Căng thẳng có thể gây trở ngại cho quá trình thụ thai. Nó cũng dễ tạo thành vòng luẩn quẩn: stress – chậm có thai; càng chậm có thai – càng stress… Học cách thư giãn và chờ đợi tin vui là giải pháp hữu ích cho bạn ở hoàn cảnh này.
Căng thẳng ảnh hưởng đến một phần của bộ não (vùng dưới đồi). Ở đây kiểm soát các kích thích tố để giải phóng trứng ở phụ nữ. Tuyến này cũng quy định mức testosterone của nữ giới.
Nếu căng thẳng quá mức, sự rụng trứng sẽ chậm hơn bình thường hoặc có khi tạm biến mất. Tình trạng này gọi là căng thẳng làm xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt.
Tất nhiên, mỗi người có cách phản ứng với căng thẳng bằng nhiều cách khác nhau. Có người, chu kỳ kinh chỉ bị đảo lộn khi có một chấn thương tâm lý nặng. Có người, một sự thay đổi như thay đổi môi trường kinh doanh, một chuyến đi xa cũng làm chậm quá trình rụng trứng.
Nếu bạn đang căng thẳng, chất nhầy ở cổ tử cung có thể xuất hiện bất thường. Thay vì thấy ướt vùng kín khi gần ngày rụng trứng, bạn sẽ thấy vùng kín khi ướt xen kẽ với lúc khô. Đó là do cơ thể cố gắng rụng trứng nhưng căng thẳng lại làm trì hoãn nó.
Căng thẳng gây rụng trứng không đều vẫn khiến bạn có cơ hội thụ thai. Miễn là bạn quan hệ đều đặn 2-3 ngày một lần trong suốt một chu kỳ của bạn.
Cố gắng thay đổi cuộc sống để bạn cảm thấy thoải mái hơn. Ăn uống lành mạnh, tập thể dục và yoga (hoặc thiền) giúp làm giảm căng thẳng. Có thể bạn cần một kỳ nghỉ với chồng của bạn để giúp thụ thai thành công.
Nếu vẫn không có kết quả sau một thời gian nỗ lực, bạn cần tìm trợ giúp. Hãy tìm kiếm lời khuyên từ một bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu lý do cơ thể không rụng trứng. Bạn có thể cần phải dùng một loại thuốc hỗ trợ sinh sản như clomiphene để giúp lấy lại ngày rụng trứng.
theo suckhoesinhsan