Trong thời gian mang thai, rất nhiều bà bầu có ham muốn “chuyện ấy” tăng cao hơn, vì sao lại thế? Dưới đây là những lý giải về thắc mắc trên và còn rất nhiều khám phá thú vị khác về “chuyện ấy” khi mang bầu.
1/ Lượng progesterone và oestrogen tăng cao khi mang bầu, khiến vùng ngực và âm đạo nhạy cảm hơn. Đó là lý do nhiều phụ nữ đạt lên đỉnh nhanh và thường xuyên hơn trong thời kỳ thai nghén.
2/ Nếu bạn ra máu, bị đau, xuất hiện những cơn co bóp sau khi quan hệ, bạn nên đến gặp bác sĩ. Một số trường hợp, ra máu là bình thường; một số trường hợp khác, ra máu cảnh báo nguy cơ polyps tử cung, chuyển dạ sớm…
3/ Những bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây hại cho thai nhi. Chứng bệnh chlamydia, mụn rộp có thể lây nhiễm vào em bé trong quá trình giao hợp, gây chuyển dạ sớm. Nếu bạn mắc một chứng bệnh nào thuộc âm đạo, bạn nên đi khám sớm.
4/ Bạn cũng nên chọn những tư thế quan hệ phù hợp, không gây sức ép lên bụng bầu (hoặc vùng ngực), tránh tạo nguy hiểm cho thai nhi.
5/ Sự lưu thông máu được tăng cường khi mang thai có thể làm vùng kín hơi sưng phù. Điều này cũng không có gì đáng lo ngại.
6/ Nhiều người chồng tiết lộ, ham muốn của họ giảm đi nhiều khi vợ mang thai. Họ luôn lo lắng chuyện ấy sẽ gây hại cho em bé hoặc bản thân người vợ. Do đó, bạn nên tìm cách trao đổi cởi mở với chồng về vấn đề này.
7/ Sau cực khoái, nhiều người mẹ cảm thấy bé không chuyển động trong vòng ít phút. Nguyên nhân là do hormone yêu có ảnh hưởng đến sự co bóp trong dạ con. Nó khiến bé dễ chịu và yên tĩnh trong chốc lát.
8/ Một số thai phụ dễ dàng đạt cực khoái theo kiểu làm “chuyện ấy” trong lúc lơ mơ ngủ.
9/ Chứng ngủ ngáy có thể xuất hiện khi bạn mang bầu, gây phiền toái cho đức lang quân. Khoảng 1/3 bà bầu ngủ ngáy có dấu hiệu mũi bị sưng phù.
10/ Tư thế “giao ban” truyền thống sẽ gây sức ép lên bụng bầu. Thay vào đó, bạn nên gợi ý chồng cùng yêu kiểu úp thìa. Thế yêu phụ nữ bên trên cũng giúp bà bầu an toàn lại dễ dàng điều chỉnh sự “xâm nhập”.
11/ Nếu quan hệ đường hậu môn là sở thích của vợ chồng bạn, bạn vẫn có thể duy trì chuyện này khi mang thai. Tuy nhiên, nếu một trong hai người mắc bệnh trĩ thì bạn nên cai kiểu “yêu” hậu môn.
12/ Bào thai được “cư trú” trong túi nước ối nên ít chịu tác động từ “chuyện ấy” của bố mẹ. Tất nhiên, bạn cũng nên chú ý những tư thế yêu an toàn khi mang thai.
13/ Quan hệ vợ chồng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. “Yêu” vào thời gian cuối thai kỳ sẽ kích thích bầu ngực tiết sữa non. Đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên nhưng nó có thể khiến bạn không thoải mái.
14/ Sang quý II, nếu bạn đột nhiên ham muốn vài lần mỗi đêm thì cũng là điều bình thường. Giai đoạn này, các triệu chứng nghén đã giảm hẳn, bạn cảm thấy mình hấp dẫn, gợi cảm hơn…
15/ Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc quan hệ vợ chồng nếu bạn có tiền sử sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Bác sĩ sẽ khuyên bạn kiêng quan hệ trong một vài giai đoạn hoặc suốt cả thai kỳ.
16/ “Chuyện yêu” còn được biết đến như một thủ thuật kích thích sinh nở khi bạn mang thai quá ngày. Bởi vì tinh trùng chứa một số chất có tác dụng kích thích sự co bóp của dạ con.
17/ Khi bụng bầu lớn hơn, bạn nên chọn những tư thế giao hợp thoải mái mà không gây sức ép lên dạ con. Thử kiểu “yêu” ngồi trong lòng chồng, quay mặt đối diện với anh ấy. Nó sẽ khiến cơ bắp của bạn được thư giãn.
18/ Nhiều phụ nữ giảm ham muốn gối chăn, nhất là trong quý I của thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do thay đổi hormone, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn do nghén.
19/ Quan hệ đường miệng là một gợi ý hay khi bạn mang thai. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, hormone thai nghén có thể làm thay đổi mùi vị vùng kín và khiến đối tác khó thoải mái. (Đọc thêm: Quan hệ bằng miệng có nhiễm HIV không?)
20/ Những bài tập luyện đáy xương chậu khi mang thai sẽ hỗ trợ “chuyện yêu”; đồng thời, nó cũng giúp cho quá trình chuyển dạ dễ dàng và khiến bạn nhanh chóng khôi phục vóc dáng sau sinh…
Câu hỏi khác: