Từ xa xưa, mật ong được coi như thần dược hỗ trợ, điều trị khá nhiều bệnh, trong dó có bệnh viêm loét dạ dày. Vậy, đâu là những cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong? Bạn đã biết chưa? Dưới đây là một số cách phổ biến, dễ áp dụng, bạn có thể tham khảo.
Mục lục
Tác dụng của mật ong với bệnh viêm loét dạ dày
Theo y học hiện đại nghiên cứu, trong mật ong có chứa nhiều loại đường fructoza, glucoza, các acid hữu cơ cùng nhiều loại vitamin và những nguyên tố vi lượng. Chính vì vậy, mật ong được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung nguồn năng lượng dồi dào choc ơ thể.
Trong Đông y cũng cho rằng, mật ong giúp bổ trung, nhuận tràng, an thần, dưỡng vị, giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein, lipid, đường trong cơ thể tăng cường thể chất và phòng chống lại nhiều bệnh tật.
Mật ong có kết cấu sánh, mịn, độ đặc dính cao, có khả năng tạo màng bảo vệ niêm mạc thực quản và dạ dày. Qua đó giảm nhẹ mức độ cơn đau và một số triệu chứng đi kèm như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa và nóng rát thượng vị (thượng vị là vùng bụng dưới xương ức và nằm trên rốn). Một số loại đường có trong mật ong như maltose, sucrose, glucose và fructose có khả năng giảm độ axit trong dịch vị, từ đó giúp bảo vệ niêm mạc và ngăn ngừa tình trạng niêm mạc bị viêm, loét.
Ngoài ra, hoạt chất defensin-1 – một loại protid trong mật ong có khả năng ức chế virus, nấm và vi khuẩn. Vì vậy, các mẹo chữa từ mật ong có thể hỗ trợ ức chế hại khuẩn bên trong dạ dày và ống tiêu hóa.
Nghiên cứu chỉ ra, dù mật ong có nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng nó lại không hề gây khó tiêu, ít gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Chính vì vậy, mật ong thường được dùng để bổ sung vi chất cần thiets, hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể ở những bệnh nhân bị bệnh dạ dày mãn tính.
Các cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong
1. Ăn trực tiếp mật ong nguyên chất
Mật ong có kết cấu sánh mịn, đính đặc trưng nên nó có khả năng tạo thành lớp màng bao phủ thực quản, dạ dày và tá tràng. Qua đó giảm mức độ xâm lấn của dịch vị lên tế bào biểu mô và cải thiện cơn đau đáng kể. Ăn trực tiếp vài thìa mật ong có thể giảm được tình trạng đau và khó chịu vùng thượng vị
- Ăn trực tiếp 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất.
- Nên ăn vào sáng sớm khi bụng đói hoặc sử dụng khi cơn đau bùng phát
- Sử dụng thường xuyên trong thời gian dài để nhận thấy hiệu quả rõ rệt
2. Sử dụng trà mật ong
Sử dụng trà mật ong là một trong những cách giảm đau, viêm loét dạ dày được nhiều người áp dụng. Trà mật ong có giúp thẩm thấu và dung nạp nhanh hơn, giảm nhanh các cơn đau và cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị.
- Dùng 4-5 thìa cà phê mật ong pha cùng 150ml nước ấm
- Khuấy đều và uống khi còn ấm
- Nên uống từng ngụm nhỏ để mật ong có thể thẩm thấu niêm mạc dạ dày tốt nhất
- Nên dùng trà mật ong khi bụng đói nhé.
3. Mật ong và nghệ
Nghệ và mật ong được coi là bài thuốc trị đau dạ dày rất tốt, được lưu truyền trong dân gian và nhiều người áp dụng. Trong nghệ có hoạt chất curcumin – chất chống oxy hóa trong nghệ có tác dụng chống viêm, ức chế sự phát triển quá mức của virus, nấm và vi khuẩn. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn đẩy nhanh tốc độ phục hồi niêm mạc và da, qua đó hỗ trợ làm lành ổ viêm, loét ở cơ quan tiêu hóa.
