Theo quy định của Bộ Y Tế, một thai kỳ, người mẹ phải được khám thai ít nhất 03 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên nếu khám đầy đủ thì phải là 07 lần đối với một thai kỳ bình thường. Những trường hợp thai kỳ có vấn đề như ra huyết, sinh non, thai suy dinh dưỡng, ối ít, mẹ có bệnh lý… sẽ có lịch khám thai tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Khám thai định kỳ rất quan trọng đối với bà bầu. Khám thai không chỉ giúp bác sĩ nắm vững thông tin sức khỏe của mẹ và bé mà còn bổ sung các điều cần thiết cho mẹ trong quá trình dưỡng thai, chuẩn bị “mẹ tròn con vuông”.
Lịch khám thai cụ thể:
- 3 tháng đầu khám thai 1 lần
- 3 tháng giữa khám thai 1 lần
- Tháng thứ 7, 8 mỗi tháng khám 1 lần
- Tháng thứ 9: 2 tuần khám 1 lần
- 1 tuần cuối trước khi sanh khám 1 lần
Kiểm tra định kì
- Trọng lượng: Trọng lượng tạm thời giảm trong giai đoạn đầu của thai kì do thai phụ bị ốm nghén, nhưng sau đó, trọng lượng tăng dần tới 10 kg ở cuối giai đoạn thai kì. Nếu trọng lượng tăng đột ngột có thể dẫn đến tăng huyết áp.
- Huyết áp: Thai phụ nên được phát hiện bệnh tăng huyết áp càng sớm càng tốt. Khi chức năng thận giảm áp huyết sẽ tăng.
- Protein trong nước tiểu và bệnh đái đường: Nếu kết quả xét nghiệm protein có trong nước tiểu là dương tính, rất có thể thai phụ bị tăng huyết áp. Và nếu thai phụ mắc bệnh đái đường, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và có thể bị băng huyết sau khi sinh
- Đo vòng bụng: Trong vòng 13, 14 đầu tuần của thai kì, bác sĩ đo từ khung xương chậu đến đầu dạ con thai phụ và theo dõi sự phát triển của em bé dựa vào những thay đổi của dạ con của người mẹ. Kích cỡ bụng mỗi người khác nhau nhưng nếu bụng quá to, thai phụ nên đi khám thai thường xuyên hơn.
Ngoài ra, các bà mẹ cũng tự theo dõi cử động thai, mỗi ngày đếm số cử động thai nhi sau các bữa ăn trong 30 phút (3 lần/ngày). Khi thai nhi ngủ thường không có cử động thai. Thời gian ngủ thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.