Khi mang thai, ngực của bạn sẽ trải qua rất nhiều thay đổi vì vậy, bạn cần thích nghi với những thay đổi đó và chăm sóc ngực hợp lý. Với những người định nuôi con bằng sữa mẹ thì càng phải đặc biệt chú ý chăm sóc nhiều hơn.
Khoảng thời gian nhạy cảm
Ngực căng, tức thường là dấu hiệu của việc bạn có thai, và bạn sẽ để ý kỹ hơn đến dấu hiệu này nếu thấy kỳ kinh nguyệt đầu tiên bị chậm. Ngay sau khi bạn thụ thai, cơ thể bạn ở cơ chế sẵn sàng chào đón em bé và ngực của bạn ngay từ những ngày đầu đã căng, cứng và to dần ra.
Rửa ngực bằng nước ấm từ vòi sen sẽ làm bạn tránh tổn thương
Nếu làn da của bạn xanh xao, bạn sẽ để ý thấy các tĩnh mạch nổi lên ở bề mặt da ngực, đôi khi bạn thấy đau nhức, các tuyến ở quanh núm vú căng lên.
Đây là những dấu hiệu khá bình thường khi bạn có thai. Các hormone phát triển của tuyến sữa sẽ bắt đầu hình thành một loại sữa được gọi là sữa non. Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy dịch màu trắng này xuất hiện quanh núm vú.
Khi mang thai, ngực của bạn sẽ trải qua rất nhiều thay đổi. (Ảnh minh họa)
Nên sử dụng áo ngực vừa vặn với những kích cỡ mới thay đổi của ngực, tránh mặc áo chật quá, gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
Những thay đổi đột ngột
Trong vài ngày và vài tuần sau khi sinh em bé, ngực của bạn sẽ trải qua những thay đổi rõ rệt để thích nghi với nhu cầu bú sữa của em bé.
3 ngày đầu tiên sau khi sinh, ngực của bạn sẽ tiết ra sữa non – loại sữa có chứa nhiều chất kháng thể, giúp bảo vệ em bé tránh khỏi các loại bệnh tật.
Kiểm soát lượng sữa
Sau khoảng 3 ngày, sữa non sẽ được thay thế bằng loại sữa mẹ bình thường và bạn sẽ cảm nhận thấy ngực nặng và căng đầy như thế nào. Nhiều phụ nữ cảm thấy rất dễ xúc động trong giai đoạn này do hormone tác động lên cơ thể.
Khi núm vú được kích thích do em bé bú, sữa sẽ tự động tràn về mà không hề phụ thuộc vào kích cỡ của ngực. Lượng sữa nhiều hay ít là do hormone và do chế độ ăn uống.
Chăm sóc ngực
Bởi vì bây giờ ngực bạn trở nên nặng nề hơn nên bạn cần dùng áo ngực để nâng đỡ, ngay cả vào buổi tối (nếu bạn không nuôi con bằng sữa mẹ, kích cỡ ngực sẽ quay về giống như trước khi mang thai chỉ trong vài tuần). Dùng thêm miếng lót thấm sữa trong áo ngực để ngăn sữa chảy ra ngoài. Rửa ngực bằng nước ấm dưới vòi hoa sen sẽ giúp rửa sạch sẽ, bạn không cần dùng xà phòng để vệ sinh ngực.
Hiện tượng ứ máu
Trong tuần đầu tiên khi cho con bú, hiện tượng bình thường của ngực là khó động chạm, căng và đau. Bạn càng lâu cho con bú thì ngực càng dễ bị chứng ứ máu, do đó, cần cho con bú thường xuyên hơn. Để giảm hiện tượng này, bạn có thể:
- Ngâm ngực trong nước ấm để xả hết lượng sữa thừa, hoặc dùng khăn ấm làm mềm ngực.
- Để giảm sưng ngực, bạn nên đặt một miếng flanen lạnh lên ngực sau khi cho con bú.
- Dùng tay vắt một lượng sữa nhỏ ra để núm vú mềm hơn và sữa chảy ra dễ hơn.
Đau núm vú
Trong tuần đầu tiên sau khi sinh, núm vú trở nên đặc biệt nhạy cảm, nhất là khi em bé bú mẹ. Lúc trẻ bú mẹ, dòng sữa lập tức chảy ra, nhưng cơn đau sẽ giảm bớt trong vài giây sau đó. Còn nếu vẫn thấy đau, thì nguyên nhân có thể do bạn cho con bú không đúng vị trí. Lúc này hãy:
- Hỏi bác sỹ xem tư thế bạn cho con nằm bú đã thích hợp chưa.
- Không dùng xà phòng để vệ sinh ngực, xà phòng sẽ làm mất đi lớp dầu bôi trơn tự nhiên, khiến ngực dễ bị tổn thương.
- Vắt một vài giọt sữa và để nó khô trên núm vú nhằm giảm cơn đau.
- Thường xuyên thay đổi vị trí bú của em bé.
Hiện tượng tắc ống dẫn
Nguyên nhân gây tắc ống dẫn sữa có thể do quần áo bạn mặc quá chật, hoặc ngực bị ứ máu. Bạn có thể khắc phục bằng cách:
- Mặc áo ngực vừa vặn, phù hợp với kích cỡ ngực.
- Khi cho con bú, cố gắng giúp con bú cho đến khi hết sữa, nhẹ nhàng xoa bóp vùng vú bị đau.
- Ngâm ngực trong nước ấm để giảm cơn đau.
- Vắt một ít sữa bằng tay hoặc bằng dụng cụ lấy sữa.