Ợ nóng là một triệu chứng dễ gặp ở rất nhiều người. Bị ợ nóng khiến bạn khó chịu và gây bất tiện đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy ợ nóng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì và làm sao để khắc phục hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây, bạn nhé!
Mục lục
Thế nào là ợ nóng?
Nguyên nhân của ợ nóng là dạ dày tiết ra quá nhiều axit làm cho lớp cơ thắt thực quản tự động mở ra và xảy ra hiện tượng trào ngược thức ăn, axit lên thực quản. Từ đó, gây ra tình trạng ợ nóng, bỏng ở lồng ngực, sau đó lây lan lên cổ họng, có thể lan lên miệng và góc hàm. Có thể nói, ợ nóng không phải là bệnh mà nó là một triệu chứng của bệnh liên quan đến dạ dày.
Ợ nóng là bệnh gì?
Ợ nóng ở cổ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày hay bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là chứng bệnh phổ biến trong các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Đây là tình trạng xuất hiện tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và tấn công.
Viêm loét dạ dày là bệnh lý khá nguy hiểm. Bởi nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.
Một số triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày là:
- Ợ nóng, ợ chua gây nóng rát thượng vị
- Đau bụng, đau tức bụng trên
- Buồn nôn, có thể nôn khan, nôn sau các bữa ăn, thậm chí nôn ra máu
- Chán ăn, kén ăn, ăn không ngon
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, đi ngoài phân đen
- Có thể xuất hiện triệu chứng xuất huyết dạ dày.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý cũng khá phổ biến, chúng xảy ra khi acid dạ dày trào ngược lên vùng thực quản, làm tổn thương các niêm mạc thực quản, gây viêm loét niêm mạc thực quản và có thể dẫn tới ung thư thực quản.
Một số triệu chứng của bệnh như sau:
- Ợ nóng ợ chua gây nóng rát, đau thực quản do dịch vị dạ dày trào ngược lên
- Đau tức ngực, vùng ngực có thể đau rát, căng tức rất khó chịu
- Nóng rát dạ dày và có cảm giác cồn cào dạ dày
- Tiết nhiều nước bọt, buồn nôn, đắng miệng.
Ngoài ra, ợ nóng ở cổ còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc tân dược, chẳng hạn như thuốc aspirin, thuốc hạ huyết áp, ibuprofen…
- Bị ợ nóng khi mang thai, đặc biệt ở trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3
- Do đồ uống và thực phẩm dung nạp vào cơ thể.
Cách kiểm soát và điều trị ợ nóng
Sử dụng thuốc tây
Sử dụng thuốc Tây điều trị chứng ợ nóng là phương pháp khá hiệu quả. Bởi cơ chế của phương pháp này trong điều trị triệu chứng này là giải quyết các bệnh lý nguồn gây ra bệnh.
Hiện nay, thuốc tây chữa ợ nóng được chia làm 3 nhóm chính:
- Nhóm thuốc có công dụng kháng axit, trung hòa axit trong dạ dày: Giúp giảm trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản, giảm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng.
- Nhóm thuốc ức chế H2 sản xuất axit dạ dày: Giúp giảm lượng axit sản xuất ra trong dạ dày, sử dụng tốt nhất trước khi ăn khoảng 30 phút giúp giảm hẳn các triệu chứng ợ nóng khó chịu.
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton cũng làm giảm lượng axit sản xuất ra trong dạ dày. So với nhóm thuốc ức chế H2 thì nhóm thuốc này được sử dụng phổ biến hơn và có hiệu quả tốt hơn.
Sử dụng thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng cho người bệnh ngay trong 14 ngày đầu sử dụng. Tuy nhiên, một số loại thuốc chỉ điều trị treiuej chứng chứ không điều trị căn nguyên gây bệnh, nên triệu chứng có thể tái phát nhanh chóng.
Tuy nhiên, vẫn có một số loại thuốc Tây y chỉ tập trung điều trị triệu chứng chứ không điều trị căn nguyên căn bệnh nên không điều trị được triệu để.
Chế độ ăn uống khoa học
Người bị ợ nóng không nên ăn quá no, hay để bụng quá đói, nên chia nhỏ các bữa ăn ra giúp giảm áp lực của dạ day trong quá trình tiêu hóa, hạn chế trào ngược dịch dạ dày, giảm số lần xuất hiện các cơn ợ nóng.
- Nên ăn uống đúng giờ, đúng bữa tránh bị kích thích làm tăng tiết axit dư thừa
- Bữa tối không nên ăn quá muốn, gần giờ đi ngủ bởi khi thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ sinh ra khí, tăng tiết axit, dẫn tới đầy bụng, ợ nóng.
