Người phụ nữ thường vào thời kỳ trước và sau khi tắt kinh xuất hiện một số triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ra mồ hôi, nóng trong người, mặt đỏ, bứt rứt trong người, cảm giác chân tay tê hoặc kiến bò ngoài da, hồi hộp hay quên, kinh nguyệt không đều, tóc hay bị rụng…
Thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Thời gian tiền mãn kinh trung bình là vào khoảng 4 năm, nhưng đối với một số phụ nữ, giai đoạn này có thể chỉ kéo dài một vài tháng hoặc tiếp tục trong khoảng thời gian dài hơn đến khoảng 10 năm. Thời kỳ tiền mãn kinh kết thúc khi người phụ nữ trải qua 12 tháng mà không có kinh nguyệt và bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn kinh.
Triệu chứng tiền mãn kinh
Khi đến tuổi mãn kinh, chị em thường gặp phải những triệu chứng lâm sàng như:
- Rối loạn kinh nguyệt: Bắt đầu kinh đến sớm muộn thất thường, lượng ít, hoặc nhiều có khi rất nhiều (băng huyết) hoặc ngưng đột ngột.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Nóng sốt, bừng bừng đỏ mặt, ra mồ hôi, hoa mắt, ù tai, nóng nảy, dễ tức giận hoặc lo nghĩ trầm cảm, lưng gối đau mỏi, đau đầu, họng khô nóng, miệng khô, nôn, buồn nôn, hồi h ộp, mất ngủ, hay quên, tư tưởng khó tập trung hoặc chân tay tê rần, cảm giác kiến bò.
- Rối loạn chuyển hoá: Cơ thể mập ra, lên cân hoặc phù, tiêu chảy.
- Vú mềm: Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sự thay đổi của các nồng độ estrogen làm cho các bộ phận sinh dục trên cơ thể của người nữ giới cũng bị tác động và giảm mất chức năng. Đặc biệt ở vùng mô vú, âm đạo… khiến nhão xệ và giảm đàn hồi hơn.
- Tăng cân: Theo một nghiên cứu khi lượng estrogen bị giảm thấp thì cơ thể có xu hướng ăn nhiều hơn và ít hoạt động thể chất hơn. Việc lượng estrogen giảm cũng làm nguyên nhân dẫn đến tốc độ trao đổi chất giảm là một trong những nguyên nhân gây tăng cân đối với phụ nữ tiền mãn kinh.
- Tóc bị rụng nhiều: Bước vào giai đoạn này, ở một số chị em có thể rất dễ nhận thấy hiện tượng rụng tóc, tóc trở nên khô và giòn hơn (xem thêm: tóc rụng quá nhiều là bệnh gì?)
- Đau đầu: Trong giai đoạn của tiền mãn kinh, nhiều chị em có thể cảm thấy đau nhức đầu nhiều hơn. Những cơn đau có thể kéo dài hoặc ngắn, gây ra nhiều bất lợi trong cuộc sống của chị em.
- Giảm ham muốn tình dục: Khi phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh ít nhiều đều có sự thay đổi khiến cuộc sống bị đảo lộn. Đồng thời sự thay đổi về tâm lý, thay đổi về yếu tố nội tiết tố là những nguyên nhân dẫn đến giảm ham muốn tình dục ở chị em.
- Khó tập trung: Biểu hiện của sự khó tập trung như mất định hướng, không thể tập trung tốt vào giải quyết được một công việc mà hay suy nghĩ hoặc lo lắng các vấn đề xung quanh.
- Giảm trí nhớ: Khi người phụ nữ bước vào độ tuổi từ 40, 50 trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thì nồng độ hormone bị giảm mạnh. Điều này gây ra sự mất cân bằng và suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến sự tập trung và thay đổi việc lưu giữ và thu thập thông tin gặp khó khăn hơn.
- Đau xương khớp bao gồm: đau khớp, cơ bắp và dây chằng. Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh.
- Nóng bừng: Hiện tượng nóng bừng hay còn gọi là bốc hỏa thường xuyên xảy ra ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Là những cảm giác đột nhiên bị nóng bừng ở các phần mặt và trên toàn cơ thể một cách bất thường, kéo dài từ 3 đến 5 phút sau đó giảm dần.
- Đổ mồ hôi đêm: Có nhiều chị em thường gặp các cơn bốc hỏa vào ban ngày, tuy nhiên nhiều chị em cơn bốc hỏa lại đến chủ yếu vào ban đêm, khiến họ thức dậy cảm thấy nóng và ướt đẫm mồ hôi.
