Ngoài cách chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc tây, bạn có thể áp dụng chữa viêm loét dạ dày bằng những mẹo tại nhà đơn giản, dễ kiếm. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì thực hiện song song với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh thì bệnh viêm loét dạ dày sẽ được cải thiện.
Mục lục
Trước khi tìm hiểu các cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà, mời bạn đọc trước thông tin: Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày
Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống thiếu khoa là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Chính vì vậy, người bệnh nên chú ý và tham khảo chế độ ăn uống theo gợi ý sau đây:
Bổ sung thêm các loại thực phẩm như:
- Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua để tăng cường lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein: Các loại thịt nạc, cá được chế biến ở dạng kho, luộc hoặc hấp sẽ giúp người bệnh hấp thụ được lượng đạm lớn.
- Bổ sung rau xanh, trái cây tươi, nên ưu tiên chọn các loại rau họ cải như bắp cải, rau cải, củ cải,…
- Chọn lựa các loại thức ăn dễ tiêu, chứa tinh bột và ít mùi vị như cơm, cháo, súp, khoai luộc chín hay bánh mì…
- Chọn lựa các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu đậu nành…
Tránh
- Các loại đồ ăn nhanh, thịt nguội như xúc xích, dăm bông, lạp sườn.
- Đồ ăn dai, cứng, nhiều gân vì chúng khiến dạ dày phải làm việc vất vả hơn.
- Đồ muối, đồ chua nhiều axit gây hại như dưa muối, cà muối, khế chua, cam chua,..
- Nước uống chứa cồn và gas: Nước ngọt, rượu, bia.
- Chè xanh, cà phê, chất kích thích, thuốc lá.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, bạn nên thay đổi lối sống, sinh hoạt để giảm thiểu tái phát bệnh.
- Nên có chế độ ăn, ngủ, nghỉ khoa học, ngủ đúng giờ, không thức quá khuya
- Nên ăn uống đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa
- Kiểm soát tâm lý căng thẳng, stress
- Nên duy trì thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và giúp hệ tiêu khoa khỏe hơn.
Chườm nóng
Tác dụng của chườm nóng là giúp lượng nhiệt tỏa ra, máu được tuần hoàn và lưu thông một cách tốt hơn. Từ đó, bệnh nhân sẽ được thuyên giảm các cơn đau. Bạn có thể thực hiện việc chườm nóng bằng một trong hai cách sau:
Sử dụng nước nóng chườm:
- Lấy 1 ít nước nóng khoảng 50 độ, cho vào chai thủy tinh, đậy kín lại và chườm lên vùng bụng
- Hoặc dùng khăn nhúng vào nước nóng già, vắt kiệt sơ sơ, chườm lên vùng bụng
- Thực hiện lặp đi lặp lại khoảng 10 phút, bạn sẽ thấy cơn đau dạ dày thuyên giảm rõ rệt.
Chườm muối:
- Lấy nửa bát muối đem rang nóng trên chảo
- Đổ ra bọc vào khăn
- Chườm lên vùng bụng bị đau
- Lăn qua lăn lại đến khi cơn đau thuyên giảm.
Massage bụng
Tác dụng của massage bụng giúp giảm đau nhức, giúp hoạt động của dạ dày trở nên ổn định hơn và kích thích được khả năng hoạt động của dạ dày.
- Xòe lòng bàn tay, xoay quanh vùng rốn theo hướng của kim đồng hồ.
- Có thể kết hợp việc massage với các loại tinh dầu khác như đinh hương, khuynh diệp, quế… Đây đều là những tinh dầu giúp giảm đau một cách an toàn và kháng viêm hiệu quả.
- Lấy một lượng tinh dầu vừa phải rồi xoa lên vùng bụng. Sau đó, bạn xoa bóp thật nhẹ nhàng trong thời gian khoảng 5 phút sẽ nhận thấy các cơn đau được thuyên giảm một cách rõ rệt.
Tập với động tác đơn giản
Bài tập với động tác gập người sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể những triệu chứng đau. Bạn có thể thực hiện động tác này theo những bước sau:
- Bước 1: Đứng thẳng, mở rộng hai chân sao cho hai chân rộng ngang vai.
