Oral Sex ( OS ) (hay tình dục bằng miệng) có phải là một hành vi phổ biến không? Hiển nhiên đó là một hành vi rất phổ biến, nó được thực hiện trong rất nhiều thế hệ bao gồm cả cộng đồng những người bình thường và những người đồng giới. Và ở Việt Nam cũng vậy.
Những bênh lây qua đường tình dục (STD) nào có thể lan truyền qua OS?
- Loại bệnh STD hay truyền qua hành vi tình dục bằng miệng nhất (OS) là herpes. Có 2 loại virus herpes chính (HSV): HSV type 1 và HSV type 2. HSV type 1 thường gây ra các vết loét quanh miệng, trong khi HSV type 2 thường gây ra các vết loét mụn ở bộ phận sinh dục.
- Bệnh lậu đã được chứng minh có thể lây nhiễm cổ họng của một số người đã thực hiện hành vi OS cho người đã bị nhiễm Kiểu nhiễm trùng này có thể được truyền từ cổ họng đến bộ phận sinh dục của bất kỳ đối tác tình dục nào khác trong tương lai.
- Bệnh giang mai cũng có thể truyền qua OS nếu miệng của người thực hiện tiếp xúc với các vết hở hoặc phát ban ở da do nhiễm trùng
- Viêm Gan A cũng có trong phân và có thể truyền khi thực hiện hậu môn-miệng
- Viêm Gan B có trong dịch sinh dục và máu và có thể được truyền qua OS.
- Viêm Gan C nói chung chỉ có trong máu và sẽ được truyền nếu có máu trong khi OS
- Các bệnh trên là những bênh có thể lây qua hành vi OS. Nhưng hầu như các câu hỏi về chủ đề OS vẫn sẽ chỉ tập trung vào 1 câu hỏi quan trọng nhất đó là liệu HIV có truyền qua hành vi OS hay không?
Nguy cơ thực sự của việc lây HIV qua hành vi OS?
Việc đo chính xác nguy cơ của việc lây nhiễm HIV thông qua hành vi OS là rất khó. Thêm vào đó phần lớn các hoạt động tình dục đều sẽ có các hành vi Anal Sex và Vaginal Sex sau khi đã tiến hành OS. Như vậy sẽ càng khó hơn khi xác định liệu HIV lây nhiễm qua OS hay chỉ lây nhiễm qua các hành vi tình dục khác. Thêm vào đó, một vài nhân tố khác như vết thương lở loét trong miệng, chảy máu nướu răng, vết loét ở bộ phận sinh dục hay sự hiện diện của các bệnh STD khác sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm.
Khi các nhà khoa học mô tả nguy cơ của hành vi OS, khái niệm “nguy cơ trên lý thuyết” hay “theoretical risk” thường được sử dụng. Hiểu một cách đơn giản, “theoretical risk” có nghĩa là sự lây nhiễm các bệnh tật từ người này sang người khác có thể xảy ra, mặc dù chưa có một trường hợp nào được ghi nhận trong thực tế hay “documented cases”. Với HIV cũng vậy, khi ta nói rằng sự lây nhiễm HIV là “có thể xảy ra trên lý thuyết” không có nghĩa là nó chắc chắn sẽ xảy ra. Khái niệm “nguy cơ đã được ghi nhận”, hay “documented risk” là một khái niệm được sử dụng để mô tả những gì đã thực sụ xảy ra, đã được điều tra, và được ghi lại trong các tài liệu khoa học.
Đã có rất nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện trên khắp thế giới cố gắng ghi nhân “documented case” và xác định nguy cơ chính xác của hành vi OS. Xin điểm qua một số nghiên cứu sau:
Một chương trình nghiên cứu được thực hiện tại San Francisco vào năm 1998 đã nghiên cứu trên 198 người (tất cả đều là những người đồng tính nam và những người có các hoạt động tình dục rất mạnh mẽ). Chủ đề của cuộc nghiên cứu này là : Những người tham gia nghiên cứu chỉ có duy nhất một hành vi là OS trong 1 năm. Kết quả cho thấy có 20% những người tham gia (39 người) báo cáo rằng họ đã thực hiện hành vi OS với bạn tình họ biết chắc có HIV+. 35 trong 39 người không dùng BCS và 16 người đã nuốt tinh dịch. Không ai trong số họ bị nhiễm HIV trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu (1 năm). Nhưng do số lượng những người tham gia nghiên cứu nhỏ lên các nhà nghiên cứu cũng không thể khẳng định OS hoàn toàn là NO RISK.
Vào năm 2000, một nghiên cứu khác lại được tiến hành ở San Francisco, cuộc nghiên cứu được tiến hành trên những người đồng tính nam những người những hay bị lây nhiễm HIV và KQ nghiên cứu cho thấy 7.8% những người bị nhiễm HIV là do hành vi OS. Tuy nhiên Kết quả nghiên cứu này đã bị đặt nhiều dấu hỏi vì nó dựa vào những thông tin cung cấp từ những người tham gia. Và độ tin cây của những thông tin này thường rất thấp bởi vì họ có thể nói dối, không chịu chấp nhận những nguy cơ thực sự của mình hoặc cũng có thể đơn giản là họ không nhớ. (Theo Smile tìm hiểu lại thì có tài liệu họ khẳng định là đã có vài chú trong số này thú nhận là đã có Unprotected Anal Sex sau khi OS)
Trong tháng sáu năm 2002, một nghiên cứu tiến hành giữa 135 người HIV- tại Tây Ban Nha, những người có các mối quan hệ tình dục với một người đã nhiễm HIV, báo cáo cho thấy đã có hơn 19.000 trường hợp Unprotected OS diễn ra nhưng không dẫn tới bất kỳ trường hợp lây nhiễm HIV nào. Nghiên cứu này cũng xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền HIV qua OS. Họ theo nồng độ virus và đặt ra các câu hỏi như bạn có để xuất tinh trong miệng không và tình trạng răng miệng của bạn có tốt không? Trong số nam giới HIV+, 34 % xuất tinh vào miệng bạn tình của họ. Nồng độ virus cũng được xem xét trong 60 người trong nghiên cứu này, 10 % trong số đó có nồng độ virus hơn 10.000. Gần 16% những người nhiễm HIV có chỉ số CD4 dưới 200. Nghiên cứu, được thực hiện trong khoảng thời gian 10 năm giữa 1990 và 2000, đã thêm vào số lượng ngày càng tăng của các nghiên cứu trong đó đề xuất các mức độ khác nhau của nguy cơ lây nhiễm HIV từ hành vi OS khi so sánh với giao hợp qua đường hậu môn (anal sex ) hoặc âm đạo (Vaginal sex).
Một nghiên cứu nữa: Theo kết quả của một cuộc khảo sát các bệnh nhân ở Anh, Wales, và Bắc Ireland, hành vi tình dục bằng miệng hay OS có thể chiếm khoảng 3% số lượng các ca nhiễm HIV ở nam giới có quan hệ tình dục đồng tính.