Viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp trong cuộc sống, nó xuất hiện ở thanh thiếu niên và người lớn. Thông thường tình trạng viêm loét dạ dày khi mới hình thành sẽ rất khó để nhận biết, chính vì thế, hiểu được nguyên nhân gây bệnh và có cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày từ sớm sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Mục lục
Thế nào là bệnh viêm loét dạ dày?
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh về tiêu hóa làm tổn thương viêm loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (đó là phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Trường hợp bệnh không được điều trị đúng hướng và kịp thời có thể. gây biến chứng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, nguy hiểm đến tính mạng.
Có 2 loại là viêm dạ dày cấp và mạn:
- Viêm dạ dày cấp: là biểu hiện sưng, viêm đột ngột ở niêm mạc dạ dày, xuất hiện những cơn đau dữ dội và theo từng đợt ngắn
- Viêm dạ dày mạn: là hiện tượng axit dạ dày bị nhiễm trùng, gây ra những tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú một vùng của niêm mạc dạ dày. Điều đó có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày và phá hủy dạ dày của chúng ta.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tuy nhiên có một số nguyên nhân được cho là chủ yếu có thể kể đến như:
1.Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori):
- Vi khuẩn Hp được coi là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. và tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết ra acid nhiều hơn mức bình thường, các loại acid dư thừa gây ra tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
- Ngoài ra chúng cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành loét hoặc ung thư dạ dày.
2.Sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm:
- Khi sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ viêm dạ dày cấp tính hoặc mạn tính, loại thuốc này thường có trong các loại thuốc giảm đau. Không chỉ gây hại cho dạ dày, các loại thuốc này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
- Các loại thuốc giảm đau và kháng viêm khi sử dụng lâu dài chúng có tác dụng ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây đau và viêm loét dạ dày.
2.Căng thẳng kéo dài:
- Theo nghiên cứu, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến thần kinh và gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột. Chúng khiến cho acdt hydrochloric và pepsin khiến cho môn vị co thắt, niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
- Ngoài ra những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh khiến cho nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày cao hơn. Khi thần kinh căng thẳng sẽ làm tăng các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, làm cho acid HCl tăng cao, làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
- Một số trường hợp mắc viêm loét dạ dày do căng thẳng, sau khi hết căng thẳng các triệu chứng sẽ giảm. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài không được xử lý sẽ khiến người bệnh dễ mắc viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính.
3.Chế độ ăn uống không hợp lý:
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe đặc biệt là dạ dày, tiêu hóa. Thói quen ăn uống không đúng bữa, ăn no quá hoặc đói quá dẫn tới hoạt động co bóp của dạ dày bị đảo lộn, dịch vị tăng tiết. Thói quen vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, thường xuyên ăn đêm, ăn quá no hoặc quá đói sẽ làm cho dạ dày làm việc quá sức, gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra chúng còn làm cho dạ dày tiết ra dịch acid nhiều hơn làm ăn mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn tới viêm loét dạ dày, tá tràng và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa khác.
- Nuốt vội vàng khiến cho hoạt động co bóp của dạ dày phải kích hoạt ở tần suất cao.
- Ăn quá khuya, ăn xong đi ngủ ngay.
- Hay ăn vặt, ăn không đúng bữa, ăn quá nhiều trong một bữa.
- Nhịn ăn sáng hay bữa sáng không đảm bảo dinh dưỡng.
- Ăn mặn, thường xuyên ăn các loại thực phẩm chua cay, đồ ăn sẵn…
4.Sử dụng chất kích thích:
Thuốc lá có rất nhiều chất độc hại, trong đó có chất nicotin gây kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol – tác nhân làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày-tá tràng.
- Ngoài ra các đồ uống có cồn, chất kích thích như: bia, rượu… tác động ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Không chỉ vậy, rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị có thể tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dài cũng dẫn đến viêm loét dạ dày-tá tràng và các bệnh lý nguy hiểm khác ở gan, thận.
- Thường xuyen sử dụng bia rượu, cà phê, hút thuốc lá.. rất có hại cho sức khỏe, có thể gây ra xơ gan, viêm tuyến tụy, tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, làm cho dạ dày tổn thương nặng thêm.
5.Yếu tố thể tạng
Theo nghiên cứu những người có nhóm máu O có tần suất bị bệnh cao hơn các nhóm máu khác, điều này có lẽ liên quan đến sự ưu tiên kết hợp giữa nhóm máu O và HP, sự liên quan giữa kháng nguyên HLA B5 (là kháng nguyên thường được tìm thấy trên một số tế bào máu) với tần suất viêm loét dạ dày tá tràng.
