Chụp X–quang là biện pháp khám bệnh rất quan trọng, nhờ chụp X–quang mà bác sĩ có thể đưa ra được chẩn đoán về hình thái và vị trí của bệnh. Song, chụp X–quang lại vô cùng nguy hiểm đối với thai nhi khi ở vào giai đoạn tế bào phát triển mạnh, tia X–quang có thể làm nhiễm sắc thể tế bào biến dạng, nếu nặng còn dẫn tới tử vong.
nên có sự tư vấn của bác sĩ nếu phải chụp x-quang khi mang thai
Ảnh hưởng của tia x–quang với thai nhi
- Giai đoạn đầu của thai kỳ (ba tháng đầu): các cơ quan của phôi thai đang có những diễn biến khác nhau nên rất mẫn cảm với tia phóng xạ, rất dễ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, hoặc gây ra các loại dị hình.
- Ở giai đoạn giữa của thai kỳ: các cơ quan của thai nhi về cơ bản đã hình thành, những dị tật có thể nhìn thấy bằng mắt thường do tia phóng xạ gây ra rất ít, song lúc này, hệ thống sinh sản, răng và hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi phát triển tương đối nhanh, nếu bị ảnh hưởng tia X, có thể gây trở ngại cho các chức năng, sinh trưởng ngừng trệ hoặc trí não kém.
- Ở giai đoạn cuối thai kì (từ tháng thứ 7 trở đi): lúc này thai nhi đã lớn, tia X – quang với liều lượng nhỏ thì ít làm tổn thương đến thai nhi.
Ảnh hưởng từ thuốc tạo ảnh sử dụng khi chụp X – quang
Có một số thuốc tạo ảnh chứa Iôt và Iôt có thể di chuyển vào trong cơ thể thai nhi, gây trở ngại cho chức năng tuyến giáp trạng, khiến tuyến giáp trạng phình to. Sau khi trẻ sinh ra, có thể lại xuất hiện tình trạng cơ năng tuyến giáp trạng mang tính kế phát tăng. Một số thuốc trợ giúp tạo ảnh nào đó có thể dẫn tới sảy thai, đẻ non, gây rối loạn chất điện giải của phụ nữ mang thai hoặc thai nhi, do vậy khi mang thai, bà bầu không nên sử dụng chụp X-quang.
Bạn cần làm gì nếu bắt buộc phải chụp X-quang?
- Khi đi khám bệnh, bạn cần phải nói rõ với bác sĩ về tình trạng mang thai của mình để bác sĩ có thể có những hình thức khám thay thế dùng X-quang. Nếu bệnh của bạn bắt buộc phải chẩn đoán bằng X-quang thì bạn nên suy nghĩ thận trọng, có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc có thể lùi thời gian chụp lại đến càng cuối thai kỳ thì mức độ nguy hiểm với thai nhi càng giảm.
- Khi chụp X-quang, bạn có thể yêu cầu bác sĩ chú ý vị trí tia chụp, cố gắng tránh chiếu vào vùng bụng.
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã chiếu chụp X-quang thì tạm thời không nên mang thai trong vòng 3 tháng sau khi chụp.
- Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nếu bạn đã chụp X-quang thì bạn nên thường xuyên kiểm tra thai kỳ và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ.