Trên thực tế thì ở mỗi mẹ bầu, những rắc rối này ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu như tất cả các mẹ bầu đều trải qua 4 rắc rối phổ biến là đau lưng, phù nề, táo bón, ợ nóng và khó thở. Vậy làm thế nào để chị em dễ dàng vượt qua những “cửa ải” này. Mời các mẹ bầu cũng tham khảo cách giải quyết dưới đây.
1. Ợ nóng
Ợ nóng là cảm giác nóng rát khó chịu xảy ra trong thực quản của mỗi người. Đây là biểu hiện của chứng khó tiêu, axit từ dạ dày quay trở lại thực quản của bạn, tạo ra cảm giác cháy rát ở cổ họng. Chứng ợ nóng này diễn ra cả ban ngày và ban đêm nhưng nghiêm trọng hơn sau khi ăn hoặc khi bạn nằm xuống.
Cách khắc phục
- Nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng vào ban đêm, hãy nhớ là không được ăn uống trước khi đi ngủ.
- Khi ngủ, hãy kê bên mình những chiếc gối mềm, tốt nhất là gối ôm dành cho bà bầu.
- Không nên chỉ ăn no trong 3 bữa chính: Tốt hơn hết là bạn nên ăn uống thường xuyên từ 4-6 bữa nhỏ thay vì 2-3 bữa chính.
- Nếu bạn bị chứng ợ nóng hàng ngày, hãy thử nằm trên một chiếc ghế kê cao đầu, nằm ghé sang bên trái một chút.
- Khi bạn cúi xuống, cố gắng ngồi từ từ bằng đầu gối chứ không phải đột ngột cúi đầu xuống.
- Tránh ăn uống cùng một lúc
- Tránh ăn các thực phẩm nhiều chất béo, gia vị cay vì chúng có thể khiến triệu chứng ợ nóng nghiêm trọng hơn.
- Loại bỏ bất cứ loại thực phẩm nào khiến bạn bị ợ nóng. Bạn nên theo dõi để biết đó chính xác là những thực phẩm nào.
- Cà phê và trà có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, vì vậy bạn nên lựa chọn trà thảo dược thay vì những đồ uống trên.
- Nhai kẹo cao su có thể kích thích nước bọt, giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm chứng ợ nóng.
- Tránh mặc quần áo quá bó sát khiến bạn cảm thấy khó chịu.
2. Chứng đau lưng
Thai nhi tiếp tục phát triển và cân nặng ngày một tăng lên, đó chính là lí do khiến bạn phải dựa lưng thường xuyên. Áp lực lên các dây chằng và các múi cơ ở phần lưng gần hông bạn khiến bạn bị đau lưng thường xuyên.
Cách khắc phục
- Nhớ đi thẳng lưng và tránh đi lắc lư quá nhiều.
- Nghỉ ngơi trong ngày và thỉnh thoảng cho lưng của bạn được thư giãn.
- Mang giầy thấp, đế bằng.
- Đặt một chiếc gối nhỏ hoặc một cái khăn mặt được cuộn tròn đằng sau lưng khi bạn ngồi hoặc lái xe.
- Không mang vác vật quá nặng và luôn luôn khuỵu chân xuống giúp lưng bạn thẳng rồi mới nhấc đồ lên.
- Khi bạn ra khỏi giường vào buổi tối, bạn nên nghiêng mình về một phía rồi mới ngồi dậy, không nên ngồi thẳng trực tiếp khi bạn đang nằm.
3. Táo bón
Táo bón là một trong những chướng ngại chung của thai kì. Sự thay đổi hormone ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bạn. Khi bị táo bón kéo dài bạn rất dễ dẫn tới bị trĩ. Trĩ khiến việc đi tiêu đau đớn, ra máu và vô cùng khó chịu.
Cách khắc phục
- Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ cao.
- Uống nhiều nước và có thể uống một tách cà phê được lọc hết chất caffein vào buổi sáng để kích thích tiêu hóa của bạn.
- Không dùng thuốc xổ và thuốc nhuận tràng.
- Luôn thảo luận với bác sĩ trước khi uống thuốc hoặc có thực hiện biện pháp trị táo bón và bệnh trĩ.
4. Phù nề
Phần lớn những phụ nữ mang thai thường bị sưng tấy hoặc phù ở chân nhất là trong những tháng nóng. Trọng lượng tăng lên, tuần hoàn chậm đi đặc biệt là phần dưới chân. Nếu bị sưng cả ở mặt và tay thì bạn nên đi khám vì nó có thể liên quan tới chứng tăng huyết áp hoặc chứng ngộ độc máu.
Cách khắc phục
- Nâng chân lên cao mỗi khi có thể, đặt một chiếc gối dưới chân khi bạn nằm.
- Không ngồi vắt chân chữ ngũ.
- Nếu bạn có công việc thường xuyên phải đứng, bạn nên xin vào vị trí khác vì đứng nhiều khiến chân bạn càng bị đau hơn.
- Thường xuyên đi lại hàng ngày.
- Nằm nghiêng về bên trái.
5. Khó thở
Vào cuối thai kì, bạn cảm thấy hơi khó thở. Vào ban đêm bạn còn không tìm được một vị trí thích hợp, thoải mái để nằm vì ở tư thế nào, bạn cũng cảm thấy khó thở.
Cách khắc phục
- Không nên nằm ngửa nhiều. Nên nằm nghiêng về phía bên trái, bạn sẽ thấy thoải mái hơn.
- Dùng một chiếc gối bao quanh bạn hoặc kẹp ở khuỷu chân và đằng sau lưng.
- Đi thật chậm khi lên cầu thang.