Mật ong và nghệ kết hợp với nhau mang lại hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Bạn có thể sử dụng nghệ và mật ong theo cách dưới đây:
Nghệ tươi và mật ong
- Nghệ tươi 100g đem rửa sạch, cạo vỏ và thái thành từng lát mỏng
- Cho nghệ vào hũ thủy tinh, đổ ngập 150g mật ong nguyên chất
- Đậy nắp bình và ngâm khoảng 15-20 ngày là có thể sử dụng
- Mỗi lần ăn 1-2 thìa mật ong cùng vài lát nghệ
- Mỗi ngày ăn 2-3 lần tùy vào tình trạng viêm loét dạ dày
Tinh bột nghệ và mật ong
- Chuẩn bị 1 thìa cà phê bột nghệ cho và cốc cùng 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất
- Khuấy đều, trộn hỗn hợp cho quyện
- Xúc ăn trực tiếp 1 – 2 lần/ ngày
- Ăn vào buổi sáng và khi bụng đói để đạt hiệu quả cao
Xem tham khảo: Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ
4. Gừng mật ong
Các nghiên cứu chỉ ra, trong gừng có các hoạt chất hoạt chất Shogaol, Zingerone và Gingerol có khả năng chống viêm, giảm đau và ức chế vi khuẩn một cách tự nhiên. Chính vì vậy, cách chữa từ mật ong và gừng có thể đẩy lùi cơn đau và cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị nhanh chóng.
Đông y cũng đã sử dụng gừng để giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, bởi các tinh chất của gừng có tác dụng giảm buồn nôn, khó chịu. Để tăng hiệu quả điều trị, ta có thể kết hợp gừng và mật ong giúp giảm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa nhiều, đầy hơi và chướng bụng.
Trà gừng mật ong
- 1 củ gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng và đập dập cho vào ấm
- Hãm cùng 200ml nước sôi
- Ngâm 10-15 phút, chắt lấy nước và bỏ thêm 4 thìa cà phê mật ong
- Khuấy đều và uống từng ngụm nhỏ khi còn nóng để giảm cơn đau dạ dày.
Gừng ngâm mật ong
- 100g gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng cho vào hũ thủy tinh
- Đổ 150g mật ong cho ngập
- Đậy nắp và đặt hơi khô ráo thoáng mát
- Mỗi lần dùng 3 – 4 thìa mật ong và 1 vài lát gừng pha với nước ấm uống
- Nên dùng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày trước bữa ăn khoảng 30 – 60 phút.
5. Trà xanh mật ong
Trà xanh là loại thảo dược chứa hàm oxy hóa cao giúp chống viêm, bảo vệ tế bào, duy trì sức khỏe tim mạch và cải thiện hoạt động của não bộ. Các chất chống oxy hóa trong trà xanh (catechin) còn giúp giảm hiện tượng sung huyết ở niêm mạc dạ dày, từ đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi ổ viêm loét, Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, cải thiện hoạt động của não bộ.
Hoạt chất tanin trong trà xanh có thể gây cồn cào ở dạ dày, chính vì vậy, trà xanh kết hợp với mật ong là giải pháp tuyệt vời giúp tăng hương vị và giảm mức độ kích thích lên cơ quan tiêu hóa.
- 1 nhúm trà xanh hãm cùng 200ml nước sôi
- Đậy nắp khoảng 10-15 phút, chắt lấy nước, cho mật ong vào khuấy đều
- Uống khi trà còn nóng ấm.
6. Bột tam thất trộn mật ong
Theo y học cổ truyền, tâm thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, tác dụng cầm máu, hóa ứ và chỉ thống (giảm đau). Tam thất thường được dùng trong bài thuốc chữa loét dạ dày và tá tràng nhằm đẩy nhanh tốc độ lành vết loét, đồng thời hạn chế vết loét tiến triển và dẫn đến hiện tượng xuất huyết (chảy máu).