- Lo lắng hoặc cáu kỉnh: Nhiều chị em thường cảm thấy không thoải mái, căng thẳng do sức khỏe và tinh thần thay đổi thất thường. Sự thay đổi này một phần là do đối diện với hội chứng tiền mãn kinh khiến không ít chị em có thể chấp nhận được. Mặt khác là do những sự thay đổi ở bên trong cơ thể là sự suy giảm nội tiết tố dẫn đến thay đổi tâm trạng ở chị em.
- Mất ngủ: Giai đoạn tiền mãn kinh có thể khiến bạn bị mất ngủ hoặc phải thức dậy nhiều lần trong đêm. Nguyên nhân là do sự suy giảm của 2 nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm, bên cạnh đó là những cơn bốc hỏa đổ mồ hôi thường xuyên vào ban đêm khiến giấc ngủ của bạn trở nên khó khăn hơn.
- Khô âm đạo: Thông thường các loại hormone estrogen là nội tiết chịu trách nhiệm chính sản xuất ra các chất dịch nhầy bôi trơn và làm ẩm ướt vùng âm đạo. Tuy nhiên đến tuổi tiền mãn kinh, nồng độ estrogen bị giảm dần làm cho âm đạo không tiết hoặc tiết ít nhầy dẫn đến độ ẩm của âm đạo không đủ, gây ra cảm giác đau và rát.
- Da mặt, da tay khô: Khi phụ nữ chưa bước vào độ tuổi tiền mãn kinh thì lượng hormone nữ tiết ra vẫn đủ đảm bảo duy trì cho một làn da khỏe mạnh. Nhưng khi chị em bắt đầu chuyển sang giai đoạn tiền mãn kinh thì nồng độ estrogen giảm, lượng nước và lượng collagen cũng bị giảm dẫn đến da mặt, da tay bị khô.
- Đi tiểu thường xuyên: hay không kiểm soát tiểu tiện đặc biệt khi hắt hơi, cười đều có thể dẫn đến tiểu tiện ngay. Điều này được giải thích là do bàng quang của chị em khi bước vào giai đoạn này bị giảm chức năng nên các hoạt động co bóp được diễn ra không theo ý muốn.
Làm thế nào để chẩn đoán tiền mãn kinh
Thông thường để chẩn đoán hội chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ thì các bác sĩ dựa trên các triệu chứng như: hiện tượng tắc kinh, kinh nguyệt không đều, các thay đổi về hình dáng hoặc tâm sinh lý bên trong của chị em có các dấu hiệu như bốc hỏa, vã mồ hôi, mặt nóng bừng, mất ngủ, lo âu hoặc trầm cảm…
Ngoài ra, các bác sĩ có thể chẩn đoán giai đoạn tiền mãn kinh bằng phương pháp khác xét nghiệm nồng độ estrogen trên cơ thể nữ giới thông qua các cách như định lượng estrogen máu, định lượng Progesterol máu, định lượng FSH, LH máu hoặc siêu âm phụ khoa.
Các cách làm giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Đối với nhiều chị em khi bước vào giai đoạn này sẽ gặp phải những cú sốc tinh thần khá nặng nề và hoang mang. Để cải thiện những triệu chứng khó chịu này gây ra họ đã tìm đến với các phương pháp điều trị bằng cách uống cá loại thuốc tránh thai nhằm giảm các cơn bốc hỏa do hội chứng tiền mãn kinh gây ra. Một số chị em dùng phương pháp điều trị hocmone trực tiếp… tuy nhiên những phương pháp này về lâu dài sẽ không phải là phương pháp hữu hiệu nhất. Mà thay vào đó, chị em cần thực hiện thay đổi những thói quen sinh hoạt để cải thiện sức khỏe và đẩy lùi các triệu chứng của tiền mãn kinh gây ra nhanh hơn như:
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống và lối sống có thể không phải là liều thuốc chữa bệnh hữu hiệu nhất nhưng nếu chúng ta biết thực hiện đúng cách và phù hợp sẽ giúp cải thiện được tình trạng chất lượng trong cuốc sống. Về chế độ ăn uống để giúp cải thiện làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh bạn cần bổ sung vào chế độ ăn uống của mình thêm các chất như: chất đạm, axit béo omega-3, chất xơ, canxi.