- Bước 2: Hướng tay lên cao và đưa mắt nhìn theo.
- Bước 3: Gập người xuống một cách chậm rãi sao cho tay chạm sát vào những ngón chân cái.
- Bước 4: Đưa tay hướng sang ngang vai rồi quay trở về với tư thế đầu tiên.
- Bạn nên thực hiện lặp lại nhiều lần.
Xoa dầu gió
Dầu gió có tác dụng tạm thời giảm nhanh cơn đau, giúp bụng được dễ chịu hơn, chính vì vậy, xoa dầu gió là giải pháp tạm thời và rất hữu hiệu để cơn đau được giảm nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng một số loại dầu gió có các nguyên liệu quế, đinh hương, khuynh diệp…. giúp kháng viêm và giảm đau hiệu quả.
Khi bị cơn đau dạ dày hoành hành, bạn có thể xoa 1 ít dầu gió vào vùng bụng đau, dùng tay massage quanh khu vực bụng tầm 3-5 phút bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi rõ rệt.
Bấm huyệt
Theo ghi chép của sách Đồng thị cơ huyệt châm cứu học (Viện YHCT Trung Quốc) có ghi chép lại như sau: “Huyệt tam nhãn là điểm kết nối với hệ tiêu hóa, khi bấm sẽ giúp điều hòa âm dương nhờ đó khí huyết trong toàn cơ thể được lưu thông thuận lợi”. Chính vì vậy, bấm huyệt tam nhãn là cách chữa đau do viêm loét dạ dày rất hiệu quả.
Bạn có thể bấm huyệt tam nhãn theo cách dưới đây:
- Dùng ngón tay cái của bàn tay này ấn vào huyệt tam nhãn của bàn tay kia.
- Mỗi lần ấn bấm nên giữ khoảng 10 phút.
- Tiếp sau đó đổi tay làm lại với tay kia như vậy
- Nên thực hiện kiên trì hằng ngày từ 15-30 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Các mẹo dân gian chữa viêm loét dạ dày
1.Chữa viêm loét dạ dày bằng cây dạ cẩm
Nhắc đến những bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày thì không thể nhắc đến cây dạ cẩm. Cây dạ cẩm là cây thuốc chứa nhiều thành phần tự nhiên như: Alcaloid, Tannin, Saponin, Anthraglycosid…giúp trung hòa axit, giảm các triệu chứng ợ chua, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày rất tốt.
Có thể thực hiện bài thuốc từ cây dạ cẩm theo cách dưới đây
Cách 1: Làm cao dạ cẩm
- 7kg dạ cẩm khô
- Đường: 2kg
- Mật ong: 1 kg/ 1 lít
- Dạ cẩm đun cùng nước trên lửa liu riu cho thành cao sền sệt và thêm 2 kg đường khuấy cho tan đều và cô lại
- Cho thêm 1 kg mật ong khuấy đều và bỏ vào hũ thủy tinh
- Mỗi lần uống 1 thìa con hòa vào 1 cốc nước ấm, uống trước khi ăn.
- Uống 2-3 cốc/ ngày.
Cách 2: Sắc thuốc dạ cẩm
- Dạ cẩm: 30-35gr
- Rửa sạch cho vào nồi nước đun sủi sau đó vặn lửa nhỏ liu riu 15-20 phút
- Chắt ra uống, nếu khó uống có thể thêm chút mật ong
- Chia làm 3 lần uống trong ngày
- Nên uống trước khi ăn 30 phút và khi có cơn đau.
