Đái rắt đái buốt là chứng rối loạn tiểu tiện hay gặp ở người lớn (cả nam giới và nữ giới) gây không ít rắc rối bất tiện cho sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh. Vậy có cách chữa bệnh đái dắt ở người lớn nào hiệu quả mà ít gây tái phát bệnh nhất? Hãy cùng kienthucsinhsan.vn điểm danh các cách chữa bệnh đái dắt ở người lớn hiệu quả ngay dưới đây nhé.
Bệnh đái dắt là gì?
Đái dắt còn được gọi là chứng bệnh đái dắt, là hiện tượng người bệnh rất buồn tiểu nhưng khi đi tiểu thường chỉ rặn được rất ít nước tiểu (dưới 100ml/lần). Khi vừa đi tiểu xong lại có cảm giác mót tiểu và cần phải đi tiểu tiếp. Người bệnh đái dắt thường có mức độ nhịn tiểu rất thấp. Trong trường hợp nặng sẽ không thể nhịn tiểu được và cần đi vào nhà vệ sinh liên tục.
Nguyên nhân gây đái rắt có thể do: Người bệnh bị nóng trong; do thay đổi thói quen sinh hoạt bất thường; hoặc do các bệnh lý gây ra như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, do phì đại tuyến tiền liệt (ở nam giới); do viêm âm đạo (ở nữ giới)…
Cách chữa bệnh đái dắt ở người lớn bằng hiệu quả tại nhà
Chữa đái dắt bằng râu ngô
Râu ngô là vị thuốc Nam có tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thông tiểu rất tốt. Uống nước ngô chữa trị đái dắt là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu đời.
Cách làm:
Dùng râu ngô tươi (hoặc khô đều được) đem rửa sạch và vẩy ráo nước. Sau đó cho râu ngô vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi khoảng 15 phút thì ngừng. Dùng nước râu ngô uống trực tiếp trong ngày, uống thay nước lọc hàng ngày.
Chữa đái dắt bằng bột sắn dây
Bột sắn dây từ lâu đã được biết đến là thức uống có tính mát, vị ngọt thanh, rất có lợi cho bàng quang và tiết niệu. Dùng bột sắn dây uống hàng ngày là cách phòng ngừa và chữa trị đái dắt hiệu quả mà chúng ta không nên bỏ qua.
Cách làm:
Cách 1: Tìm mua bột sắn dây (tại các địa chỉ uy tín). Sau đó đem pha với nước mát dùng uống trực tiếp. Mỗi lần uống 1 – 2 muỗng cafe bột sắn dây. Nếu người bệnh uống không quen có thể pha thêm đường để thức uống có vị ngon hơn.
Cách 2: Tự làm bột sắn dây bằng cách lấy củ sắn dây rửa sạch, thái thành lát mỏng rồi đem phơi khô. Sau đó đem giã nát và lọc lấy bột mịn. Dùng bột sắn dây dùng uống hàng ngày.
Chữa đái dắt bằng kim tiền thảo
Trong Đông y, kim tiền thảo là vị thuốc mang tính mát, hay được sử dụng trong các bài thuốc giúp thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, thông tiểu, điều trị các chứng rối loạn tiểu tiện như đái dắt, đái buốt, đi đái nhiều lần… hoặc dùng khi người bệnh bị viêm đường tiết niệu sẽ thấy hiệu quả khả quan.
Cách làm:
Dùng 30g kim tiền thảo + 10 ô dược + 15g xa tiền tử + 12g đào nhân cho vào nồi đun với 700ml nước. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun đến khi còn khoảng 400 – 500ml nước thuốc thì ngừng. Dùng nước thuốc chia thành 2 bữa và dùng uống 2 lần sáng – tối trong ngày, uống sau ăn khoảng 30 phút. Áp dụng đều đặn hàng ngày sẽ thấy chứng đái dắt giảm đi.
