Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh về tiêu hóa thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh không chỉ gây ra những đau đớn khó chịu cho bệnh nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không điều trị kịp thời. Vậy câu hỏi đặt ra: Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ung thư không? Đâu là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả? Câu trả lời có trong nội dung thông tin bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo.
Mục lục
Thế nào là bệnh viêm loét dạ dày?
Bệnh viêm loét dạ dày là tên gọi chung của bệnh đau dạ dày, nó là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương viêm, dẫn đến sưng và hình thành những vết loét trong niêm mạc dạ dày. Tùy theo vị trí của vết viêm loét mà bệnh có thể có tên gọi khác nhau: Đau thượng vị, viêm hang vị, viêm bờ cong, viêm loét hang vị, viêm tâm vị….
Có 2 loại viêm loét dạ dày là: Viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính:
- Viêm loét dạ dày cấp tính: Đây là biểu hiện sưng, viêm đột ngột ở niêm mạc dạ dày, xuất hiện những cơn đau dữ dội và theo từng đợt ngắn
- Viêm loét dạ dày mạn tính: Là hiện tượng axit dạ dày bị nhiễm trùng, gây ra những tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú một vùng của niêm mạc dạ dày. Điều đó có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày và phá hủy dạ dày của chúng ta.
Nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày, tuy nhiên có một số nguyên nhân chủ yếu cần kể đến như:
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori):
Đây là vi khuẩn sau khi xâm nhập sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày người. Bình thường, khuẩn HP không gây ra vấn đề gì, nhưng khi nó hoạt động, chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc, gây kích ứng, viêm loeps bên trong dja dyaf và gây loét . Chúng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành loét hoặc ung thư dạ dày.
Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm
Những đối tượng người lớn tuổi, thường xuyên sử dụng thuốc nhất là những thuốc giảm đau và kháng viêm nhất là với những bệnh xương khớp. Khi sử dụng lâu dài, chúng gây ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây đau vfa viêm loét dạ dày
Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
- Chế độ ăn uống bừa bãi, hay bỏ bữa, ăn đêm, ăn những đồ ăn nhanh, ăn vội vàng không nhai kĩ, thường xuyên sử dụng thực phẩm sống, gia vị cay, mặn… dẫn tới hoạt động co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng, dịch vị tăng tiết dẫn đến lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương gây viêm loét dạ dày
- Lạm dụng bia rượu, chất kích thích quá nhiều có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ phát triển vết loét. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa lành các vết loét dạ dày đã có.
Tâm lý
Stress, căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, tức giận….khiến mất cân bằng chức năng của dạ dày, gây tình trạng dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra căng thẳng mệt mỏi khiến suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng thêm sự rối loạn của quá trình tiêu hóa. Do đó, cơ thể dễ bị các vi khuẩn có hại xâm nhập đặc biệt là vi khuẩn HP.
Di truyền
Theo một nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội: Viêm loét dạ dày và tá tràng là bệnh có tính di truyền trội, có liên quan tới nhiễm sắc thể thường. Khoa học đã chứng minh tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày ở thế hệ con trong những gia đình có lưu truyền gen bất thường là xấp xỉ đạt 47%.Trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày thì bạn cũng có thể mắc nguy cơ cao viêm loét dạ dày.
Triệu chứng phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày
Tùy theo từng vị trí viêm loét mà bệnh có những triệu chứng khác nhau, tuy nhiên dưới đây là một số triệu chứng điển hình mà bạn dễ nhận biết nhất.
Đau dạ dày vùng thượng vị
Đau dạ dày vùng thượng vị có cảm giác đau tức vùng bụng trên. Đây là dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày sớm nhất mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà có mức độ đau khác nhau, ngoài ra cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày ngay cả khi bạn đang ngủ.
Đầy bụng, buồn nôn, nôn
Những ổ viêm loét dạ dày sẽ gây đau và làm cho dạ dày co bóp mạnh hơn, khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và nôn do chức năng dạ dày đã suy yếu. Sở dĩ có cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu là do dạ dày đã bị tổn thương, kéo theo hoạt động tiêu hóa chậm lại, khiến cho người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra dấu hiệu đầy bụng, buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày.
Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị
Ợ hơi, ợ chua nóng rát thượng vị là dấu hiệu rất hay gặp ở bệnh nhân mới bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra Ợ nóng rát thượng vị cũng thường xuất hiện ở bệnh nhân có trào ngược dạ dày thực quản.
Rối loạn tiêu hóa
Do tiêu hóa của người bệnh viêm loét dạ dày thất thường không ổn định, nên người bệnh dễ gặp chứng táo bón hoặc tiêu chảy nên người bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng thường bị sút cân
Mất ngủ, giảm cân đột ngột
Những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thường khiến bệnh nhân giảm cân nhanh. Bởi nó cản trở khả năng cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, mất ngủ.
Khi thấy những dấu hiệu kể trên bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, nội soi dạ dày và bác sĩ chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu để lâu các vết loét ngày càng lan rộng, ăn sâu hơn, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm khó lường.
