Viêm loét dạ dày tá tràng là tổn thương viêm gây loét trên niêm mạc của dạ dày và/ hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non nối với dạ dày).Tình trạng viêm loét dạ dày không được điều trị kịp thời dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, nhất là diễn biến của bệnh có thể xấu đi. Nhiều người đặt câu hỏi liệu viêm loét dja dày có gây ung thư không? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Thế nào là bệnh viêm loét dạ dày?
Bệnh viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày, tá tràng, thực quản bị tổn thương bởi các dịch vị tiêu hóa có tính axit tiết ra từ dạ dày ( axit làm bào mòn gây tổn thương lớp lót trên niêm mạc ) dẫn tới sưng và hình thành các vết loét trong niêm mạc . Viêm loét dạ dày tá tràng thường được biết đến như loét dạ dày, loét tá tràng, loét thực quản…
Viêm loét dạ dày được chia thành 2 loại: Viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mạn tính:
- Viêm dạ dày cấp: là biểu hiện sưng, viêm đột ngột ở niêm mạc dạ dày, xuất hiện những cơn đau dữ dội và theo từng đợt ngắn
- Viêm dạ dày mạn: là hiện tượng axit dạ dày bị nhiễm trùng, gây ra những tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú một vùng của niêm mạc dạ dày. Điều đó có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày và phá hủy dạ dày của chúng ta.
Một số triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh:
- Đau dạ dày vùng thượng vị là biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà có từng mức độ khác nhau và các cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày kể cả khi bạn đang ngủ.
- Người bệnh có thể xuất hiện cảm giác nôn và buồn nôn bởi những vết loét dạ dày gây đau sẽ dễ dàng làm cho dạ dày co bóp mạnh hơn, khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và nôn do chức năng dạ dày đã suy yếu
- Viêm loét dạ dày khiến cho người bệnh cảm mệt mỏi, đắng miệng, giảm vị giác, không muốn ăn vì những cơn đau hay nôn mửa. Mệt mỏi biểu hiện mà hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải.
- Viêm loét dạ dày gây ra chứng bệnh táo bón hoặc tiêu chảy, đây chính là triệu chứng của chức năng tiêu hóa bị rối loạn.
- Những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thường khiến bệnh nhân giảm cân nhanh. Bởi nó cản trở khả năng cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, mất ngủ.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Vi khuẩn HP
Khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày, Hp thường sống sống trong lớp niêm mạc dạ dày. Bình thường, vi khuẩn HP không gây ra vấn đề gì, tuy nhiên khi chúng hoạt động, hóa chất mà chúng tiết ra có thể gây kích ứng, viêm lớp bên trong của dạ dày và gây ra loét.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Ăn uống không đúng giờ giấc, hay bỏ bữa, ăn đêm, ăn nhanh và nhai không kĩ, vừa ăn vừa làm việc. Ăn nhiều thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn và một số thực phẩm tươi sống. Ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chua, thiếu đạm, thiếu vitamin… đều là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ loét bằng cách thúc đẩy viêm và cản trở chức năng miễn dịch.
Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm
Ở những người lớn tuổi, hay sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm thường dễ bị viêm loét dạ dày hơn ở những người không sử dụng.
Stress, căng thẳng kéo dài
Stress, căng thẳng kéo dài khiến cho hệ miễn dịch suy yếu và làm tăng sự rối loạn của hệ tiêu hóa. Chính vì thế những người thường xuyên lo lắng và căng thẳng quá mức có tỉ lệ viêm loét dạ dày cao hơn những người bình thường khác, cơ thể dễ bị các vi khuẩn có hại xâm nhập đặc biệt là vi khuẩn HP.
Sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn
Sử dụng quá nhiều chất kích thích: Bia rượu, cà phê… có thể khiến niêm mạc dạ dày kích thích dẫn tới dễ viêm và làm tăng nguy cơ phát triển vết loét. Mặt khác, uống nhiều rượu bia cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa lành các vết loét dạ dày đã có.
Di truyền
Nếu trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày thì bạn có nguy cơ cao mắc phải bệnh này, bởi nó mang tính di truyền.
Bệnh viêm loét dạ dày có gây ung thư không?
