Những nguyên tắc cần nhớ khi cho con bú sữa mẹ
- Mỗi ngày mẹ nên tắm rửa sạch sẽ, nếu trước khi sinh có tình trạng đầu vú hơi ngắn hoặc bị thụt vô, thì có thể nhờ nhân viên y tế hướng dẫn phương pháp xử lý, để tiện cho con bú sữa mẹ.
- Sau khi sinh nên sớm bắt đầu cho con bú, để kích thích sữa tiết ra.
- Thông thường bé càng bú nhiều thì sữa sẽ càng tiết ra nhiều, ngược lại thì sẽ tiết ra càng ít, tiếp tục cho con bú thì sữa mẹ sẽ tiết ra không ngừng.
- Sữa mẹ dễ tiêu hoá, có thể tùy theo nhu cầu của trẻ mà cho bú, lúc bắt đầu khoảng hai giờ đồng hồ thì có thể cho bú một lần.
- Mỗi lần cho bú áp dụng phương thức thay phiên, như là lần này cho bú bên vú trái, thì lần sau cho bú bên vú phải, mới có thể cho trẻ bú được lượng sữa mẹ cân bằng về dinh dưỡng.
- Người mẹ cho con bú phải được nghỉ ngơi, ngủ nghỉ đầy đủ, và cuộc sống khỏe mạnh.
- Lúc bắt đầu cho trẻ bú đối với người mẹ và đứa trẻ đều cần phải học tập và thích nghi, nếu như gặp phải vấn đề , có thể hỏi nhân viên y tế hoặc bạn bè có kinh nghiệm trong việc cho con bú, phần lớn đều có thể giải quyết, phải có lòng nhẫn nại và tự tin, đừng dễ dàng bỏ cuộc.
- Phân biệt sữa non và sữa già: Sữa non trông có vẻ hơi xám trắng giàu chất đạm, đường, vitamin, chất khoáng và thành phần nước. Sữa già thì hơi trắng hơn và giàu chất béo, là nguồn năng lượng chủ yếu.
- Đối với một em bé bú mút sữa mẹ với động tác chậm thì đừng có ngừng việc cho bé bú trước khi bé bú xong hoặc bé chưa bú đủ.
Xem thêm:
- Vitamin A – Mọi người mẹ đều cần biết
- Axit folic – Dưỡng chất quan trọng không thể thiếu
Làm thế nào có nhiều sữa mẹ
- Sau khi sinh xong nên sớm cho con bú.
- Sau khi trẻ sơ sinh ra đời lập tức cho bú sữa mẹ, đồng thời thường xuyên cho trẻ bú, không thêm sữa bột, không dùng bình sữa, không dùng núm vú làm ảnh hưởng đến việc trẻ học bú mẹ.
- Trẻ đói thì cho trẻ bú, cho trẻ bú càng nhiều thì lượng sữa tiết ra càng nhiều.
- Ngoài việc cho trẻ bú sữa mẹ ra, tránh cho trẻ uống sữa bột, hoặc các thức uống khác và ngậm núm vú, nếu không trẻ sẽ không có cảm giác đói và giảm lần bú sữa mẹ, như vậy lượng sữa tiết ra sẽ ít đi.
- Khi đứa trẻ không ở bên mình thì có thể dùng tay hoặc dụng cụ vắt sữa nặn sữa ra, đồng thời mang sữa mẹ cất giữ để dành cho trẻ bú.
- Tư thế cho con bú đúng.
- Đối với người mẹ: bụng đói thì cứ ăn, miệng khát thì cứ uống.
- Ngủ đủ giấc và tâm trạng vui vẻ.
Cách bảo quản sữa mẹ
- Trước khi đi làm hoặc buổi tối trước ngày đi làm, người mẹ có thể nặn sữa để dành. Người nhà sẽ cho bé bú khi bạn đi làm. Trong giờ nghỉ trưa tại công sở, mẹ có thể hút sữa và bỏ vào lạnh, mang về cho con bú vào hôm sau.
- Mang sữa nặn ra trực tiếp bỏ vào bình thủy tinh, bình nhựa sạch có nắp đậy hoặc túi ny lông bảo quản sữa, đóng kín lại, và để dư ra một khoảng không để phòng trường hợp sữa sau khi đông lạnh bị nở ra.
- Nguyên tắc nặn một lần dùng một bình đựng sữa, và bên ngoài dán ngày và thời gian nặn sữa.
Bầu vú mẹ căng cứng
Nguyên nhân
- Sữa tích tụ và tuyến sữa bị nghẹt.
- Lượng huyết dịch và bạch huyết nơi bầu vú cung ứng tăng lên, dẫn đến bị phù có cục cứng.
Phương pháp xử lý
- Sớm cho trẻ bú.
- Tăng thời gian và số lần cho trẻ bú.
- Mỗi lần cho bú với mỗi bên khác nhau.
- Mặc áo ngực thích hợp để nâng đỡ và giảm sự co kéo gây đau đớn.