn.
Xem thêm:Các bài thuốc Nam chữa đau dạ dày hiệu quả
Những lưu ý khi điều trị đau dạ dày bằng phương pháp Đông Y
Để những bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày đạt được hiệu quả tối ưu khi áp dụng bạn cần lưu ý:
- Trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào, người bệnh cần khám, bắt mạch và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
- Khi bệnh đau dạ dày nặng, phát triển diễn biến nhanh và thường xuyên, bạn cần sử dụng thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh trong thời gian ngắn nhất.
- Các bài thuốc Đông y cần thực hiện kiên trì mới mang lại hiệu quả lâu dài, người bệnh cần sử dụng đều đặn.
- Nên lựa chọn các loại thảo dược rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng.
- Bệnh đau dạ dày khởi phát nguyên nhân chủ yếu do thói quen ăn uống và sinh hoạt. Chính vì vậy, bên cạnh các phương pháp điều trị, bạn cần chú ý chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập thường xuyên để hỗ trợ quá trình điều trị.