Ở giai đoạn này, thai nhi phát triển rất nhanh, vì thế cần có đủ nhiệt lượng, protein và vitamin. Lúc này, người mẹ cần cố gắng hấp thu các chất này từ cá, thịt, trứng và chế phẩm từ đậu; rau có màu xanh, vàng; gan động vật… Thức ăn hàng ngày cho thai phụ tháng thứ năm cần đảm bảo: 1,5mg canxi, 3300 đơn vị vitaminA, 6mg betacerofen, 100g vitaminC.
Ở tháng thứ 5, chiều dài của thai nhi khoảng 14 – 16cm, trọng lượng khoảng 240 – 260g. Lúc này, đầu của bé bằng khoảng 1/3 chiều dài của thân; mũi và miệng dần dần rõ rệt; tóc, móng tay bắt dầu mọc. Toàn thân của thai nhi được phủ một lớp lông màu hồng đỏ, thay thế cho lớp trong suốt. Nhịp đập của tim dần tăng lên và mạnh hơn. Bộ xương, cơ thịt từng bước phát triển, tay, chân vận động hoạt bát hơn, người mẹ bắt đầu cảm nhận được các cử động của thai nhi.
Bình thường, thực đơn mỗi ngày trong chu kì mang thai có thể sắp xếp như sau: các loại lương thực từ ngũ cốc, mỗi loại khoảng 200g; trứng gà 2 – 3 quả hoặc chế phẩm từ đậu 100 – 200g; thịt nạc hoặc cá 100 – 200g; sữa bò hoặc đậu nành 250ml; dầu thực vật 30ml; rau xanh 500g; tôm tươi hoặc tôm nõn 5-19g; hoa quả vừa đủ.
Tham khảo cách làm súp chay
- Nguyên liệu: 15g Nấm đông (ngâm nước), 250g khoai tây, 12,5g măng tươi, 12,5g cà rốt, 150ml dầu ăn, muối, giấm, bột gừng, lá rau xanh.
- Cách chế biến: Cho khoai tây, cà rốt đã chín, bỏ vỏ vào xay nhuyễn. Măng thái nhỏ, rau nấm thái sợi. Bắc chảo lên bếp, cho lá rau, nấm đông và măng xào cùng. Cho thêm đường, muối, bột gừng với lượng vừa đủ. Cuối cùng cho giấm vào, bắc xuống và cho ra bát.
- Đặc điểm: Món ăn tươi ngon, bổ dưỡng.
Lưu ý
Thai phụ ở tháng thứ 5, nếu hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng thì sẽ tăng cân nhanh, gây trở ngại cho sự phát triển của thai nhi và có nguy cơ dẫn đến tình trạng sinh khó. Thể trọng lí tưởng ở phụ nữ mang thai là tăng không quá 500g/tháng.