Viêm loét dạ dày có thể gây ung thư không?
Theo như chia sẻ ở trên vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm loét dạ dày. Khi viêm loét dạ dày là dạ dày đã có vết hở, vi khuẩn càng có thể lây nhiễm khu trú và xâm hại dạ dày xung quanh. Ngoài vi viêm loét dạ dày để lâu khioong được điều trị dễ dẫn chuyển sang viêm loét dạ dày mãn tính , từ đây nó bào mòn lớp niêm mạc dạ dày gây ra dị sản hoặc loạn sản. Đây chính là các thay đổi tiền ung thư trong tế bào và sẽ dẫn đến ung thư nếu không được điều trị.
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một xoắn khuẩn, gram âm, chúng có khả năng sinh ra men urease. Khi chúng khu trú dưới lớp chất nhầy dạ dày và gây bệnh ở niêm mạc dạ dày, tại đây chúng sinh ra men trung hòa acid dịch vị, giúp chúng có khả năng tồn tại và phát triển. Vi khuẩn này có khả năng tiết ra các men và độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng, có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính và mạn tính, ngoài ra chúng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Những vết loét dạ dày đã hình thành, chúng có thể dần dần làm thoái hóa các mô xung quanh và ngày càng mở rộng phạm vi loét. Nếu bạn không sớm có biện pháp can thiệp y tế hiệu quả, vấn đề loét nghiêm trọng này có thể gây xuất huyết nội hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.
Bệnh viêm loét dạ dày nếu được phát hiện và điều trị kịp thời và đúng hướng, các trường hợp viêm dạ dày cấp tính hiếm khi dẫn đến các biến chứng. Tuy nhiên, mọi người có thể gặp các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nếu tình trạng viêm dạ dày lâu ngày hoặc không được điều trị hay kiểm soát tốt.
Một số biến chứng khác của viêm loét dạ dày:
- Chảy máu dạ dày: Đây là biến chứng rất thường gặp. Khi dạ dày bị chảy máu thì rất khó cầm máu, và tình trạng xuất huyết người bệnh có thể dễ dàng nhận ra bằng biểu hiện bên ngoài: Nôn ra máu hay đại tiện ra máu
- Thủng dạ dày: Trường hợp thủng dạ dày xảy ra là khi ổ loét ăn sâu và ăn hết thành dạ dày tạo thành lỗ thủng khiến bệnh nhân đau rất dữ dội và có thể phải gọi cấp cứu;
- Hẹp môn vị: Đây là biến chứng ít xảy ra hơn, nhưng không thể không gặp, đó là biến chứng có những biểu hiện như bệnh nhân đau bụng và nôn ói rất dữ dội;
Phương pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả
Chế độ ăn uống
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, nếu bạn thường xuyên khó tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ để đệm cho chất tiết acid dạ dày.
- Không nên ăn quá no cũng như để bụng quá đói, bữa ăn cuối cách giờ đi ngủ từ 3-4 giờ, không ăn quá khuya.
- Tránh ăn các thực phẩm kích thích, nhiều acid như: Cam, quýt, chanh hoặc những thực phẩm có nhiều gia vị nếu bạn bị viêm hoặc loét dạ dày.
- Ăn nhiều rau trái cây, hạn chế ăn mặn, ăn thịt cá hun khói, thức ăn lên men, thức ăn bảo quản bằng hóa chất không rõ nguồn gốc.
- Uống sạch: Nên đun sôi nước để uống
- Cố gắng loại bỏ bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích.
=> Các món ăn tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Chế độ sinh hoạt
- Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya, nên ngủ đủ giấc và căn chỉnh cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi
- Duy trì cân nặng vừa phải, không nên để thừa cân béo phì bởi dễ gặp phải dấu hiệu: Ợ nóng, ợ chua, chướng bụng táo bón
- Nên chú ý khi dùng thuốc giảm đau, tránh dùng thuốc chống viêm phi steroid – aspirin, ibuprofen, ketoprofen và naproxen. Thay vào đó, thay thuốc giảm đau chứa acetaminophen.
Chế độ tập luyện
- Nên duy trì tập luyện đều đặn, bởi tập luyện giúp tăng nhịp thở và nhịp tim, là hoạt động có lợi nhất mà bạn có thể làm để tiêu hóa tốt
- Tập thể dục thể thao vừa phải giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng
- Tập thể dục kích thích hoạt động của các cơ đường ruột, giúp đẩy chất cặn bã xuống ruột nhanh hơn. Cố gắng tập luyện ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần.
Tâm lý
Hạn chế stress bởi stress làm tăng sản sinh acid dạ dày và tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày.
Trên đây là câu trả lời về viêm loét dạ dày có dẫn tơi ung thư hay không? Viêm loét dạ dày ban đầu chỉ là bệnh lý lành tính, nhưng nó có thể dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm. Đây là loại ung thư thường gặp hàng đầu trong số các ung thư đường tiêu hóa. Mong rằng sau bài viết này, bạn đã thêm thông tin về bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Đồng thời cải thiện các thói quen không lành mạnh giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn đặc biệt là dạ dày- tiêu hóa