2.Uống trà cam thảo chữa đau dạ dày
Cam thảo có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải độc, dưỡng khí, thông kinh mạch. Chính vì thế, cam thảo thường dùng để pha trà, dùng để trị các chứng bệnh ở đường tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu, loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
Y học cổ truyền cũng đã chứng minh về tính hiệu quả giảm đau dạ dày. Nghiên cứu y học hiện đại cho thất, các chất chống oxy hóa trong cam thảo (glabrae và glabridin) có khả năng trung hòa dịch vị, làm lành vết loét và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn Hp – tác nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Cách pha trà cam thảo giảm đau dạ dày theo dân gian:
- 1 – 2g rễ cam thảo cho vào tách
- Cho 300ml nước sôi vào hãm trong 10 – 15 phút
- Uống từng ngụm nhỏ để đạt hiệu quả tốt (nên uống khi trà còn ấm)
3.Dùng nha đam trị đau dạ dày theo dân gian
Nha đam (lô hội) chứa nhiều nước và giàu vitamin, khoáng chất nên thường được dùng để chế biến các thức uống để giải nhiệt. Ngoài ra, nha đam còn có vị ngọt nhạt, tính hàn, tác dụng chữa các chứng bệnh do nhiệt như nóng trong, đau dạ dày do ăn đồ cay nóng và uống nhiều rượu bia.
Trong nha đám có lượng chất xơ và hàm lượng nước dồi dào trong nha đam có khả năng giảm độ pH trong dịch vị. Bên cạnh đó, nha đam còn chứa hoạt chất glucomannans và anthraquinone có khả năng giảm tiết axit, đồng thời giảm hiện tượng trào ngược và các triệu chứng khó chịu khác.
Cách dùng nha đam:
- 1 – 2 nhánh nha đam tươi, rửa sạch và gọt bỏ vỏ
- Gọt lấy phần thịt trắng bên trong đem rửa sạch
- Xay nhuyễn, thêm 1 ít đường vào và uống trực tiếp
- Nên dùng trước khi ăn khoảng 20 phút hoặc dùng khi đói để làm dịu cảm giác đau rát, khó chịu ở vùng thượng vị
4.Trà mật ong
Trong mật ong có chất chống oxy hóa có tác dụng giảm gốc tự do sản sinh trong quá trình viêm, qua đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, chất hydrogen peroxide tự nhiên trong mật ong cũng đã được chứng minh có hiệu quả kháng khuẩn, nấm và virus.
Hiệu quả giảm đau dạ dày của mật ong còn bắt nguồn từ kết cấu đặc trưng. Với kết cấu dạng đặc, sánh mịn và khả năng dính cao, mật ong có thể tạo thành một lớp màng bao phủ niêm mạc thực quản giúp giảm triệu chứng trào ngược một cách rõ rệt.
Cách dùng mật ong:
- 4 – 5 thìa cà phê mật ong pha cùng 250ml nước ấm
- Khuấy đều và uống từng ngụm để mật ong thẩm thấu tốt vào niêm mạc
- Có thể kết hợp với 1 ít nước cốt chanh hoặc gừng để tăng hiệu quả
5.Dùng gừng tươi
Gừng có đặc tính ấm phế, chống buồn nôn và làm ấm tỳ vị nên chủ yếu dùng gừng trong trường hợp đau dạ dày và đau bụng do lạnh (nhiễm phong hàn hoặc do ăn phải thực phẩm có vị tanh, tính hàn). Gừng được dùng để chữa đau bụng và giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
Nghiên cứu cho thấy các hợp chất thực vật trong gừng như Zingerone, Gingerol và Shogaol có khả năng giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa nhu động ruột một cách tự nhiên. Chính vì vậy, dùng trà gừng hoặc ngậm gừng tươi có thể giảm nhanh cơn đau dạ dày và cảm giác buồn nôn, nôn mửa đáng kể.
Cách pha trà gừng:
- 1 củ gừng tươi, đem rửa sạch và xắt thành từng lát mỏng
- Cho gừng tươi vào tách và hãm với 200ml nước sôi
- Để trong 10 – 15 phút, sau đó thêm 1 ít mật ong vào, khuấy đều và dùng uống trực tiếp
- Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể giảm đau dạ dày và cầm nôn bằng cách ngậm một vài lát gừng tươi.
Trên đây là một số cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng điều trị. Những cách chữa trên chỉ nên áp dụng trong trường hợp viêm loét dạ dày chưa quá nặng và hiệu quả cũng tùy vào cơ địa mỗi người. Nếu dùng 1 thời gian không mang lại hiệu quả bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và có phác đồ điều trị hợp lý.