Như đã chia sẻ ở trên, bệnh viêm loét dạ dày nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn Hp gây ra. Viêm loét dạ dày là những vết loét hở vi khuẩn có thể lây nhiễm dễ dàng, vì vậy chúng ta không nên xem thường nó.
Ngoài ra, khi viêm loét dạ dày đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, nó bào mòn lớp niêm mạc dạ dày gây ra dị sản hoặc loạn sản. Đây chính là các thay đổi tiền ung thư trong tế bào và sẽ dẫn đến ung thư nếu không được điều trị
Một số biện pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày
- Nội soi: Là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất và được sử dụng nhiều nhất. Việc nội soi dạ dày giúp bác sĩ quan sát chi tiết tình trạng niêm mạc, vị trí tổn thương. Từ đó tiên lượng được khả năng điều trị. Với những ổ loét đơn giản thì có thể điều trị nội khoa, nhưng với những ổ loét lồi lõm, xơ chai thì sẽ sinh thiết để chẩn đoán ung thư dạ dày sớm.
- Xét nghiệm máu, phân: Phương pháp này giúp đánh giá tình trạng viêm loét dạ dày có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, nồng độ các enzym niêm mạc dạ dày và tình trạng hồng cầu trong phân.
Phòng tránh nguy cơ ung thư từ bệnh viêm loét dạ dày
Điều trị bằng thuốc
Trong các phương pháp điều trị thì thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt là yếu tố quyết định kết quả điều trị cũng như dự phòng được bệnh tái phát. Bên cạnh đó việc dùng thuốc cũng giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả.
- Thuốc Tây y: các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày là thuốc kháng sinh, thuốc ức chế proton, thuốc kháng thụ thể H2, thuốc trung hòa axit, thuốc tạo màng bọc.
- Thuốc Đông y: thành phần có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên khá lành tính. Ưu điểm là ít có tác dụng phụ, dùng được lâu dài, khả năng làm lành tổn thương viêm loét cao. Nhược điểm là tác dụng chậm và không thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, cộng thêm các biến chứng như hẹp môn vị, chảy máu, thủng dạ dày, cần mổ cấp cứu…
Chế độ ăn uống
Nên:
- Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giầu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc …
- Các thực phẩm có chứa nhiều đạm dễ tiêu: thịt lợn nạc, cá nạc, đặc biệt chúng ta nên dùng dưới dạng chế biến là luộc, hấp, kho để dễ hấp thu.
- Bổ sung các loại vitamin A, D, K, B12, sắt, canxi…
- Rau củ quả tươi: chọn các loại rau củ non, ưu tiên họ cải (cải bắp, củ cải, hoặc rau cải) vì rau họ này có chứa nhiều vitamin cho việc nhanh chóng liền các vết thương của đường tiêu hóa.
- Các loại thức ăn có chứa tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu như là cơm, bánh mì, hoặc là các loại cháo, khoai củ nấu, hoặc luộc chín kỹ.
- Các loại dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt như là dầu từ hạt hướng dương, dầu vừng, hay là dầu hạt cải, hoặc dầu đậu nành…
- Các loại thực phẩm trước khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, hoặc là nấu mềm.
- Người bệnh nên được ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong.
Các món mềm như cháo, sup tốt cho người đau dạ dày
Người bệnh không nên ăn gì?
- Không nên ăn đồ ăn nhanh, đồ hộp và các đồ chiên rán, chứa nhiều mỡ
- Không nên ăn rau quả chứa nhiều axit.
- Kiêng những thức ăn chua, cay, nóng, mặn
- Tránh các đồ uống chứa cồn và chất kích thích: Cà phê, bia, rượu, thuốc lá
- Hạn chế các loại nước có gas.
Chế độ sinh hoạt
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Ăn các loại thực phẩm đã được nấu chín một cách hoàn toàn.
- Tránh stress và có chế độ ăn ngủ, nghỉ lành mạnh, khoa học
- Nên vận động thể thao phù hợp với sức khỏe, tập luyện đều đặn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau
Xem thêm:
Bệnh viêm loét dạ dày để lâu mà không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. Bệnh viêm loét dạ dày gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt người bệnh rất nhiều. Chính vì thế, người bệnh cần cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ để phòng ngừa bệnh cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục.