Các triệu chứng của sỏi gan thường khó xác định khiến nhiều người bệnh nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày. Vì thế, bệnh sỏi gan có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào thời gian phát hiện bệnh vì nếu để quá lâu sẽ dẫn đến những di chứng nặng nề.
Bệnh sỏi gan – nguyên nhân do đâu?
Nhiễm trùng dịch mật là nguyên nhân chính gây sỏi trong gan. Các vi khuẩn thường được ký sinh trùng ở đường ruột mang lên đường mật. Sự xuất hiện của những loại vi khuẩn này đã làm thay đổi khả năng hòa tan của bilirubin trong dịch mật, khiến chúng kết tụ với nhau và với các thành phần khác chẳng hạn như canxi tạo thành sỏi.
Bilirubin là sản phẩm thải khi hồng cầu chết đi. Do đó, khi mắc một số bệnh như thiếu máu huyết tán, bệnh hồng cầu hình liềm… làm hồng cầu chết hàng loạt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
Ngoài ra, sự ứ trệ dịch mật kéo dài ở người bệnh teo đường mật bẩm sinh, u đường mật trong gan… hoặc trong các trường hợp chức năng gan suy giảm cũng là nguyên nhân khiến sỏi hình thành và phát triển trong gan.
Triệu chứng bệnh sỏi gan
Nếu đa số trường hợp sỏi túi mật không gây triệu chứng thì sỏi gan hoàn toàn ngược lại. Ngay từ giai đoạn mới chớm, người bệnh đã có thể nhận thấy một vài dấu hiệu như đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn, đau nhẹ ở vùng hạ sườn phải.
Bệnh sỏi gan thường làm xuất hiện triệu chứng điển hình là tam chứng Charcot:
- Đau quặn ở 1/4 góc phải, sốt và vàng da/vàng mắt. Đau do sỏi mật, sỏi gan thường khởi phát đột ngột, nặng nề hơn sau các bữa ăn nhiều dầu mỡ hoặc vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Vị trí đau có thể bắt nguồn từ hạ sườn phải, sau đó lan lên vai phải và ra sau lưng.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị sốt, ớn lạnh.
- Triệu chứng sỏi gan mật nghiêm trọng nhất là vàng mắt, vàng da, nước tiểu có màu sẫm, phân bạc màu.
Các triệu chứng sỏi gan có thể từ nhẹ (đau và sốt nhẹ) đến nặng (sốt cao, sốc, rối loạn tâm thần và suy đa phủ tạng) ở từng người.
Bệnh sỏi gan nguy hiểm như thế nào?
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Hàng ngày tại gan, có hàng triệu các phản ứng hóa học được tạo ra, những chất thải được loại bỏ, những chất hữu ích được tạo thành đảm bảo cho cơ thể hoạt động trơn tru. Dịch mật do gan sản xuất vừa là dung môi hòa tan các chất béo và hỗ trợ hấp thụ các vitamin tan trong dầu, đây cũng là môi trường hòa tan các chất thải của gan.
Nhưng nếu chẳng may xuất hiện viên sỏi chặn lại các đường dẫn mật trong gan sẽ gây ứ trệ dịch mật, các độc tố không được thải ra ngoài thông qua các ống dẫn mật sẽ quay lại đầu độc chính lá gan.
Viêm mủ đường mật là biến chứng thường gặp nhất khi bị sỏi mật trong gan. Một số biến chứng khác mà người bệnh sỏi gan có thể gặp phải như viêm đường mật tái phát nhiều lần, hoặc chít hẹp đường mật, teo nhu mô gan, áp xe gan, nhiễm trùng huyết. Mặc dù hiếm gặp hơn, người bệnh sỏi gan cũng có thể bị giảm tiểu cầu, tăng cường hoạt hóa tiểu cầu dẫn tới rối loạn quá trình đông máu và khiến người bệnh dễ bị xuất huyết.
Ung thư đường mật và bệnh sỏi gan đã được chứng minh có mối liên quan với nhau, khi mà có 2.4-10% người bệnh sỏi gan phát triển ung thư đường mật. Các nhà khoa học giải thích có thể do ứ trệ dịch mật lâu ngày đã kích thích làm các tế bào niêm mạc đường mật tăng sinh, tạo ra các tế bào bất thường gây ung thư đường mật.
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sỏi gan là nhiễm trùng đường huyết và choáng nhiễm trùng, nếu không xử lý kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. Người bị bệnh sỏi gan cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về bệnh để biết được cách điều trị phù hợp.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn đọc có băn khoăn cần được giải đáp cụ thể có thể truy cập links dưới đây để nhận thêm thông tin và hỗ trợ tư vấn điều trị tốt nhất.
Điều trị sỏi đường mật trong gan | Sỏi gan, sỏi túi mật nên ăn gì?
Nguồn:soimatnguoimuong.vn