- Tránh các thức ăn có tính kích thích như chua, cay, nhiều gia vị, quá mặn, ngọt….vì chúng khiến tăng tiết acid gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
- Hạn chế bia, rượu, thuốc lá.
Tránh căng thẳng tâm lý
Tâm lý căng thẳng, áp lực cũng tác động không nhỏ tới hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng ợ nóng, ợ chua. Chính vì thế, người bệnh cần cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Khám sức khỏe định kỳ
Ợ nóng là dấu hiệu của một số bệnh lý về tiêu hóa. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ợ nóng và có phương pháp điều trị phù hợp. Bạn cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ, dùng thuốc theo đơn và không tự ý sử dụng thuốc hay thay đổi liều lượng, thời gian dùng thuốc nếu không được chỉ định bởi bác sĩ.
Trị ợ nóng bằng mẹo dân gian
Chứng ợ nóng có thể điều trị bằng các mẹo dân gian. Một số bài mẹo thường được áo dụng:
1.Cam thảo
Cam thảo là dược liệu quý giúp thanh nhiệt, giải độc. Cam thảo có tác dụng kiểm soát chứng ợ nóng của cam thảo được tạo ra bởi khả năng trung hòa acid dịch vị. Sử dụng nước cam thảo như trà uống hàng ngày có thể giúp điều hòa khí huyết, giảm triệu chứng ợ nóng ợ chua. Tuy nhiên không nên sử dụng cam thảo trong thời gian dài tránh tác dụng ngược. Ngoài ra, khi nhai cam thảo, nước bọt cũng tăng tiết giúp:
- Hạn chế tác động của acid bị trào ngược lên thực quản.
- Làm giảm cảm giác nóng rát và khó chịu do chứng ợ nóng gây ra.
Cách sử dụng cam thảo:
- Lấy vài lát cam thảo hãm với cốc nước nóng
- Chắt lấy nước và cho 1 thìa mật ong
- Khuấy đều và uống khi còn nóng
2.Sử dụng baking soda
Trong baking soda có bazơ giúp trung hòa axit trong dạ dày, muối biocarbonat trong baking soda rất có lợi cho việc điều trị ợ chua, ợ nóng.
Cách sử dụng:
- 1 muỗng cà phê baking soda khuấy đều trong 1 cốc nước
- Uống hằng ngày.
3.Trà gừng
Vì gừng có vị cay, tính ấm, hành khí, giảm ứu trệ, kích thích tiêu hóa. Chính vì vậy, gừng có tính kháng khuẩn cao giúp giảm được cảm giác ợ nóng, ợ chua. bạn nên sử dụng đều đặn hằng ngày để có được tác dụng.
Cách sử dụng:
- 1 củ gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái lát
- Đập dập vài lát gừng đem hãm trong 1 cốc nước nóng, đậy nắp khoảng 5 phút
- Có thể cho thêm 1 thìa cà phê mật ong khuấy đều và uống sau ăn khoảng 30 phút.
4.Bạc hà
Tác dụng giảm ợ nóng của bạc hà được tạo ra bởi thành phần tinh dầu và menthol. Hai thành phần này làm giãn cơ trơn thực quản, giảm co thắt từ đó ngăn chặn trào ngược một cách hiệu quả. Đây cũng là cơ chế giúp kiểm soát chứng ợ nóng.
Cách sử dụng:
Lấy lá bạc hà pha trà. Nhiệt độ nóng của nước sẽ chiết được tinh dầu và menthol trong lá bạc hà ra và cho tác dụng nhanh chóng.
5.Sữa chua
Sữa chua uống giúp hỗ trợ tiêu hóa khá hiệu quả nhờ hàm lượng cao các enzyme và lợi khuẩn giúp thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa nhanh chóng hơn tránh tình trạng ứ đọng và trào ngược gây ra chứng ợ nóng. Ngoài ra, sữa chua uống giúp ức chế sự phát triển của các hại khuẩn và tăng cường hấp thu nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
Cách sử dụng:
Bạn có thể uống sữa chua khoảng 3 – 4 lần/ tuần vào sau bữa ăn khoảng 30 phút để có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm: Các cách giảm nhanh ợ chua, ợ nóng do trào ngược dạ dày
Trên đây là những kiến thức xoay quanh hiện tượng nóng rát dạ dày giúp bạn có thể chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình. Để giải quyết dứt điểm chứng ợ nóng ợ chua, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho những bạn bị ợ nóng. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.