- Chất đạm: Thời kỳ mãn kinh là thời kỳ cơ thể của người phụ nữ phải trải qua nhiều sự thay đổi. Vì những sự thay đổi đó, cơ thể phải sử dụng thêm các chất dinh dưỡng nhất định cho nên bạn phải cần bổ sung thêm các chất protein cần thiết để giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể.
Các loại thực phẩm giúp bổ sung protein tự nhiên như: các loại thịt và cá, tôm, bạch tuộc, khô bò, các loại đậu, yến mạch, sữa đậu nành, các loại rau bông cải xanh, măng tây, nấm, …
- Axit béo omega-3: Axit béo omega-3 có liên quan đến việc giảm viêm, cũng như cải thiện tâm trạng trầm cảm, lo lắng… là một trong những triệu chứng mà nhiều phụ nữ thường gặp phải trong thời kỳ tiền mãn kinh. Ngoài ra, bổ sung axit béo Omega-3 cũng giúp phụ nữ tiền mãn kinh có mái tóc dài nhanh, mềm mượt và giảm khô xơ, gãy rụng.
Các loại thực phẩm: Các loại cá hồi, cá trích, cá mòi; các loại dầu đậu nành và dầu hạt cải; quả óc chó; các loại rau có màu xanh đậm.
- Chất xơ: Theo một số chuyên gia bạn nên cần ăn ít nhất khoảng 21gram chất xơ mỗi ngày. Các loại trái cây và rau quả là một trong những thực phẩm cung cấp lượng chất xơ cao cho cơ thể. Đặc biệt chất xơ cũng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lão hõa, giảm các triệu chứng căng thẳng, lo âu cho chị em trong giai đoạn tiền mãn kinh.
- Canxi: Khi độ tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương của bạn càng tăng lên. Để giữ sức khỏe xương của bạn trong tầm kiểm soát, hãy tăng lượng canxi lên khoảng 1.200 miligam mỗi ngày. Ngoài lượng Canxi thì vì lượng vitamin D cũng rất cần thiết và quan trọng cho xương trong giai đoạn này.
Các loại thực phẩm giàu canxi tốt cho sức khỏe: phô mai, sữa chua, cá mòi, cải xoăn, đậu bắp, hạnh nhân…
Thay đổi thói quen
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, bạn cũng cần thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt để giúp giữ gìn sức khỏe và giảm các triệu chứng như:
Bỏ hút thuốc lá, rượu bia và các thực phẩm chứa các chất kích thích hoặc chất cồn gây ảnh hưởng không tốt tới sức cũng như sinh lý của chị em.
- Ngủ đủ giấc và cố gắng sắp xếp giấc ngủ theo thời gian đồng hồ sinh học cố định.
- Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp
- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
- Ăn nhiều protein, axit béo omega-3, chất xơ và canxi
- Hạn chế các chất béo bão hòa, các loại thực phẩm cay chứa nhiều chất bảo quản và đường.
- Gặp các Bác sĩ tư vấn về các vấn đề liên quan đến tâm lý
Bổ sung sản phẩm Maxxhair
Viên uống Maxxhair là sản phẩm chăm sóc sức khỏe mái tóc từ bên trong được hàng triệu phụ nữ Việt tin dùng. Viên uống Maxxhair với thành phần gồm hoạt chất POLYKATIV chiết xuất từ mầm lúa gạo Nhật Bản được chứng minh có tác dụng gần tương đương với thuốc trị rụng tóc Minoxidil giúp hỗ trợ giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc hiệu quả cho phụ nữ nói chung và phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh nói riêng.
Ngoài ra, Maxxhair cũng chứa thành phần kẽm, L’arginin, vitamin B, Biotin, bột nấm tai mèo, Hà thủ ô đỏ đều là các hoạt chất có lợi giúp trị rụng tóc và bổ sung dinh dưỡng kích thích mọc tóc nhanh dài từ bên trong hiệu quả.
Để tìm nhà thuốc Maxxhair chính hãng mời bấm Ở ĐÂY
Trên đây là những thông tin chia sẻ về các phương pháp giúp làm giảm triệu chứng tiền mãn kinh. Hy vọng với những thông tin trên giúp chị em vượt qua thời kỳ tiền mãn kinh một cách thoải mái và nhẹ nhàng nhất. Chúc chị em sức khỏe và hạnh phúc!
Theo suckhoesinhsan