- 2 thìa cà phê tam thất trộn cùng 4 thìa cà phê mật ong
- Vo thành viên nhỏ, ăn trực tiếp khi bụng đói để các thành phần hỗn hợp tam thất mật ong được hấp thụ tối đa.
7. Mật ong ngâm tỏi
Tỏi là một trong những thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tác dụng tuyệt vời của tỏi với bệnh tiêu hóa, nhất là viêm loét dạ dày. Bởi theo nghiên cứu tỏi có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, sát khuẩn.
- 1 củ tỏi bóc sạch vỏ, đập dập từng nhánh cho vào hũ thủy tinh
- Đổ đầy mật ong cho ngập tỏi, ngâm khoảng 20 phút là có thể ăn.
8. Mật ong và quế
Theo y học cổ truyền xếp quế vào nhóm 4 loại dược phẩm quý : sâm, nhung, quế, phụ. Quế có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm đau dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, mật ong có các đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa. Hai loại dược liệu trên là một lựa chọn rất tốt để hỗ trợ cho bệnh nhân gặp phải các vấn đề về dạ dày
- Dùng khoảng 1 thìa bột quế.
- 2 thìa mật ong nguyên chất.
- Trộn đều hai hỗn hợp này và dùng vào buổi sáng, sau điểm tâm để làm dịu dạ dày.
- Bạn cũng có thể dùng thêm một lần sau bữa ăn tối.
9. Mật ong và chuối xanh
Theo Đông Y, chuối xanh có tính bình, vị chát và có tác dụng kháng viêm rất tốt. Y học hiện đại cũng chỉ ra, trong chuối xanh có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin giúp làm cho chất nhầy ở niêm mạc dạ dày đầy và nhiều hơn, chống lại các triệu chứng do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.
Ngoài ra, chuối xanh còn hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày, đẩy lùi các cơn đau nhức, khó chịu ở bụng.
- Chuối xanh gọt hết vỏ, ngâm với nước muối pha loãng, thái thành từng lát mỏng
- Đem phơi chuôi cho khô và nghiền thành bột mịn
- Khi dùng pha bột chuối với mật ong, uống vào các buổi sáng hoặc tối trước khi ăn cơm.
10. Mật ong, trần bì và cam thảo
Thảo dược trần bì và cam thảo dễ tìm mà lại có nhiều công dụng chữa bệnh. Dùng 2 nguyên liệu này kết hợp cùng mật ong không chỉ mang đến hiệu quả chữa viêm loét dạ dày mà còn cải thiện được nhiều bệnh khác.
- Hãm 2 vị thuốc trần bị và cam thảo sau đó lọc lấy phần nước.
- Để nước nguội bớt thì thêm mật ong vào uống khi còn ấm.
Xem thêm:Cách dùng mật ong chữa viêm loét dạ dày
Những lưu ý khi dùng mật ong trị viêm loét dạ dày
Không thể phủ nhận mật ong có nhiều tác dụng với bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, tốt nhất không nên lạm dụng, để an toàn và mang lại hiệu quả khi dùng mật ong, các chuyên gia khuyên bạn nên:
- Không nên uống quá nhiều mật ong bởi nó có thể khiến bạn nóng trong người, tăng lượng đường trong máu hay gây các bệnh răng miệng…
- Nên pha mật ong với nước ấm để giữ nguyên thành phần dinh dưỡng.
- Nên bảo quản mật ong bằng chai, lọ thủy tinh.
Trên đây là tổng hợp những cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong. Bạn không nên quá lạm dụng những cách này, bởi dùng mật ong chữa viêm loét dạ dày chỉ có thể giúp hỗ trợ thêm. Tốt nhất vẫn nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để điều trị được tốt hơn. Hy vọng người bệnh có thể áp dụng một cách hợp lý để cải thiện bệnh tình.