Uống nước cốt bí xanh chữa bệnh đái dắt
Cách 1:
Lấy 300g – 500g bí xanh (tùy vào khả năng ăn của người bệnh) nạo vỏ, rửa sạch rồi sắt thành miếng. Sau đó đem ép lấy nước cốt bí xanh. Dùng nước này uống trực tiếp, có thể pha thêm vài hạt muối tinh để thức uống ngon hơn. Ngày uống từ 1 – 2 cốc bí xanh sẽ dần thấy chứng đái dắt giảm đáng kể.
Cách 2:
Lấy 300g bí xanh gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành miếng nhỏ. Đem luộc chín với 100ml nước. Dùng ăn trực tiếp và uống hết cả nước.
Dùng phượng vĩ thảo chữa đái dắt
Theo nền Y học Cổ truyền, phượng vĩ thảo có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có khả năng điều trị viêm đường tiết niệu, trị đái buốt, đái rắt hoặc một số bệnh liên đến rối loạn tiểu tiện.
Cách làm:
Lấy khoảng 150g phượng vĩ thảo, rửa sạch rồi đem sắc với 1 lit nước vo gạo. Khi nồi sôi đun thêm 15 phút nữa sau đó dùng nước thuốc uống trực tiếp trong ngày. Kiên trì áp dụng khoảng 10 – 15 ngày sẽ thấy chứng đái dắt giảm dần.
Chữa đái dắt bằng rau mồng tơi
Trong Y học cổ truyền, rau mùng tơi là vị thuốc có tính mát, không độc, giúp nhuận tràng và có lợi tiểu, dùng điều trị chứng đái dắt đái buốt rất tốt.
Cách làm:
Dùng rau mồng tơi (lấy cả phần cẳng và lá) đem rửa sạch rồi để ráo nước cho vào đun với nước sạch (nên đổ nước ngập rau). Dùng nước sắc thu được uống thay nước lọc hàng ngày.
Lưu ý: Người bệnh bị lạnh bụng, đang bị đi ngoài không nên áp dụng cách chữa đái dắt này vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Chữa tiểu rắt bằng da vàng mề gà
Theo Đông y, mề gà có vị ngọt, tính bình có tác dụng tiêu thủy cốc, đi vào tỳ vị. Nhiều thầy thuốc Đông Y đã áp dụng cách da vàng mề gà khô vào điều trị tiểu buốt, tiểu rắt và tình trạng kiết lỵ,…
Cách làm:
Lấy khoảng 20 cái da vàng mề gà rửa sạch để ráo nước rồi ranh trên chải cho cháy rồi giã nhỏ. Sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản dùng dần, mỗi ngày uống với nước sôi để nguội sẽ không thấy tiểu buốt nữa.
Lưu ý
Trên đây là một số bài thuốc có tác dụng điều trị đái dắt có nguyên nhân do cơ thể bị nóng trong, người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt đột ngột; do người bệnh ăn nhiều đồ ăn cay nóng; chế độ sinh hoạt không hợp lý… hiệu quả. Ngoài ra, đây cũng là các bài thuốc dân gian có thể áp dụng hàng ngày để phòng ngừa tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, bí tiểu… và nhiều chứng rối loạn tiểu tiện khác do các nguyên nhân không phải bệnh lý gây ra.
Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh mắc đái dắt do các bệnh lý như: viêm bàng quang; sỏi hệ tiết niệu; viêm bao quy đầu; hẹp bao quy đầu; viêm tinh hoàn; viêm tuyến tiền liệt; u xơ tiền liệt tuyến; ung thư tuyến tiền liệt (ở nam giới); viêm âm đạo; viêm tử cung; u xơ tử cung (ở nữ giới); bệnh lậu… thì việc áp dụng các bài thuốc dân gian trên có thể không đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn do các chất kháng sinh trong cây lá dân gian không đủ mạnh để điều trị khỏi các bệnh lý.
Vì vậy, trong trường hợp người bệnh thấy chứng đái dắt kéo dài không khỏi hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian dài thì nên xếp thời gian đến thăm khám tại các cơ sở Y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe cũng như phát hiện sớm bệnh lý (nếu có), để từ đó có hướng điều trị kịp thời và phù hợp nhất.