Một số biến chứng của viêm loét dạ dày
Như đã chia sẻ bên trên, bệnh viêm loét dạ dày đơn thuần sẽ không có nguy hiểm gì cả và có thể hoàn toàn chữa trị khỏi 100% với điều kiện bệnh ở giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng khỏi hoàn toàn là vô cùng khó khăn. Ngoài ra, bệnh còn để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh nữa. Điển hình phải kể đến như là:
- Xuất hiện tình trạng hẹp môn vị
- Hiện tượng xuất huyết tiêu hóa ( đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất)
- Thủng dạ dày tá tràng
- Xuất hiện các khối u ác tính từ đó nguy cơ ung thư dạ dày cũng tăng cao
- Ngoài ra, bệnh còn gây ra tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, công việc, học tập bị suy giảm, chất lượng cuộc sống suy giảm,..
Biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày
Hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày, bệnh sẽ rất dễ tái phát nếu không được phòng ngừa. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy tập và duy trì những thói quen sau đây để phòng ngừa:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Thiết lập chế độ ăn uống, duy trì những thói quen ăn uống lành mạnh là phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe tiêu hóa và phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày
Nên:
- Ăn uống đầy đủ các bữa: Ăn sáng, đầy đủ,
- Nên ăn đúng giờ giấc
- Đảm bảo ăn chín uống sôi .
- Chú ý bố sung rau xanh và những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ để tránh áp lực co bóp cho dạ dày.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và chú ý không nên ăn quá nhiều thức ăn 1 bữa.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tuy nhiên tránh uống nhiều ngay trước và sau khi ăn.
- Chú ý duy trì chế độ ăn nhạt, không nên nêm nếm quá nhiều muối hay gia vị khi chế biến thức ăn.
Không nên:
- Hút thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích
- Không nên sử dụng quá nhiều nước uống có gas và accs loại nước nhiều đường, hương liệu
- Không ăn bốc, đồng thời tập thói quen vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi ăn.
- Hạn chế ăn các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt, đồng thời tránh ăn nhiều đồ chua hay các loại trái cây có vị chua.
- Hạn chế ăn vặt hay ăn các loại đồ chế biến sẵn ở ngoài hàng quán.
- Không nên ăn khuya và chú ý dùng bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất 2 – 3 tiếng đồng hồ.
- Tránh đi nằm ngay hay vận động mạnh khi vừa mới ăn xong.
Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh
Để ngăn ngừa bệnh đau dạ dày kích hoạt thì việc thiết lập và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh được cho là cần thiết. Điều này không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.
- Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tránh gây nhiễm trùng.
- Nên căn chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học, không nên thường xuyên thức khuya hay làm việc quá sức.
- Nên ngủ đúng giờ và chú ý đảm bảo giấc ngủ kéo dài khoảng 7 – 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
- Nên có chế độ tập luyện khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày nhằm tăng cường cơ thắt của dạ dày cũng như đường ruột. Đồng thời có thể làm giảm áp lực và căng thẳng lên hệ thần kinh trung ương.
- Hít thở sâu và dành thời gian nghỉ ngơi mỗi khi bị lâm vào các tình huống căng thẳng.
- Lên kế hoạch giảm cân khoa học và an toàn để phòng ngừa bệnh đau dạ dày.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây
Thường xuyên sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bao tử phổ biến. Vì vậy để giảm thiểu tác dụng phụ mà thuốc Tây gây ra cho dạ dày, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau
- Tuyệt đối không nên tự ý mua bất cứ loại thuốc nào để sử dụng, nhất là các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid.
- Nên dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian mà bác sĩ đã chỉ định.
- Không nên uống thuốc khi bụng đói hay ngay trước giờ đi ngủ.
- Nên uống thuốc với 1 ly nước lọc đầy để làm giảm tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày.
- Khi gặp các vấn đề bất thường trong quá trình dùng thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh.
=> Biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng
Người bệnh không nên chủ quan với triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Tốt nhất nên chủ động tìm gặp bác sĩ để có thể xác định rõ nguyên nhân và có phương án can thiệp sớm nhất. Không nghiêm túc điều trị sẽ khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề rắc rối, nhất là các biến chứng nguy hiểm.